Điều trị chứng mất ngủ bằng đèn ánh sáng sinh học

Cải thiện giấc ngủ

Để trị chứng mất ngủ bằng đèn ánh sáng sinh học cần những lưu ý sau

Admin
31/12/2019

Đèn ánh sáng sinh học là một sản phẩm dễ dàng sử dụng và rẻ tiền để điều trị một loạt các chứng bệnh. Những người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, những người thường xuyên phải vật lộn với hiện tượng lệch múi giờ và những người khó ngủ có thể tham khảo phương pháp điều trị rủi ro thấp này. 

Lý do nên cân nhắc mua đèn ánh sáng sinh học

Trầm cảm theo mùa

Thông thường, đèn ánh sáng sinh học được xem là lựa chọn điều trị hàng đầu cho các chứng rối loạn tâm trạng theo mùa. Như chúng ta đã thảo luận ở trên, trầm cảm theo mùa có thể tạo ra sự gián đoạn lớn trong lịch trình ngủ, cũng như cảm giác thèm ăn và sự thay đổi tâm trạng. Liệu pháp ánh sáng là một phương pháp tương đối dễ dàng để điều trị các triệu chứng này mà không có tác dụng phụ tiêu cực của thuốc.

Nếu bạn thấy mình có các triệu chứng trầm cảm theo mùa, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng liệu pháp này nhé. 

Hiện tượng lệch múi giờ (Jetlag)

Những ai đi du lịch thường xuyên có thể tham khảo về liệu pháp quang học này. Chúng hỗ trợ cơ thể phục hồi lại nhịp sinh học do bị lệch múi giờ. Khi đi du lịch qua nhiều múi giờ, nhịp điệu ngủ tự nhiên của chúng ta phải thay đổi. Sự thay đổi cường độ chiếu sáng của mặt trời giữa các quốc gia khác nhau có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ phản ứng của cơ thể bạn với hiện tượng lệch múi giờ.

Theo nguyên tắc chung, khi đi du lịch về phía đông, bạn hãy tránh ánh sáng vào ban đêm và “tắm nắng” vào buổi sáng có thể giúp cơ thể bạn điều chỉnh theo múi giờ mới nhanh hơn. Khi đi du lịch phía tây, bạn nên làm điều ngược lại (tránh sáng sáng ban ngày) để có được hiệu quả tương tự. Càng đi qua nhiều múi giờ, thời gian chiếu sáng của mặt trời càng phức tạp hơn, vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ trước khi đi du lịch để có kết quả tốt nhất.

Điều chỉnh lịch làm việc vào ban đêm

Tương tư như hiện tượng lệch múi giờ, việc thay đổi nhịp sinh học có thể gây khó khăn cho cơ thể chúng ta đặc biệt là với những ai đang làm việc ca đêm và phải vật lộn với giấc ngủ vào ban ngày. Khi ấy, Melatonin, hóc môn chịu trách nhiệm báo hiệu cho cơ thể chúng ta rằng: “Đã đến giờ đi ngủ!” bị ức chế. Vào bạn ngày, cơ thể của những người làm ca đêm phải đấu tranh dữ dội để tiết ra lượng Melatonin cần thiết giúp họ có thể vào giấc.

Sử dụng đèn ánh sáng sinh học vào đúng thời điểm có thể giúp cơ thể bạn thích nghi nhanh hơn với thói quen ngủ mới. Vì vậy, nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu pháp ánh sáng sinh học cũng như thời gian hoạt động tốt nhất của đèn trong trường hợp của bạn. 

Sa sút trí tuệ

Bệnh nhân sa sút trí tuệ thường gặp khó khăn với giấc ngủ đêm. Điều ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng nghỉ ngơi của người bệnh mà còn đối với những người chăm sóc họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp dụng liệu pháp ánh sáng cho những người mắc chứng mất trí nhớ vào ban ngày có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể họ và nhắc nhở bộ não của người bệnh khi nào họ nên ngủ.

Nhiều người trưởng thành mắc chứng mất trí nhớ phải vật lộn với cả trầm cảm và kích động. Trong nhiều trường hợp, liệu pháp ánh sáng trị liệu có thể cải thiện các triệu chứng này. Ánh sáng trị liệu đã công nhận với hiệu quả cải thiện khả năng nhận thức ở bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn đầu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước tiến hành phương pháp điều trị này.

Các yếu tố chính để trị liệu bằng ánh sáng có hiệu quả

Thời lượng sử dụng đèn

Các buổi trị liệu có thể kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ, tùy thuộc tư vấn của bác sĩ. Nếu một bệnh nhân không dành đủ thời gian “tắm” đèn, họ có thể không được nhận được lợi ích từ phương pháp điều trị này. Ngược lại, nếu một người dành quá nhiều thời gian sử dụng đèn ánh sáng sinh học, nó có thể gây tổn thương cho da và mắt.

Thời lượng khuyến cáo chung cho điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa là 20 đến 30 phút, nhưng cần nhắc lại một lần nữa, thời lượng có thể gia giảm tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Một bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng đèn trong khoảng thời gian thấp hơn và từ từ tăng thời lượng trong các lần kế tiếp để đảm bảo hiệu quả tối đa. Một số trường hợp, người bệnh cần nhiều buổi trị liệu trong một ngày.

Khi nào đèn mang lại hiệu quả?

Như chúng ta đã thảo luận trước đó, tùy mỗi trường hợp bệnh mà hiệu quả có thể thấy được nhanh hơn hoặc chậm hơn. Một người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa thường sẽ thấy kết quả nhanh nhất, chỉ sau một buổi trị liệu. Nhưng hiệu quả sẽ không thấy ngay lập tức đối với người làm việc ca đêm.

Nếu nguyên do của bạn là rối loạn cảm xúc theo mùa, bạn nên bắt đầu sử dụng đèn ánh sáng sinh học vào mùa thu và dừng sử dụng vào mùa xuân. Nếu bạn ngừng điều trị quá sớm, các triệu chứng có thể quay trở lại, vì vậy tốt nhất bạn nên theo dõi  thời gian bắt đầu và kết thúc, tốt nhất là nên thay đổi theo sự chuyển giao giữa các mùa để có kết quả tốt nhất. 

Cường độ

Cường độ của đèn ánh sáng sinh học được đo bằng một đơn vị gọi là độ rọi (độ lux), trong đó một lux là lượng ánh sáng chiếu trên một mét vuông. Các sản phẩm trên thị trường có độ rọi thường nằm trong khoảng từ 2.500 lux đến 10.000 lux. Ánh sáng càng có độ rọi lớn thì ánh sáng càng mạnh. Đối với bệnh nhân SAD, độ rọi khuyến nghị là 10.000 lux.

Việc bạn ngồi gần đèn như thế nào cũng có thể ảnh hưởng đến cường độ rọi bạn nhận được. Bạn càng ngồi xa đèn, ánh sáng càng bớt mạnh. Với sự vấn của bác sĩ, mỗi người sẽ có thể điểu chỉnh độ gần phù hợp để thu lại hiệu quả tối đa nhất. 

Các câu hỏi thường gặp

Lượng tia cực tím phát ra từ một chiếc đèn là bao nhiêu?

Tia cực tím là một dạng bức xạ thường đến từ mặt trời. Bức xạ được đo bằng tần số, một ví dụ về tần số cao sẽ là tia X và tần số thấp hơn là sóng vô tuyến. Bức xạ UV có tần số mức cao hơn khiến cho mức năng lượng của tia này càng mạnh, có thể tổn thương các tế bào trong cơ thể chúng ta, đôi khi gây ung thư.

Mỗi chiếc đèn sẽ phát ra các mức độ tia cực tím khác nhau, nhưng các thương hiệu ngày nay đã được cải tiến để lọc hầu hết các ánh sáng có hại này. Một số đèn thậm chí không có tia cực tím. Khoảng thời gian dành cho trị liệu không đủ để gây ra thiệt hại. Và bạn cũng không phải lo lắng vì trong những năm gần đây, yếu tố an toàn sức khỏe trong ngành sản xuất đèn ngày càng trở nên quan trọng hơn. 

Đèn ánh sáng sinh học có thể làm hỏng mắt không?

Nếu sử dụng đúng cách, đèn ánh sáng sinh học tuyệt đối không thể làm hỏng mắt chúng ta. Tuy nhiên, nhìn trực tiếp vào nguồn sáng quá lâu có thể gây ra tổn thương. Giống như nhìn vào mặt trời có thể làm tổn thương đôi mắt của bạn, vì vậy hãy tránh hết sức có thể việc nhìn vào bất kỳ nguồn ánh sáng tia cực tím tự nhiên nào.

Đối với đèn ánh sinh sáng sinh học, để có được kết quả, mắt của bạn buộc phải được chiếu dưới ánh sáng, do đó đừng che mắt bằng bất kỳ loại kính hoặc tấm che nào.

Được biệt, không có báo cáo nào về nguy hiểm gây ra từ việc sử dụng liệu pháp ánh sáng, nhưng đối với những người đặc biệt lo lắng về việc đèn có thể làm hỏng mắt của bạn, hãy sử dụng nguồn huỳnh quang thay vì đèn sợi đốt. Các thương hiệu ngày nay đã giới thiệu các hệ thống lọc mới để phân tán ánh sáng tốt hơn so với trước đây. Những người nhạy với sáng hoặc gặp vấn đề về mắt nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu trị liệu. 

Kết luận

Chúng tôi khuyên bạn nên thảo luận về liệu pháp ánh sáng với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị để đảm bảo rằng đây là phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor