Mẹo đối phó với cơn chóng mặt vào ban đêm

Cải thiện giấc ngủ

Khoa học giấc ngủ

Tư thế ngủ & các mẹo đối phó với cơn chóng mặt ban đêm

Phương Thảo
21/02/2020

Bạn đã từng rơi vào tình huống bất chợt cảm thấy căn phòng mình đang đứng quay cuồng dù bản thân không hề di chuyển? Đó chính là triệu chứng chóng mặt. Khi bị chóng mặt chúng ta thường cảm thấy mất thăng bằng. Những người gặp phải tình huống này có thể chỉ trải qua trong vài tích tắc. Tuy nhiên một vài người khác cơn chóng mặt, xây xẩm có thể lên tới vài giờ, thậm chí cả ngày.

Các triệu chứng này có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu con người thiếu ngủ. Bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn một vài mẹo, hy vọng giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời có thể giảm bớt triệu chứng kể trên. Trước khi đi sâu vào bài viết, chúng tôi muốn gửi đến độc giả một số thông tin cơ bản về chứng chóng mặt, nguyên nhân và tác nhân khác nhau.

Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác bị choáng váng, mất thăng bằng, mọi thứ quay cuồng, ngay cả khi bạn di chuyển nhẹ nhàng hoặc không cử động. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chóng mặt có thể đem lại sự bất tiện cực độ. Ngoài ra, nếu cơn chóng mặt xảy ra trong lúc đang lái xe, vận hành máy móc hạng nặng hoặc tham gia thể thao, bạn có thể gặp phải chấn thương nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến nhiều người khác.Ngoài việc cảm thấy xây xẩm mặt mày, cơn chóng mặt cũng có thể gây buồn nôn. 

Bạn đã trang bị đủ các kiến thức cơ bản về chóng mặt?
Bạn đã trang bị đủ các kiến thức cơ bản về chóng mặt?

Điều gì gây ra cơn chóng mặt?

Một số người trải nghiệm cảm giác xây xẩm và chóng mặt khi đứng từ độ cao cực độ và nhìn xuống. Điều này có nguyên nhân. Có thể vấn đề nằm ở tai trong. Do cơ thể bạn đang bị nhiễm virus, chấn thương đầu hoặc bạn đang bị chứng chóng mặt tư thế lành tính kịch phát (BBPV). Chúng ta mặc dù không biết rõ, nhưng tai trong là thứ kiểm soát sự cân bằng của cơ thể. Vì vậy nếu có bất cứ điều gì cản trở các chức năng bình thường của nó, các triệu chứng sẽ xuất hiện. Lưu ý: đây là một triệu chứng, không phải là bệnh. Để hiểu chính xác, hãy nhớ rằng đó là triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn.

Bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát (BPPV – Benign Paroxysmal Positioning Vertigo)

Như đã đề cập phía trên, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là BPPV, hay còn gọi là bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát. Theo ngôn ngữ bình dân thì gọi là “có đá trong tai”. Những viên đá tai này là những hạt canxi nhỏ tích tụ và nổi xung quanh tai. Khi một người di chuyển, nó sẽ gây ra cảm giác chóng mặt. Theo ngôn ngữ khoa học hơn và dựa trên tài liệu thông tin dành cho bệnh nhân thuộc tổ chức aci.health.nsw.gov.au, chóng mặt Lành tính do Tư thế kịch phát (BPPV) là một trong những dạng chóng mặt thông thường nhất và thường xảy ra vì sự thay đổi tư thế đột ngột. BPPV xảy ra khi sỏi thính giác trong hệ thống thăng bằng tai giữa bị xáo trộn. 

BPPV
BPPV

Rối loạn tai trong (Meniere)

Một nguyên nhân khác gây ra chứng chóng mặt có thể là do bệnh Meniere. Không giống như sự tích tụ hạt, nguyên nhân gây ra bệnh Meniere là do chất lỏng tích tụ trong tai dẫn đến thay đổi áp lực. Rối loạn tai trong Meniere thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 50 và thường dẫn đến mất thính lực ở mức độ nào đó. Meniere cũng có thể gây ù tai, cảm giác như tai bạn đang reo.

Nhiễm trùng / viêm đường rối

Nhiễm virus có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng chóng mặt. Nó sẽ gây viêm ở các dây thần kinh xung quanh tai trong khiến các triệu chứng xuất hiện. Một phần của tai trong nơi xảy ra nhiễm trùng được gọi là đường rối, hay còn gọi là mê đạo. Thông thường, viêm mê đạo sẽ dẫn đến nhiễm virus cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, cũng có thể là những yếu tố khác, bao gồm chấn thương đầu, dị ứng, lạm dụng rượu, nhiễm khuẩn, khối u tai giữa hoặc dùng aspirin liều cao.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra chứng chóng mặt xuất hiện còn bởi những nguyên nhân khác, có thể kể đến như khối u ở đáy não và đột quỵ. Đây là những tình huống nghiêm trọng và cần được chữa trị ngay tức khắc bởi bác sĩ.

Đột quy cũng gây ra chứng chóng mặt
Đột quy cũng gây ra chứng chóng mặt

Triệu chứng chóng mặt & Phương pháp điều trị

Triệu chứng phổ biến nhất là chóng mặt cực độ và kéo dài. Bạn có thể cảm thấy say xẩm, quay cuồng và rất có thể bạn sẽ gặp phải những khó khăn trong việc duy trì thăng bằng. Các triệu chứng khác liên quan đến chứng chóng mặt bao gồm buồn nôn, nôn, giật mắt, nhức đầu, ù tai và đổ mồ hôi.

Trong nhiều trường hợp, cơn chóng mặt có thể biến mất mà không cần điều trị. Điều này là do cơ thể tự phục hồi hoặc khi cơ thể cần đạt được trạng thái cân bằng nội môi. Do đó, nếu chứng chóng mặt của bạn là do nhiễm trùng, bạn sẽ hết chóng mặt khi hết nhiễm trùng.

Cơ thể có khả năng thích ứng cao, do đó nó có khả năng thích nghi với tình trạng tai trong khi có vấn đề và dựa vào phần còn lại của các giác quan để cân bằng. Đây cũng là một trường hợp chóng mặt tự biến mất.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hoặc dai dẳng, bạn có thể cần phải tìm cách điều trị bằng cách đến bệnh viện và nói chuyện với bác sĩ.

Chóng mặt là cảm giác quay cuồng, choáng váng
Chóng mặt là cảm giác quay cuồng, choáng váng

Phục hồi chức năng tiền đình

Phục hồi chức năng tiền đình là một phương pháp điều trị giúp luyện tập các giác quan để chúng có thể thích nghi & làm giảm các triệu chứng chóng mặt. Khi thực hiện phục hồi chức năng tiền đình, bạn sẽ được điều trị bởi những người được đào tạo về vật lý trị liệu. Sẽ có một loạt các bài tập giúp cải thiện sự cân bằng và giúp làm giảm sự chóng mặt.

Thủ tục tái định vị canalith

Đây là một loạt các bài tập chuyển động đầu, cho phép tái định vị các mảnh vỡ trong tai trong do chứng BPPV gây ra. Các bài tập đầu này được xây dựng bởi Viện Hàn lâm Thần kinh học Hoa Kỳ, bao gồm bài tập Epley Maneuver (bạn thực hiện bằng cách nằm ngửa và quay đầu) và bài tập Half Bougault Maneuver do Tiến sĩ Carol Foster phát triển (chuyển động nhìn lên rồi nhìn xuống và luyện tập cơ thể với các tư thế khác nhau). Cả hai bài tập này đều kích hoạt cảm giác tương tự như chóng mặt nhưng thường thành công trong việc cân bằng lại tai trong.

Thay đổi chế độ ăn uống 

Nếu bạn yêu thích ăn đồ mặn, hãy xem xét cắt giảm trong một thời gian. Muối liên quan đến chóng mặt. Nói chung, bạn càng ăn uống lành mạnh, cơ thể sẽ càng thích nghi tốt hơn, vì vậy nếu ăn nhiều đồ ăn vặt và thực phẩm chế biến sẵn, hãy thử chuyển sang chế độ ăn uống tự nhiên và nhiều rau củ hơn.

Thuốc và chất bổ sung

Mặc dù không phải tất cả nhưng một số các dạng chóng mặt có thể điều trị bằng thuốc.Thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng cũng như giúp giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn, bạn có thể dùng kháng sinh để loại bỏ các triệu chứng. Ví dụ khác: bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc lợi tiểu cho bệnh nhân mắc bệnh Meniere để giảm bớt sự tích tụ chất lỏng trong tai.

Ngoài ra, khi cảm thấy đặc biệt buồn nôn vì chóng mặt, hãy thử một viên thuốc chống say tàu xe không cần kê đơn như Dramamine. Các chất bổ sung như bạch quả, nhân sâm, cây kế, cây táo gai và Cocculus compositum cũng giúp giảm thiểu các đợt chóng mặt.

Trị liệu hoặc phẫu thuật

Có một số bài tập tại nhà mà bác sĩ trị liệu vật lý hoặc bác sĩ y khoa có thể chỉ cho bạn. Nếu cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể tập trong phòng khám của họ. Hầu hết các bài tập liên quan đến động tác di chuyển nhanh chóng từ ngồi sang nằm và vặn đầu ở nhiều góc độ khác nhau. Điều này cho phép cân bằng lại bất kỳ sự tích tụ nào trong tai của bạn.

Trong một số ít trường hợp, chứng chóng mặt là kết quả của một khối u gây áp lực lên dây thần kinh. Cách duy nhất để điều trị có thể là thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, để biết chính xác trường hợp nào thật sự nghiệm trọng và cần phải phẫu thuật hay chưa, bạn nên trao đổi việc này với một chuyên gia y khoa.

Khi bị chóng mặt bạn cần làm gì?
Khi bị chóng mặt bạn cần làm gì?

Mẹo ngủ cho người bị chóng mặt

Không ngủ đủ giấc có thể làm chứng chóng mặt của bạn thường xuyên hơn và rõ rệt hơn. Bằng cách ngủ ngon giấc và ngủ cả đêm, bạn có thể thấy nhẹ nhõm. Hơn nữa, không ngủ đúng tư thế có thể kích hoạt cơn chóng mặt

Trước khi đi ngủ

Tránh ăn thức ăn cay: Thức ăn nóng và cay vì những loại thức ăn này có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, khiến bạn khó ngủ hơn qua đêm. Trong vài giờ trước khi ngủ, hãy chọn các thức ăn nhẹ nhàng.

Tránh nhìn vào màn hình sáng: Ánh sáng từ tivi hoặc điện thoại có thể trì hoãn việc sản xuất melatonin, một loại hormone quan trọng giúp bạn buồn ngủ. Thay vì nhìn vào thiết bị điện tử, hãy thử đọc một cuốn sách. 

Tránh chất caffeine: Ngoài việc giúp bạn tỉnh táo, axit trong caffeine có thể khiến bạn bị ợ nóng. Bản chất lợi tiểu của nó cũng có thể khiến bạn hay đi vệ sinh vào giữa đêm. Nếu bạn đang cố gắng ngủ, hãy kiêng caffeine vào ban đêm.

Tập thở và thiền: Cả hai lời khuyên này sẽ hữu ích trong việc cho phép bạn ngủ nhanh hơn và sâu hơn suốt đêm. Có một bài tập thở gọi là 4-7-8 có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ chỉ trong 60 giây. Đây là các bước:

  • Hít vào bằng mũi trong bốn giây
  • Giữ hơi thở  trong bảy giây
  • Thở phào ra hoàn toàn trong tám giây

Kỹ thuật thở sâu này giúp oxy hóa máu, tạo ra cảm giác thư giãn và kích thích cơn buồn ngủ. 

Thiền cũng hữu ích và giúp giải tỏa tâm trí. Nếu bạn có một ngày căng thẳng hoặc nhiều thứ ập đến, thiền có thể giúp bạn gột rửa những lo lắng trong ngày.

Bạn cần lưu ý lựa chọn tư thế ngủ phù hợp khi bị chóng mặt
Bạn cần lưu ý lựa chọn tư thế ngủ phù hợp khi bị chóng mặt

Tư thế ngủ

Nếu như bạn thấy rằng nằm nghiêng một bên có thể làm cho chứng chóng mặt của bạn tồi tệ hơn, vấn đề có thể nằm ở phần tai phía bên đó của bạn. Điều tốt nhất cho tình trạng này là ngủ ở phía bên kia và ngăn cản cơ thể lăn qua phía còn lại trong lúc ngủ. 

Bạn cũng có thể thử ngủ nằm sấp để xem điều đó có làm cho tình hình tốt hơn hay xấu đi. Không có giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người, vì vậy cách tốt nhất để tìm tư thế ngủ phù hợp với bạn là thông qua thử và sai.

Định vị đầu: Điều quan trọng cần ghi nhớ là hãy đặt đầu của bạn ở một góc độ có thể ngăn chặn áp lực từ sự tích tụ chất lỏng hoặc các mảnh đá tai. Nếu bạn chỉ kê đầu trên một chiếc gối, hãy thử thêm một chiếc gối thứ hai để đỡ đầu nhiều hơn nữa. Bạn cũng có thể thêm một cái gối nệm để giữ cho đầu nghiêng một cách tự nhiên.

Kê gối cao hơn: Gối càng cao thì bạn càng có thể kiếm được góc kê đầu tối ưu. Những người mắc chứng chóng mặt khác còn tìm thấy hiệu quả với những chiếc gối du lịch mà chúng ta thường mang khi đi máy bay. Chúng hỗ trợ giữ cho đầu của bạn ở một góc cao hơn. Gối dài cũng hữu ích nếu bạn đang cố gắng ngăn mình nằm nghiêng qua phần cơ thể khiến cơn chóng mặt xuất hiện.

Lời khuyên sau khi thức dậy

Điều tồi tệ nhất vào buổi sáng là thức dậy với một cơn chóng mặt. Trong tình huống này, hãy cố gắng thức dậy từ từ, cố gắng di chuyển đầu càng ít càng tốt. Thực hiện các động tác chậm và có chủ ý. Ngoài ra, nếu sử dụng đồng hồ báo thức có tiếng kêu ồn, hãy cân nhắc chuyển sang các dạng đánh thức như bằng ánh sáng tự nhiên hoặc âm nhạc êm dịu hơn. Giải pháp đơn giản này cũng giúp bạn thức dậy một cách nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu nguy cơ chóng mặt

Nguồn tham khảo: sleepadvisor

Chủ đề: