benh ung thu va giac ngu - cover photo

Khoa học giấc ngủ

Giấc ngủ & Ung thư (P2): Các rối loạn giấc ngủ phổ biến

Phương Thảo
21/01/2020

Đối với hầu hết những ai đang chiến đấu với căn bệnh ung thư, xoay sở với tác dụng phụ của thuốc là một trong những thách thức lớn nhất. Thật không may, chỉ nội một chẩn đoán ung thư cũng làm tăng yếu tố rủi ro phát triển một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, mệt mỏi và nhiều hơn nữa.

Nếu bạn chưa đọc phần 1, hãy đọc ngay bài viết này tại đây: Giấc ngủ & Ung thư (P1): Rối loạn giấc ngủ có thể gây ung thư?

Mất ngủ

Có đến một nửa số bệnh nhân ung thư gặp phải một số rối loạn giấc ngủ, khiến nó trở thành một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất được ghi nhận. Khó ngủ, thường xuyên thức đêm, chất lượng sức khỏe kém và thức dậy sớm là những khó khăn mà bệnh nhân thường gặp phải. Mất ngủ có thể tác động đến những người mắc bệnh ung thư theo nhiều cách khác nhau, gây ra mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, ức chế miễn dịch, giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí có thể làm tiến triển bệnh. 

Có nhiều yếu tố góp phần gây ra chứng mất ngủ ở những người chiến đấu với tình trạng bị bệnh ung thư của mình. Lo lắng về chẩn đoán, đau đớn, nhập viện có thể khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Mất ngủ cũng có thể trở thành một vòng luẩn quẩn khi tình trạng “mệt mỏi khi chữa ung thư” xuất hiện. Để bù lại số giờ nghỉ ngơi đã mất, mọi người có xu hướng đi ngủ sớm hơn hoặc ngủ trưa thường xuyên, khiến việc ngủ ngon vào ban đêm trở nên khó khăn hơn.

Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo của sức khỏe
Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo của sức khỏe

Sự gián đoạn nhịp sinh học bằng hóa trị

Nhịp sinh học điều chỉnh gần như mọi chức năng trao đổi chất trong cơ thể, bao gồm tiêu hóa, ăn thức ăn, giải độc và lưu trữ chất béo, đường. Hấp thụ và chuyển hóa thuốc là một công việc mà đồng hồ sinh học này thực hiện.

Các nhà khoa học đã khám phá ra cách vận dụng điều này để tạo lợi thế trong việc tạo ra phương pháp “thời gian trị liệu” (chronotherapeutic). Tức chúng ta có thể điều chỉnh thời gian của hóa trị để nâng cao hiệu quả của nó. 

Thật không may, bất kỳ sự thay đổi của nhịp sinh học cũng có thể tác động tiêu cực đến việc điều trị làm cho các loại thuốc như hóa trị liệu kém hiệu quả. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều trị bằng hóa trị có thể dẫn đến sự gián đoạn nhịp sinh học. Một nghiên cứu trên 77 bệnh nhân ung thư đại trực tràng cho thấy gần một nửa bệnh nhân có nhịp sinh học thay đổi trong khi được điều trị bằng hóa trị. Một nghiên cứu khác trên 436 bệnh nhân cùng nhóm bệnh cũng có kết quả tương tự.

Hóa trị liệu trong điều trị ung thư
Hóa trị liệu trong điều trị ung thư

Mệt mỏi ban ngày

Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ gây suy nhược và phổ biến nhất mà gần như tất cả bệnh nhân ung thư đều gặp phải. Đối với nhiều người, sự thiếu năng lượng dai dẳng này có thể theo họ trong nhiều năm, ngay cả sau khi bệnh tình đã thuyên giảm. Theo tiến sĩ Julienne E. Bower, một thành viên của Bộ phận phòng chống ung thư và nghiên cứu kiểm soát tại UCLA,“Mệt mỏi do ung thư gây ra dẫn đến sự gián đoạn trong tất cả các khía cạnh của chất lượng cuộc sống và là một trong những yếu tố làm giảm tuổi thọ” 

Mệt mỏi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, tâm trạng, công việc và gần như mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, mệt mỏi nghiêm trọng đến mức có thể dẫn đến việc phải ngưng điều trị.

Không giống như mệt mỏi bình thường liên quan đến thiếu ngủ hoặc kiệt sức, mệt mỏi liên quan đến ung thư dai dẳng và không được cải thiện ngay cả khi ngủ thêm hoặc nghỉ ngơi. Bệnh nhân thường mô tả loại mệt mỏi này là cảm thấy yếu, mệt mỏi hoặc kiệt sức. Cho dù sự mệt mỏi của họ bắt nguồn từ bệnh tật, điều trị hoặc khía cạnh tâm lý của bệnh mãn tính, gần như tất cả các bệnh nhân ung thư đều báo cáo rằng họ thấy khó khăn trong việc quản lý cuộc sống hàng ngày khi đang bị mệt mỏi.

Mệt mỏi, ngáp ngủ ban ngày do cơ thể thiếu ngủ hoặc bệnh tật
Mệt mỏi, ngáp ngủ ban ngày do cơ thể thiếu ngủ hoặc bệnh tật

Trầm cảm

Hầu hết mọi người đều trải qua những ảnh hưởng của tâm trạng do nghỉ ngơi quá ít dẫn đến một ngày tồi tệ. Khi một người thiếu nghỉ ngơi liên tục, cảm xúc của họ trở nên khó kiểm soát và gần như không thể kiểm soát, do đó họ mất khả năng giữ vững tư duy tích cực. 

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, khoảng 15-25% bệnh nhân ung thư cũng bị trầm cảm. Nhiều yếu tố góp phần gây ra trầm cảm bao gồm sự gián đoạn của serotonin / dopamine, trải nghiệm mất phương hướng trong cuộc sống, tác dụng phụ trực tiếp của thuốc hóa trị, sự hiện diện của khối u trong hệ thống thần kinh trung ương, không chịu được cơn đau, gián đoạn giấc ngủ do phương pháp điều trị y tế và thiếu máu. 

Ung thư, giấc ngủ và trầm cảm có mối liên hệ phức tạp, do bản thân người bệnh hoặc xuất phát từ người khác.

Áp lực bệnh tật là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Áp lực bệnh tật là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng viêm, cả hai đều là yếu tố rủi ro gây ung thư trầm cảm. Bất kỳ dạng bệnh mãn tính nào cũng làm tăng khả năng mắc trầm cảm và khó ngủ là một trong những đặc điểm chính của chứng rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng này.

Một số thống kê đầu ngành về ung thư và trầm cảm bao gồm:

  • Tỷ lệ trầm cảm cao gấp ba đến năm lần ở những người mắc bệnh ung thư so với mặt bằng chung.
  • Bị trầm cảm làm  một người ít tuân thủ các khuyến nghị điều trị (bao gồm hóa trị và xạ trị) hơn ba lần.
  • Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là tác nhân lớn nhất gây ra gánh nặng bệnh tật.
  • Chỉ 30-35% số người có thể thuyên giảm căn bệnh trầm cảm vì nhiều người không bao giờ được chẩn đoán hoặc điều trị thích hợp.
  • Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bị trầm cảm và ung thư có thể làm tăng 19% nguy cơ tử vong.
Hội chứng trầm cảm có khả năng gây ra tử vong
Hội chứng trầm cảm có khả năng gây ra tử vong

Giấc ngủ & nỗi đau thể xác

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cơn đau có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống ở những người chiến đấu với ung thư.

Bản thân ung thư thường gây đau đớn. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm loại ung thư, giai đoạn (mức độ), các vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể có và ngưỡng đau của bạn (khả năng chịu đau). Những người bị ung thư giai đoạn nặng sẽ chịu đau nhiều hơn. Phẫu thuật ung thư, phương pháp điều trị hoặc xét nghiệm cũng có thể gây đau. Bạn cũng có thể bị đau không liên quan đến ung thư hoặc điều trị. Giống như bất cứ ai, bạn có thể bị đau đầu, căng cơ và đau nhức khác.

Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, nhiều giác quan sẽ nhạy cảm hơn, bao gồm cả đau đớn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ và ngày càng khó đối phó cũng như duy trì trạng thái tích cực. Các nhà khoa học tin rằng, giấc ngủ dẫn đến sự phục hồi và sửa chữa các mô, có thể chấm dứt tạm thời nhận thức về tâm lý của cơn đau, vì thế, giấc ngủ kém chất lượng có thể dẫn đến giảm khả năng kiểm soát cơn đau.

Những bệnh nhân ung thư thường phải trải qua nỗi đau thể xác rất lớn
Những bệnh nhân ung thư thường phải trải qua nỗi đau thể xác rất lớn

Thuốc opioid thường được kê đơn để kiểm soát cơn đau ở những người bị ung thư và một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của những loại thuốc này là an thần. Thật không may, thay vì cải thiện giấc ngủ, opioid làm giảm chu kỳ REM, thay đổi nhịp sinh học và tăng buồn ngủ ban ngày, góp phần thêm vào những rối loạn trong giấc ngủ vốn quá phổ biến ở những người bị đau mãn tính. 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một mối tương quan mạnh mẽ giữa chất lượng cuộc sống giảm, chất lượng giấc ngủ kém và đau đớn  ở bệnh nhân ung thư.

Một nghiên cứu trên 102 bệnh nhân bị ung thư giai đoạn IV đã xem xét ba yếu tố này có liên quan với nhau như thế nào và kết luận rằng bệnh nhân có chất lượng cuộc sống kém cũng phải chịu đựng nỗi đau lớn hơn và chất lượng giấc ngủ kém hơn.

Mất ngủ có mối quan hệ tới sức khỏe của cơ thể
Mất ngủ có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe của cơ thể

Chúng ta có thể sống lâu hơn nếu ngủ ngon hơn?

Mặc dù tỷ lệ chẩn đoán ung thư đã tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua nhưng tỷ lệ sống lâu sau khi điều trị cũng tăng. Nhờ sự phát hiện sớm và tiến bộ trong điều trị, khoảng hai phần ba trong số những người được chẩn đoán có thể sống sót lâu dài hoặc tiếp tục sống với căn bệnh đó theo kiểu mãn tính và được kiểm soát bằng cách điều trị liên tục.

 Mặc dù thường không được lưu tâm nhưng thực vậy, số lượng và chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng cơ hội sống sót sau ung thư.

Một nghiên cứu trên 4.406 phụ nữ bị ung thư vú xâm lấn cho thấy chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến ung thư trở nên tồi tệ hơn. Một nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu từ 7.500 phụ nữ có cùng chẩn đoán cho thấy những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao gấp 1,5 lần so với những người ngủ 7-8 giờ mỗi đêm. Cũng một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc sở hữu nhịp sinh học chuẩn có thể giúp việc điều trị hiệu quả hơn; ngược lại, một sự gián đoạn trong nhịp sinh học có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc.  

Chúng ta có thể sống lâu hơn nếu ngủ ngon hơn
Chúng ta có thể sống lâu hơn nếu ngủ ngon hơn

Tiến sĩ Amanda Phipps là một nhà dịch tễ học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutch đã phát hiện mối liên hệ giữa thiếu ngủ trước chẩn đoán và nguy cơ tăng lệ tử vong do ung thư vú. Cô tin rằng kết quả của những phát hiện của mình có thể giúp phụ nữ phòng bệnh.

 [Những kết quả này] có khả năng có thể ‘trao quyền” kiểm soát bệnh cho chúng ta, ông Phipps nói. Ngủ ngon chắc chắn  có thể kiểm soát được ung thư. Chúng tôi có thể kiểm soát nó dù cho đó là tiền sử mắc bệnh của gia đình. Nhìn chung, Những kết quả này cho thấy rằng nếu chúng ta càng nhìn nhận giấc ngủ như một khía cạnh quan trọng của sức khỏe tổng quát, chúng ta càng có thể làm tốt hơn cho bệnh nhân ung thư vú. Giấc ngủ là điều chúng ta có thể khuyến khích và thúc đẩy để giúp phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cải thiện sức khỏe tổng quát và cải thiện tiên lượng của họ.

Giấc ngủ & Ung thư (P3): Mẹo cải thiện giấc ngủ cho người bệnh

Nguồn tham khảo: sleepadvisor