Vì sao giấc ngủ quan trọng khi cơ thể dần lão hóa

Khoa học giấc ngủ

Lão hóa & giấc ngủ: Giữa nam & nữ, giấc ngủ có khác nhau khi lão hóa? 

Giang Gina
28/02/2020

Mối quan hệ giữa mất ngủ, mất trí nhớ và sự suy yếu trong sức khỏe luôn là chủ đề đáng báo động. Các nhà khoa học và các bác sĩ ngày càng hiểu rõ những ảnh hưởng của sức khỏe giấc ngủ lên quá trình lão hóa, vì vậy theo thời gian họ đưa ra nhiều lời khuyên hơn về các cách chống lại cơn bệnh dịch giấc ngủ đang ngày càng ảnh hưởng nặng nề tới xã hội hiện đại.

Mối liên hệ của giấc ngủ đến sự thay đổi & trí nhớ

Ngủ đủ giấc chắc chắn sẽ giúp bạn đón một ngày mới năng động. Việc nghỉ ngơi giúp cơ thể nạp năng lượng, khiến đầu óc thoải mái, và vì thế khả năng giải quyết những công việc nơi công sở sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi ấy chúng ta cũng sẽ tự tin hơn để mời người mình đang để ý một buổi hẹn hò. 

Ở chiều ngược lại, nếu cơ thể không được ngủ đủ giấc sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực. Cơ thể sẽ uể oải cả ngày, mất sự nhạy bén khi phải xử lý công việc, trí não trở nên “cá vàng” dẫn tới việc hay quên những điều cần làm, cố chống chọi cơn buồn ngủ và chỉ muốn vùi đầu vào chiếc gối êm ái.

Sự lão hóa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người lớn tuổi một phần là do cơ thể họ có sức khỏe kém
Sự lão hóa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người lớn tuổi một phần là do cơ thể họ có sức khỏe kém

Nếu việc mất ngủ cứ diễn ra liên tục mỗi tối thì sẽ như thế nào?

Liệu chuyện đó sẽ mang đến ảnh hưởng lâu dài?

Không chỉ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, suy giảm sức khỏe tinh thần và hàng chục tình trạng suy giảm sức khỏe khác, ngủ không đủ giấc còn làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer về sau.

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy, não của chúng ta có một hệ thống quản lý chất độc, tương tự như hệ bạch huyết trong cơ thể. Hệ thống này được gọi là glymphatic, nó được kích hoạt trong thời gian chúng ta ngủ giúp thải độc não hiệu quả. Hệ thống glymphatic là chính là hệ thống loại bỏ những thứ không cần thiết trong bộ não. Khi cơ thể ngủ, đặc biệt là trong các giai đoạn non-REM của giấc ngủ, nó xóa bỏ những protein độc hại có tên là tau và beta-amyloid. Những protein này có mối quan hệ với bệnh Alzheimer. Chúng sẽ ngày càng tích tụ nếu chúng ta thường xuyên không được nghỉ ngơi hợp lý. Hay nói một cách khác, nếu chúng ta không có đủ thời gian nghỉ ngơi chất lượng, cơ hội mắc bệnh Alzheimer trở nên rất cao.

Một nghiên cứu khác cho thấy việc mất đi phần chất xám trong não bộ có thể xảy ra bởi thiếu ngủ và nó cũng được xem là một trong những vùng đầu tiên bị hủy hoại bởi bệnh Alzheimer. Khi con người không thể ngủ sâu, những chất độc hại trong não sẽ không được dọn dẹp hoàn toàn và rủi ro mắc bệnh Alzheimer tăng dần. Cũng giống nhiều tình trạng liên quan tới sức khỏe giấc ngủ khác, nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ: liệu có phải mất ngủ làm tăng những chất độc hại cho não, hay chính các chất độc hại có trong não khiến con người không thể nghỉ ngơi đủ.

Những nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang được tiến hành nhưng bằng chứng cho thấy việc ảnh hưởng tới trí nhớ không phải chuyện xảy ra trong một sớm một chiều mà sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai về sau, đặc biệt khi con người trở nên lão hóa. Để tìm hiểu thêm về giấc ngủ liên quan thế nào đến bệnh Alzheimer, vui lòng đọc thêm trong link sau.

Người già thường trằn trọc khi đêm xuống
Người già thường trằn trọc khi đêm xuống

Giữa nam & nữ, giấc ngủ của họ có khác nhau khi lão hóa? 

Lão hóa không phải là nguyên nhân duy nhất ảnh hưởng đến giấc ngủ. Giới tính cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng trong việc xác định cách chúng ta nghỉ ngơi khi cơ thể già đi. 

Nam giới lớn tuổi nhìn chung sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới lớn tuổi. Sự suy yếu trong giai đoạn giấc ngủ non-REM của họ lên tới 50% so với những nam giới trẻ hơn. Sự suy yếu này khiến họ mất đi một lượng chất xám trong não và khiến họ giảm khả năng trao đổi chất trong cơ thể.

Còn đối với nữ giới lớn tuổi, họ hầu như không bị ảnh hưởng trong giai đoạn giấc ngủ non–REM như nữ giới trẻ tuổi. Tuy vậy, không hẳn là họ không bị gì cả. Cả nam giới và nữ giới khi già đi, giai đoạn REM của chu kỳ giấc ngủ ở cả hai đều sẽ giảm. Tuy nhiên khi cả hai cùng chịu ảnh hưởng thì nam giới sẽ lãnh phần nhiều hơn.

Để hiểu thêm về REM và non-REM trong chu kỳ giấc ngủ, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết sau:

Tôi đang thắc mắc, chỉ là một thắc mắc nhỏ thôi nhé! Liệu điều này có phải là nguyên do khiến phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới từ 6 tới 8 năm hay không đây?! Thật ra thì tôi cũng không chắc. Nhưng cũng khá thú vị khi liên tưởng đến điều đó! Còn bạn, bạn nghĩ thế nào?

Nguồn tham khảo: sleepadvisor