Bệnh nhân tâm thần

Khoa học giấc ngủ

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân tâm thần & Phương pháp điều trị

Phương Thảo
25/03/2020

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về việc thiếu ngủ liên quan thế nào đến những vấn đề tâm lý rối loạn tâm thần. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở các bệnh nhân tâm thần & phương pháp điều trị.

Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở các bệnh nhân tâm thần

Trầm cảm

Một nghiên cứu của Harvard đã cho thấy 90% các đứa trẻ bị trầm cảm đang gặp rắc rối về giấc ngủ. Kết luận được đưa ra rằng, những người không ngủ đủ giấc thường bị các bệnh như trầm cảm. Tệ hơn, nếu chuyện này vẫn tiếp tục khi điều trị, bệnh nhân có thể bị phát bệnh lại.

Rối loạn lo âu

Thiếu ngủ có sự liên kết mạnh với việc trầm cảm và cũng có sự liên quan với rối loạn lo âu. Việc mất ngủ sẽ khiến vấn đề này tệ hơn. Ví dụ như nếu bạn ngủ không đủ giấc, bạn sẽ dễ bị lo lắng. Và việc cảm thấy lo lắng sẽ ngăn bạn khỏi giấc ngủ.

Rối loạn lưỡng cực

Những người gặp chứng rối loạn lưỡng cực thường bị xoay giữa hai luồng cảm xúc là hạnh phúc tột độ và cực kỳ trầm cảm. Thường thì hưng cảm sẽ xuất hiện sau một khoảng thời gian dài thiếu ngủ. Những người trong cơn hưng cảm nói rằng, khoảng 69% đến 99% thời gian trong trạng thái hưng cảm khiến họ ngủ được khá ít. Thời đoạn này được theo dõi tiếp bằng cách bổ sung nhiều giờ ngủ hơn trước khi bệnh nhân chuyển sang trạng thái trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực

ADHD – Rối loạn tăng động giảm chú ý

Ngoại trừ việc không thể chú ý và tập trung, bệnh nhân ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) còn thường gặp rắc rối với việc ngủ và giữ bản thân tỉnh táo. Họ còn hay gặp hội chứng chân bồn chồn và những vấn đề về hô hấp khi ngủ. Những triệu chứng này tự hình thành nên các bác sĩ thường gặp khó khăn trong việc quyết định xem là do chứng ADHD của bệnh nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ hay chất lượng giấc ngủ tệ khiến họ bị ADHD.

Tâm thần phân liệt

Chúng ta đã biết rằng việc thiếu ngủ sẽ dẫn đến ảo giác và hoang tưởng. Những bệnh nhân đã thức suốt 24 tiếng thường bắt đầu trải nghiệm những triệu chứng giống như tâm thần phân liệt. Những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu đã phỏng đoán việc thiếu ngủ, cho dù chỉ trong vài đêm cũng có thể tạo nên sự hỗn loạn trong não bộ và khiến việc chọn lọc thông tin trở nên khó khăn.

Các phương pháp điều trị và sự can thiệp

Liệu pháp hành vi nhận thức

Vì có rất nhiều những vấn đề về tâm lý và sức khỏe liên quan đến việc ngủ không đủ giấc nên phần lớn bệnh nhân đều đổ tất cả lỗi cho việc thiếu nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các bác sĩ không đồng ý với “trò chơi đổ lỗi” này và họ đề nghị bệnh nhân nên nghĩ về những điều tích cực giúp họ dễ ngủ hơn.

Thay đổi lối sống

Tránh dùng caffeine, nicotine và rượu bia, nhất là vào ban đêm để có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ. Caffeine và nicotine đều là chất kích thích và chúng sẽ khiến cơ thể tỉnh táo hơn nếu dùng vào buổi chiều. Trong khi đó rượu bia có thể giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ nhưng sự buồn ngủ này sẽ không kéo dài lâu vì sau đó bạn sẽ càng thấy khó ngủ hơn và tỉnh giấc.

Ngủ sớm thức sớm có thể giúp tinh thần phấn chấn cho suốt một ngày làm việc và hoạt động hiệu quả
Ngủ sớm thức sớm có thể giúp tinh thần phấn chấn, giúp một ngày làm việc và hoạt động thêm hiệu quả

Các hoạt động thể chất

Các hoạt động thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể cân bằng stress và hormone. Một điểm cộng nữa là các hoạt động thể chất giúp cho tâm trạng của chúng ta tốt hơn, xua tan mọi áp lực và lo lắng. Ngoài ra nó còn giúp chúng ta dễ ngủ hơn. Bác sĩ khuyên rằng nên tập thể dục vào buổi sáng sớm.

Môi trường giấc ngủ

Việc này thường liên quan đến thói quen ngủ. Bằng việc đi ngủ và thức giấc vào cùng một mốc thời gian mỗi ngày, bạn có thể lập kế hoạch để ngủ đủ giấc, đồng thời sẽ gặp ít khó khăn hơn trong việc đi ngủ vào buổi tối và thức dậy khi trời sáng. Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn luôn tối và không có ánh sáng hay tivi. Việc có các thiết bị điện tử trong phòng phát ánh sáng và âm thanh (ngoại trừ âm nhạc thư giãn và tiếng ồn trắng) sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ của bạn.

Kỹ thuật thư giãn

Ngồi thiền và các bài tập hít thở có thể giúp cơ thể thư giãn, dễ dàng chuẩn bị cho cơ thể đi vào giấc ngủ. Nếu bạn có một ngày đặc biệt stress, ngồi thiền có thể giúp đầu óc thoát khỏi những rắc rối và phiền não.

Lựa chọn thuốc

Nếu các phương pháp chữa trị tự nhiên và thay đổi lối sống không đủ tác dụng và bạn vẫn đang phải chịu đựng những rối loạn não nghiêm trọng cùng với chứng mất ngủ, một đơn thuốc có thể tạm thời giúp bạn. 

Thiếu ngủ khiến tâm trạng thất thường
Thiếu ngủ khiến tâm trạng thất thường

Những câu hỏi thường gặp

Chứng rối loạn tâm thần thiếu ngủ là gì?

Thuật ngữ này nói về những căn bệnh tâm thần đi cùng với việc thiếu ngủ. Nó bao gồm khả năng mất tương tác với thực tế. Không ngủ đủ giấc khiến não bộ không có đủ thời gian để phân loại, sắp xếp các thông tin mà chúng ta tiếp nhận mỗi ngày. Nếu não bộ không có lượng thời gian thích hợp để phân tích và chọn lọc những thông tin không cần thiết, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt đâu là thật và đâu là giả. Và việc này sẽ đem đến những căn bệnh như tâm thần phân liệt, hoang tưởng và thậm chí là ảo tưởng.

Mất ngủ có được xem là một bệnh tâm thần?

Người mất ngủ không được xem là một bệnh nhân tâm thần. Nhưng nó là dấu hiệu của hầu hết các bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần. Bệnh nhân với những căn bệnh tâm thần thường nói rằng họ không có một giấc ngủ tốt. Nghiên cứu cho rằng mất ngủ là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh tâm thần.

Nếu bạn đang mắc phải những căn bệnh lo âu, trầm cảm hoặc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), hãy tham khảo ý kiến với bác sĩ về thói quen ngủ của mình. Ngủ đủ giấc vào buổi tối có thể đem lại sự thay đổi lớn cho sức khỏe của bạn.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor