Theo tiến sĩ Sonia Ancoli-Israel đến từ Đại học California San Diego, có khoảng 50% người lớn tuổi gặp khó khăn khi ngủ. Chất lượng giấc ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh nghiêm trọng và cái chết.
Có nhiều chứng rối loạn hay những vấn đề về giấc ngủ mà người lớn tuổi thường mắc phải khiến họ chịu đựng sự mất ngủ. Vấn đề này cũng xảy ra đối với những người trẻ tuổi. Các vấn đề về rối loạn thường xảy ra ở thời điểm sớm của tuổi trưởng thành, tiếp tục trở nên trầm trọng hơn khi lớn tuổi, phần nhiều là do lối sống, lão hóa và bệnh tật. Dưới đây là một số rối loạn giấc ngủ thường hay xảy ra đối với người lớn tuổi:
Nội dung chính
Những vấn đề về giấc ngủ phổ biến mà người lớn tuổi hay gặp phải
Chứng mất ngủ, khó vào giấc
Được định nghĩa là việc khó ngủ hoặc khó vào giấc, thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Đối với một số bệnh nhân, mất ngủ là do tác dụng phụ của thuốc (mất ngủ thứ phát) trong quá trình điều trị. Trong trường hợp không có yếu tố gây bệnh, nó được gọi là chứng mất ngủ nguyên phát.
Ngừng thở lúc ngủ
Là một chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp trên. Ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường thông khí bị tắc nghẽn hoặc suy nhược trong khi ngủ. Là một loại rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến việc gián đoạn giấc ngủ, khiến chất lượng giấc ngủ tệ đi, thậm chí làm biến mất chu kỳ giấc ngủ REM. Triệu chứng này thường phổ biến hơn đối với những người lớn tuổi, nhất là những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày.
Rối loạn vận động
Triệu chứng này cũng thường xuất hiện ở những người lớn tuổi. Một số rối loạn vận động có khả năng chữa trị cao. Việc giảm sự nhanh nhẹn do tuổi tác là một quá trình lão hóa tự nhiên nên việc chẩn đoán bệnh ở những người lớn tuổi là một thách thức. Khá nhiều rối loạn vận động có đặc tính giống những người bệnh Parkinson thường mắc phải, trong đó có triệu chứng run rẩy và cứng cơ bắp.
Dù đang ở tuổi nào, nếu bạn có những triệu chứng tương tự, hãy gặp bác sĩ để nhận sự hỗ trợ. Bác sĩ có thể giúp bạn giải quyết rắc rối, đem tới giấc ngủ có chất lượng tốt hơn, từ đó giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Sự thay đổi trong nhịp sinh học
Cả chất lượng lẫn số lượng của sự nghỉ ngơi đều phụ thuộc vào cách chúng ta ngủ. Khi cơ thể lão hóa, quá trình nhận thức và những gì diễn ra trong vô thức cũng sẽ dần thay đổi. Những thay đổi trong giấc ngủ thường có nhiều nguyên nhân và có thể trở nên trầm trọng hơn nếu có sự xuất hiện của các hội chứng rối loạn giấc ngủ như đã đề cập ở những phần trên.
Những người lớn tuổi có lẽ phải đối mặt với sự thay đổi cả tự nhiên lẫn không tự nhiên, điều đó gây ảnh hưởng tới nhịp sinh học trong cơ thể họ. Khi so sánh với những người trẻ, trong suốt những giờ nghỉ ngơi những người lớn tuổi thường phải đối mặt với những vấn đề như: giấc ngủ chập chờn, ít thời gian ngủ sâu và thường dậy sớm vào buổi sáng.
Tại sao chuyện này lại xảy ra? Giấc ngủ của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thói quen trong lịch sinh học hằng ngày, tất nhiên bao gồm cả sự lão hóa. Những người từ 65 tuổi trở lên thường đi ngủ sớm và thức dậy lúc nửa đêm vì những lý do khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem qua một vài nguyên nhân thường xảy ra dẫn đến sự gián đoạn giấc ngủ ở người lớn tuổi:
Sự hoạt động của não bộ
Bên trong não của chúng ta có những khu vực điều khiển “ngủ” và “thức” còn được gọi là công tắc “flip-flop”.
Vùng dưới đồi (hypothalamus) nằm gần não giữa có một vùng sản sinh ra một chất ức chế giấc ngủ gọi là neuropeptide galanin. Thân não (brainstem) và não giữa (midbrain) đóng vai trò thúc đẩy sự tỉnh táo. Cả hai khu vực này đều nhận neuropeptide galanin từ vùng dưới đồi (hypothalamus) để thúc đẩy cơn buồn ngủ.
Khi cơ thể lão hóa, số lượng galanin từ vùng đồi dưới (hypothalamus) giảm một cách đáng kể, dẫn đến việc não giữa (midbrain) và thân não (brainstem) thường trong trạng thái tỉnh táo, chính điều này làm giảm “áp lực ngủ” lên não và cơ thể. Theo một nghiên cứu từ đại học California, Berkeley giải thích rằng: “Số lượng galanin trong vùng thị trước của vùng dưới đồi (hypothalamus) đã giảm một cách đáng kể theo tuổi tác, và mức nghiêm trọng của việc mất đi những tế bào này đã dẫn đến những gián đoạn giấc ngủ quan trọng của người lớn tuổi qua các thí nghiệm giải phẫu tử thi.
Nói một cách đơn giản hơn, khi những người trưởng thành dần lớn tuổi hơn, áp lực ngủ sẽ giảm dần vì một vài bộ phận trong não gặp thất bại trong việc gửi những tín hiệu cần thiết để tạo ra giấc ngủ.
Chứng tiểu đêm
Những người lớn tuổi thường cảm thấy phải thức dậy để đi vệ sinh nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu của bệnh tiểu đêm. Viện nghiên cứu quốc tế về lão hóa đã chỉ ra rằng: “Khi già đi, bàng quang con người cũng thay đổi. Các mô bàng quang sẽ cứng lại và ít co giãn hơn. Một bàng quang ít co giãn không thể giữ được lượng nước tiểu nhiều như trước đây sẽ khiến chúng ta phải vào nhà vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, bàng quang và cơ sàn chậu có thể bị yếu đi khiến khả năng làm trống và sạch hoàn toàn bàng quang trở nên khó khăn hơn, khiến nước tiểu thường xuyên bị rỉ ra.
Để hạn chế tình trạng tiểu đêm, hãy đảm bảo mình đã đi vệ sinh trước khi ngủ và để ý lượng nước nạp vào cơ thể buổi tối.
Sản xuất Melatonin
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta già đi thì cơ thể cũng bắt đầu giảm quá trình sản xuất Melatonin. Tuy nhiên, một báo cáo khác được thực hiện 13 năm sau của trường Y thuộc Harvard đã nói rằng quá trình sản xuất Melatonin sẽ không giảm ở những người lão hóa khỏe mạnh.
Trạng thái cộng sinh
Chúng ta thường được khuyên nên ngủ từ 7 tới 8 tiếng mỗi ngày. Không ngủ đủ sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trên thực tế, có mối liên hệ giữa số lượng lẫn chất lượng của những giấc ngủ và những nguyên nhân gây ra chúng. Việc xác định cái nào đến trước cái nào đến sau cũng khá khó khăn vì chúng có mối quan hệ cộng sinh. Ví dụ, chúng ta có thể sẽ khó mà kết luận được rằng, vì lo lắng nên cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ hay vì nghỉ ngơi không đầy đủ nên đã tạo ra tâm lý lo lắng.
Tình trạng thiếu ngủ thường xảy ra ở người lớn, vì họ dễ mắc bệnh và dễ mệt mỏi hơn. Tuy nhiên nếu là người người lớn khỏe mạnh thì lão hóa không phải là tác nhân chính gây ra ảnh hưởng xấu đến số lượng lẫn chất lượng giấc ngủ.
Sức khỏe tinh thần
Người lớn có nguy cơ bị trầm cảm do một số nguyên nhân sau: mất đi bạn đời, nghỉ hưu, cách biệt xã hội, những căn bệnh và chứng mất trí nhớ. Các vấn đề về sức khỏe tinh thần vừa nêu có liên quan mật thiết đến các vấn đề về sức khỏe giấc ngủ. Ở đây, mất ngủ có thể là một triệu chứng báo hiệu cho các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Bệnh về tim hoặc máu
Mặc dù ảnh hưởng của việc thiếu ngủ lên các cơ quan nội tạng của chúng ta vẫn còn chưa được chứng thực nhưng những nghiên cứu về dịch tễ gần đây đã tiết lộ mối quan hệ giữa việc thiếu ngủ và chứng tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đái tháo đường.
Ung thư
Những nghiên cứu đã cho thấy việc nghỉ ngơi nhiều hơn khi mắc bệnh ung thư sẽ làm tăng cơ hội sống sót. Vì vậy, sự ngắt quãng giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy thế, giấc ngủ & bệnh ung thư lại có sự liên quan tới nhau bởi để có được một giấc ngủ ngon trong khoảng thời gian điều trị ung thư là rất khó.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh thường gặp về đường tiêu hóa ở các bệnh nhân lớn tuổi. Nó xuất hiện phổ biến toàn thế giới với tỷ lệ từ khoảng 10%-20% ở các nước phương Tây. Theo thống kê, bệnh trào ngược dạ dày đã ảnh hướng tới 18,6 triệu người tại Mỹ.
Hoạt động thể chất
Người lớn tuổi thường ít rèn luyện cơ thể hơn là những người trẻ. Một nghiên cứu của trường đại học Pennsylvania đã chứng minh rằng việc ít rèn luyện cơ thể có ảnh hưởng xấu đến thời gian nghỉ ngơi ban đêm. Đây cũng là một trong những vấn đề về giấc ngủ cần được người lớn tuổi quan tâm. Nghiên cứu này cùng với những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc tăng cường các hoạt động thể dục thường xuyên có thể mang lại ảnh hưởng tích cực đến việc nghỉ ngơi ban đêm ở người lớn tuổi.
Ở một mình không con cái
Độ tuổi trung bình mà bố mẹ để đứa con cuối cùng dọn ra ngoài tự lập thường rơi vào tầm 49 tuổi. Lúc này, những người lớn tuổi không có con sống chung sẽ không phải giải quyết các vấn đề về chăm sóc con cái như khi họ còn trẻ, ví dụ phải dỗ con đi ngủ rồi mới dành thời gian nghỉ ngơi riêng cho bản thân.
Nghỉ hưu
Dựa theo một nghiên cứu vào năm 2017 có tên là Federal Reserve của Mỹ, có ¾ những người lớn nghỉ hưu rơi vào độ tuổi từ 58 tới 64, nghĩa là những người lớn tuổi thường không phải lo lắng về vấn đề công việc. Một báo cáo khác lại cho rằng có tới 24% người lớn đem công việc về nhà làm trong tuần và số lượng những người lớn đi làm thường dành trung bình 4,5 tiếng mỗi tuần để làm việc tại nhà. Do phải làm thêm giờ tại nhà như vậy, thời lượng giấc ngủ của họ đã bị ảnh hưởng.