Mất ngủ dẫn đến chứng rối loạn tinh thần

Khoa học giấc ngủ

Thiếu ngủ liên quan thế nào đến những vấn đề tâm lý (rối loạn tâm thần)?

Phương Thảo
24/03/2020

Cộng đồng khoa học luôn có những ý kiến trái chiều về thời gian ngủ mà con người cần, nhưng tất cả đều có một điểm chung rằng: con người cần giấc ngủ giúp cơ thể khỏe mạnh, hồi phục năng lượng, tăng cường cơ bắp, tái tạo mô tế bào và thực hiện những chức năng cần thiết khác, tránh các liên quan đến những vấn đề tâm lý, rối loạn tâm thần.

Và thật ra chúng ta cũng cần giấc ngủ để giữ cho não bộ khỏe mạnh. Việc thiếu ngủ có thể dẫn đến một loạt những vấn đề về tâm lý. Một số chỉ có ảnh hưởng nhỏ như làm tâm trạng chúng ta tệ đi hoặc trở nên đãng trí hơn bình thường. Nhưng nếu thiếu ngủ trong một thời gian dài có thể sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng và thậm chí mắc bệnh tâm thần.

Bài viết này sẽ thảo luận về các ảnh hưởng của giấc ngủ đối với não bộ và những chuyện sẽ xảy ra khi bạn bị thiếu ngủ.

Vì sao giấc ngủ lại tốt cho não bộ?

Việc thiếu ngủ dẫn đến gia tăng stress, khiến con người dễ bị trầm cảm. Mà stress và trầm cảm lại làm cho cơ thể khó vào giấc hơn, tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn bao gồm thiếu ngủ, lo lắng, stress, trầm cảm, thậm chí rối loạn tâm thần.

Nếu không ngủ đủ giấc và việc đó ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý, hãy thử những liệu trình thư giãn trước khi ngủ: có thể là uống một cốc trà thảo mộc, xem sách hay nghe những ca khúc dịu dàng, nói chung là bạn hãy tìm một thứ khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái để có thể ngủ được.

Tâm trạng 

Bạn có bao giờ xem đoạn video về một cậu bé hỏi cô em gái đang giận dỗi của mình rằng: “Em ngủ trưa chưa?”. Ngay cả trẻ nhỏ cũng biết rằng việc nghỉ ngơi không hợp lý có thể khiến tâm trạng của chúng ta xấu đi. Khi phải đối mặt với việc thiếu ngủ, cho dù chỉ là một rắc rối nhỏ nhất trong cuộc sống cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy thế giới của mình dường như đang bị mất kiểm soát. Tuy vậy, bạn sẽ thấy mình có thể dễ dàng xử lý những việc nhỏ nhặt đó chỉ sau một đêm ngủ đủ giấc.

Thiếu ngủ khiến tâm trạng thất thường
Thiếu ngủ khiến tâm trạng thất thường

Trí nhớ

Các nhà khoa học tin rằng giấc ngủ giúp xử lý và củng cố trí nhớ của con người. Khi thức, chúng ta bị buộc phải xử lý rất nhiều thông tin. Và giấc ngủ cho phép não bộ có thời gian để lướt qua tất cả thông tin được tiếp nhận và chọn ra những điều quan trọng nhất đem vào trí nhớ dài hạn. Vì thế, việc ngủ đủ giấc giúp bộ não thêm minh mẫn.

Nếu bạn thấy khó khăn khi cố nhớ việc mình đã để quên chìa khóa ở đâu, đừng vội nghĩ rằng mình đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Có lẽ điều cần làm lúc này là bạn cần thêm thời gian ngủ mà thôi.

Tập trung

Khi cơ thể được ngủ đủ giấc, việc tập trung vào các nhiệm vụ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao những công ty công nghệ đang dần có thêm các phòng ngủ trưa. Dù chỉ một đêm thiếu ngủ cũng có thể khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung và giữ bản thân tỉnh táo suốt ngày.

Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung
Thiếu ngủ làm giảm khả năng tập trung

Đưa ra quyết định

Chúng ta đã thảo luận về việc giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến khả năng tập trung. Do việc đưa ra quyết định và sự tập trung liên quan mật thiết với nhau nên mọi thứ bỗng có lý hơn khi nói rằng việc thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu cơ thể chỉ ngủ được vài tiếng, khả năng tập trung và ra quyết định sẽ giảm, lúc đó ta có thể bị stress và lo lắng quá mức, tác động ngược trở lại khả năng suy nghĩ của bản thân.

Thư giãn đầu óc

Nếu như bạn đang có một ngày khó khăn và mong muốn mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn vào sáng mai. Việc có một giấc ngủ đầy chất lượng vào buổi tối cũng giống như có một chiếc nút giúp khởi động lại não bộ. Chuyện này xảy ra ở cả mặt sinh học và tâm lý. Giấc ngủ là một quá trình tái tạo có thể làm sạch mọi chất độc hại trong thân thể, từ đó giúp đầu óc chúng ta trở nên sáng suốt hơn.

Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý & rối loạn tâm thần
Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý & rối loạn tâm thần

Giấc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý (rối loạn tinh thần) như thế nào? 

Trước kia, các nhà khoa học nghĩ rằng một trong những tác dụng phụ của bệnh tâm thần là không có giấc ngủ chất lượng vào buổi tối. Họ quan sát thấy những người mắc bệnh tâm thần thường không ngủ đủ giấc. Tuy nhiên bây giờ giả thuyết ấy đã bị đảo ngược. Các nhà khoa học nhận thấy việc thiếu ngủ có thể là chìa khóa dẫn tới các bệnh tâm thần. Nguyên nhân là khi chúng ta thiếu ngủ, não bộ cũng tự điều chỉnh để thích nghi với tình trạng thiếu ngủ ấy.

Để làm sáng rõ chuyện này trong tình huống thực tế, những nhà khoa học Harvard đã nghiên cứu trên một nhóm học sinh thức suốt 35 tiếng nhằm xem ảnh hưởng của nó lên não bộ. Họ so sánh nhóm này với nhóm đối chứng cũng chính là nhóm có thời lượng nghỉ ngơi hợp lý. Cả hai nhóm đều được xem một loạt các hình ảnh có mức độ tăng dần mỗi ngày, từ bức ảnh bình thường như rổ banh tới các bức ảnh gây khó chịu và bạo lực như ảnh nạn nhân bị bỏng.

Não bộ của nhóm học sinh thiếu ngủ cho thấy những hành vi khác nhau hoàn toàn. Hạch hạnh nhân, nơi thu nhận cảm xúc của não bộ đã gửi những tín hiệu cho não để gây ra phản ứng chiến-hay-chạy. Trong nhóm đối chứng, hạch hạnh nhân lại kết nối với thùy trán, nơi chịu trách nhiệm về logic và đưa ra quyết định.

Kết quả của cuộc nghiên cứu này cho thấy nếu chúng ta nghỉ ngơi đầy đủ, chúng ta sẽ giỏi hơn trong việc phân tích những tác động từ bên ngoài và phân biệt được độ thật, giả của những mối đe dọa. Tuy nhiên, khi đối mặt với việc mất ngủ, não bộ của chúng ta thích ứng với việc cho rằng môi trường xung quanh đầy rẫy những mối đe dọa, có xu hướng làm ra những hành động phi lý và là thậm chí bạo lực, từ đó tác động ngược trở lại tới khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor