Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn

Khoa học giấc ngủ

“Cú đêm” hay Hội chứng Rối Loạn Giấc Ngủ Bị Trì Hoãn DSPS

Giang Gina
07/02/2020

Thế giới ngày càng phát triển và nhịp sống trở nên hối hả. Con người ngày càng làm quen với thói ngủ nghỉ thất thường và nhiều người trong số đó vô tình bị Hội chứng Rối Loạn Giấc Ngủ Bị Trì Hoãn (DSPS), trong bài viết này tôi sẽ gọi tắt là hội chứng DSPD. 

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, trong một mẫu khảo sát gồm 5000 người, 40% các rối loạn liên quan đến giấc ngủ được quy cho DSPS. Đây là một vấn đề phổ biến, nhưng DSPS là gì và nó gây bất lợi cho sức khỏe của bạn như thế nào? 

DSPS là gì?

DSPS – viết tắt của cụm từ Delayed Sleep Phase Syndromem, tức có nghĩa là Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn, hay hội chứng rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn. Hội chứng này gây gián đoạn nhịp sinh học, ức chế khả năng hoạt động đúng đắn của một người trong cuộc sống hàng ngày. Biểu hiện của rối loạn này là khó thức dậy để chuẩn bị cho các thói quen hàng ngày như đi học hoặc đi làm. Đặc trưng của rối loạn này là thời gian đi ngủ rất trễ, thường là vài giờ sau nửa đêm và khó khăn thức dậy vào buổi sáng, thời gian tỉnh táo tối đa thường vào giữa đêm. 

Các rối loạn giấc ngủ như DSPS ngày càng lan rộng và các chuyên gia ước tính ngày nay, có khoảng 60-70% thanh thiếu niên mắc chứng DSPS. Hội chứng DSPS ngày càng phổ biến trong văn hóa hiện đại và có nguy cơ trở thành một hội chứng lâm sàng nghiêm trọng. 

Tinh thần không minh mẫn do thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến các quyết định sai, năng suất làm việc kém
Tinh thần không minh mẫn do thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến các quyết định sai, năng suất làm việc kém

Làm sao để biết bạn bị mắc chứng DSPS?

Bất cứ ai mắc phải DSPS cũng đều trì hoãn việc ngủ và thức dậy. Sự xáo trộn thường xuyên này trong chu kỳ ngủ / thức được gọi là sự gián đoạn nhịp sinh học. Một người mắc chứng rối loạn này sẽ thấy mình thức trong khoảng từ 1 giờ sáng đến 4 giờ sáng. “Cú đêm” là thuật ngữ thường được sử dụng cho những người mắc chứng rối loạn này. 

Ngoài ra, những người mắc bệnh DSPS thường được chẩn đoán sai là bị mất ngủ hoặc bị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên trầm cảm thường có thể được quy cho DSPD vì những người mắc phải chứng rối loạn này thường có kết quả học tập giảm sút, hoặc công việc trì trệ và buồn ngủ trong khi tham gia các hoạt động thú vị khác.

Vì vậy, trước khi tìm đến bác sĩ hay tìm kiếm sự chăm sóc y tế, chúng ta nên kiểm tra trước thói quen ngủ hàng đêm của bản thân. Chỉ khi bạn cảm thấy không chắc chắn về tình hình sức khỏe của mình hoặc không rõ liệu thói quen hiện tại của bản thân là đúng hay sai, hãy tham vấn bác sĩ. 

Thói quen "cú đêm" hoàn toàn không tốt cho sức khỏe
Thói quen “cú đêm” hoàn toàn không tốt cho sức khỏe

Phương pháp điều trị DSPD 

Có một số phương pháp có sẵn dùng để điều trị dành cho những người mắc DSPD, trong đó có những phương pháp liên quan đến việc thay đổi lối sống nhằm điều chỉnh giấc ngủ của một người sao cho phù hợp. Những phương pháp điều trị khác bao gồm việc giảm hoặc loại bỏ lượng caffeine, liệu pháp ánh sáng hoặc kết hợp sử dụng thuốc melatonin.

Đối với một số người, điều trị DSPD có thể đơn giản là tuân thủ một lịch trình nghiêm ngặt, tuân thủ thói quen hàng ngày dù cho bản thân mệt mỏi như thế nào cho đến khi vấn đề được khắc phục một cách tự nhiên. Đối với một số người khác, việc duy trì điều trị bằng liệu pháp ánh sáng trong một khoảng thời gian chỉ định là đủ để cải thiện vấn đề. 

Hãy lắng nghe cơ thể của bản thân
Hãy lắng nghe cơ thể của bản thân

Liệu pháp ánh sáng là phương pháp giải quyết một số rối loạn của giấc ngủ. Tuy vẫn cần phải nghiên cứu và thử nghiệm thêm nhưng các bác sĩ có vẻ rất tự tin vào hiệu quả của nó. 

Điều trị bằng ánh sáng bao gồm đặt bệnh nhân gần một thiết bị phát ra ánh sáng mô phỏng ánh sáng tự nhiên ở ngoài trời, với mục đích ảnh hưởng đến một số hóa chất trong não liên quan đến tâm trạng và sự buồn ngủ.

Kết luận

Hầu hết mọi người đều phải trải qua những giai đoạn bị chứng mất ngủ liên tục và đó là hiện tượng bình thường. Những bất thường về giấc ngủ này, trong hầu hết các trường hợp, được cho là do dùng quá liều lượng caffeine, phải tham dự nhiều sự kiện quan trọng và phải đối mặt với nhiều yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống khác. Tuy nhiên, may mắn cho con người chúng ta là hầu hết tất cả các hội chứng rối loạn giấc ngủ đều có thể chữa trị được.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor