Có phải thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư?

Khoa học giấc ngủ

Giấc ngủ & Ung thư (P1): Rối loạn giấc ngủ có thể gây ung thư?

Phương Thảo
21/01/2020

Tôi sẽ không bao giờ quên quãng thời gian khi bố tôi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư hơn mười năm trước. Trong tuần đầu tiên sau khi nhận được tin ông mắc bệnh bạch cầu lympho mãn tính, hầu như chẳng có ai trong gia đình ngủ được. Sau đó mọi người cũng bình tĩnh và trở lại nhịp sinh học bình thường, chỉ riêng cha tôi, chứng mất ngủ và mệt mỏi dần trở thành một cuộc đấu tranh hàng ngày mà ông đã phải đối mặt trong suốt nhiều năm qua. 

Rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi dường như đã trở nên quá phổ biến ở những người đang phải chiến đấu với căn bệnh khủng khiếp này. Theo Viện Ung thư Quốc gia,khoảng ½ đến ⅓  những người mới được chẩn đoán ung thư sẽ gặp khó khăn về giấc ngủ.

  • Có phải thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư?
  • Liệu việc cải thiện giấc ngủ sẽ giúp những người mắc bệnh ung thư phục hồi nhanh hơn?
  • Làm thế nào để những người sống sót sau khi chữa khỏi ung thư cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc ngủ?

Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên, bài viết này chính là thông tin dành cho bạn.

Chúng tôi đã giải mã một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ và ung thư, bao gồm các nguy cơ, các chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến và một số mẹo để cải thiện giấc ngủ dành cho người thiếu ngủ. 

Có phải thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư?
Có phải thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư?

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và ung thư là gì?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về mối liên hệ giữa giấc ngủ và ung thư. Bên cạnh các yếu tố về lối sống như hút thuốc, uống rượu quá nhiều và thiếu tập thể dục được biết sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, một số nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng thiếu ngủ cũng có thể đóng vai trò gây ra những căn bệnh chết người này. Chúng ta cũng biết rằng thiếu ngủ mãn tính có liên quan đến béo phì, tiểu đường và nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác mà từ đó dẫn tới nguy cơ gây ung thư.

Thiếu ngủ mãn tính có thể tàn phá cơ thể và não. Bỏ lỡ 7-8 giờ mỗi đêm có thể dẫn đến các rắc rối về trí nhớ, xử lý suy nghĩ, phán đoán kém, cân nặng thất thường, kháng insulin, giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm và lo âu.

Thông thường, cơ thể trải qua chu kỳ giấc ngủ gồm giấc ngủ nhẹ, sâu và REM (chuyển động mắt nhanh). Mỗi giai đoạn đều quan trọng. Giấc ngủ sâu rất quan trọng đối với việc sửa chữa cơ và mô. Chu trình REM là khi tâm trí xử lý ký ức, giấc mơ và cảm xúc. Bỏ lỡ các giai đoạn này có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất, cảm xúc và nhận thức vì cơ thể không có đủ thời gian để sửa chữa. Tìm hiểu bài viết về các chu kỳ của giấc ngủ tại đây.

Chu kỳ của giấc ngủ
Chu kỳ của giấc ngủ

Bệnh nhân ung thư có nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn và nhiều vấn đề liên quan khác xuất phát từ khía cạnh thể chất và tâm lý. Nằm viện, tác dụng phụ của thuốc điều trị, những cơn đau và nỗi sợ xung quanh chẩn đoán là tất cả các yếu tố có thể gây ra khó ngủ. Ngay cả sau khi bệnh tình thuyên giảm, nhiều người sống sót sau ung thư báo cáo rằng họ phải mất cả một thập kỷ sau đó để chiến đấu liên tục với chứng mất ngủ. 

Có tới 50% thuốc được kê cho bệnh nhân ung thư là thuốc an thần để giúp họ nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Thật không may, sử dụng các thuốc an thần này  kéo dài cũng có thể góp phần vào chính căn bệnh này. Một phân tích tổng hợp gần đây của một số nghiên cứu  cho thấy việc sử dụng thuốc an thần có thể làm tăng nguy cơ ung thư theo thời gian.

Bệnh nhân Ung thư cũng được kê đơn thuốc nhằm giúp họ ngủ ngon hơn
Bệnh nhân Ung thư cũng được kê đơn thuốc nhằm giúp họ ngủ ngon hơn

Sử dụng thuốc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình REM trong chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến sự lú lẫn, tính khí khó chịu và mất tập trung. Tác dụng phụ của thuốc có thể đặc biệt khó khăn đối với hầu hết mọi người, dẫn đến run rẩy, lo lắng, co giật và một tình trạng có thể gây hại khác được gọi là REM liên tục.

Các nguy cơ gây mất ngủ & rối loạn tương tự ở bệnh nhân ung thư bao gồm:

  • Đau đớn
  • Điều trị (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật)
  • Thuốc (steroid, opioids, hóa trị liệu, thuốc chống trầm cảm, v.v…)
  • Các yếu tố gây bệnh (khối u tiết ra steroid, ngứa, giảm sản xuất melatonin, đổ mồ hôi, sốt, v.v.)
  • Tâm lý căng thẳng
  • Môi trường (nhập viện)
  • Trầm cảm & lo lắng
  • Mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi muốn ngủ và nghỉ ngơi khi bị ốm
Cơ thể mệt mỏi muốn ngủ và nghỉ ngơi khi bị ốm

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ung thư?

Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta không biết về rối loạn giấc ngủ và rối loạn liên quan đến ung thư, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên hệ này. Trong khi nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang tiếp tục được thực hiện, một số nghiên cứu khác đã phát hiện việc thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một kiểu thở bị gián đoạn. Khi một người ngủ, họ sẽ ngưng thở vài giây và lặp lại theo chu kỳ. Một nghiên cứu kéo dài hai mươi năm được công bố bởi Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ với 397 người trưởng thành cho thấy những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ từ trung bình đến nặng có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2,5 lần. Một nghiên cứu khác Wisconsin sử dụng dữ liệu kéo dài trong 22 năm với 1.522 bệnh nhân, nghiên cứu chỉ ra những người mắc chứng ngưng thở nặng có tỷ lệ tử vong cao hơn 4,8 lần. Một số nghiên cứu khác đã cho thấy kết quả tương tự, và một nghiên cứu của Canada không tìm thấy mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và ung thư. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tuy nhiên có bằng chứng nhất quán cho thấy tỷ lệ mắc ung thư cao hơn ở người béo phì và chứng ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến béo phì. Chúng ta cần có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung để xác định xem mối liên hệ giữa rối loạn này và ung thư có liên quan đến béo phì hay liệu việc giảm oxy lên não trong giai đoạn ngưng thở khi ngủ bằng cách nào đó có thể làm tăng nguy cơ ung thư hay không?! 

Làm việc ca đêm

Khoảng 20% ​​người Mỹ phải làm việc ca đêm. Nhiều người thích làm việc ca đêm vì nó thoải mái và yên tĩnh hơn hoặc một số công ty trả thêm tiền để người lao động làm việc trong những giờ thất thường này. Bất hạnh thay, nhiều người không biết rằng làm việc ca đêm có thể khiến họ phải trả giá đắt hơn giá trị của đồng lương – làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

27 nhà khoa học từ 16 quốc gia gần đây đã gặp nhau ở Pháp để thảo luận về những phát hiện mới nhất của họ về khả năng gây ung thư của công việc làm ca đêm và báo cáo như sau: Có một bằng chứng mạnh mẽ ở cả người và động vật thí nghiệm cho thấy sự thay đổi trong lịch trình ngày đêm dẫn đến sự thay đổi melatonin trong huyết thanh và các gen sinh học then chốt. Về sự liên quan đến các đặc điểm chính của chất gây ung thư, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng có bằng chứng cơ học mạnh mẽ trong các kết quả thí nghiệm cho thấy các tác động nhất quán dẫn đến sự ức chế miễn dịch, viêm mãn tính và tăng sinh tế bào.

Làm việc đêm khuya quá độ có thể gây chứng rối loạn giấc ngủ
Làm việc đêm khuya quá độ có thể gây chứng rối loạn giấc ngủ

Tóm lại, họ phát hiện ra rằng trong một số mẫu dữ liệu nhất định, làm việc ca đêm là có thể gây ung thư cho con người, dựa trên bằng chứng hiện có về ung thư ở người, bằng chứng đầy đủ về ung thư ở động vật thí nghiệm và bằng chứng cơ học mạnh mẽ trên động vật thí nghiệm.

Làm việc ca đêm thường dẫn đến sự gián đoạn của lịch sinh hoạt bình thường được gọi là nhịp sinh học. Cơ thể con người có một đồng hồ sinh học bên trong phản ứng với ánh sáng và bóng tối, giải phóng các hormone như melatonin để tạo ra cơn buồn  ngủ. Nhịp sinh học cũng kiểm soát nhiều chức năng cơ thể khác bao gồm nhiệt độ cơ thể, sản xuất hormone và chức năng cơ quan. 

Các lịch ngủ bất bình thường trong một khoảng thời gian có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, bao gồm cả rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca. Tình trạng này phổ biến hơn ở những ca làm việc luân phiên hoặc qua đêm. Trong nghiên cứu, rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca đã được chứng minh có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư hạch.

Mất ngủ có mối quan hệ tới sức khỏe của cơ thể
Mất ngủ có mối quan hệ tới sức khỏe của cơ thể

Cho đến nay, các bằng chứng lớn nhất về tác hại gây ung thư của làm việc theo ca đến từ những nghiên cứu về ung thư vú ở phụ nữ, thực hiện chủ yếu trên các y tá thường xuyên làm việc ca đêm. Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo trong thời gian ban đêm sẽ ngăn chặn sự giải phóng melatonin, một loại hormone và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Melatonin có tác dụng gây buồn ngủ nên thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ, hỗ trợ chữa mất ngủ và nhịp sinh học nhưng nó không phải là thuốc ngủ. Thông thường, cơ thể chúng ta tạo ra nhiều melatonin vào ban đêm, thường bắt đầu tăng vào buổi tối khi mặt trời lặn và giảm dần vào buổi sáng khi mặt trời mọc. Trong cơ thể con người, loại hormon này giảm dần theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì hormon này tiết ra càng ít đi. Melatonin giảm cũng làm tăng estrogen, một loại hormone khác có liên quan đến sự phát triển ung thư vú.

Biết cách áp dụng phương pháp giấc ngủ ngắn đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tối ưu
Biết cách áp dụng phương pháp giấc ngủ ngắn đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tối ưu

Nghiên cứu đã tìm thấy một hiệu ứng tích lũy theo số năm làm việc ca đêm và dữ liệu tổng hợp từ các phân tích gần đây của hơn 67 nghiên cứu kết luận rằng cứ sau 5 năm làm việc ca đêm, nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ tăng 3,3%. 

Mất ngủ

Theo Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, khoảng 30% người trưởng thành phải vật lộn với các triệu chứng mất ngủ. Điều này có thể bao gồm khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém. Loại thiếu hụt mãn tính liên quan đến mất ngủ này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, trong đó nghiêm trọng nhất là ung thư. 

Một nghiên cứu khác quan sát trên 75.828 phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy ngủ quá ít (<5 giờ) hoặc ngủ quá nhiều (> 9 giờ) đều làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. 

Một nghiên cứu tương tự với 142.933 phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn đáng kể ở những người bị mất ngủ.

Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học của cơ thể
Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học của cơ thể

Mất ngủ đã được xác định là một nguy cơ gây ra các bệnh ung thư khác, bao gồm , tuyến tiền liệtđại trực tràng. Không ai biết chính xác làm thế nào mất ngủ đóng vai trò trong sự phát triển ung thư, nhưng một số lý thuyết chỉ ra mất ngủ gây ra các tình trạng như: viêm mãn tính, kháng insulin, giảm melatonin hoặc tăng sản xuất cortisol.

Giấc ngủ & Ung thư (P2): Các rối loạn giấc ngủ phổ biến

Nguồn tham khảo: sleepadvisor