Thông tin về chóng mặt

Khoa học giấc ngủ

Các câu hỏi thường gặp xung quanh chứng xây xẩm, chóng mặt

Phương Thảo
21/02/2020

Chóng mặt là cảm giác bị choáng váng, mất thăng bằng, mọi thứ quay cuồng, ngay cả khi bạn di chuyển nhẹ nhàng hoặc không cử động. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng này có thể đem lại sự bất tiện cực độ. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về chứng xây xẩm quay cuồng.

Trước khi bước vào giải đáp các câu hỏi thường gặp về chứng xây xẩm chóng mặt, mời bạn đọc nghiên cứu thêm các kiến thức cơ bản như triệu chứng, nguyên nhân & cách khắc phục trong bài viết sau:

Làm thế nào biết nếu đó chỉ là xây xẩm thông thường?

Cảm giác xây xẩm có thể được gây ra bởi các tình trạng như thiếu máu, các vấn đề về tim, tiểu đường, các cơn hoảng loạn và sử dụng caffeine liều cao. Để biết cảm giác chóng mặt của bạn có phải là dấu hiệu của chứng chóng mặt hay không, hãy theo dõi độ dài và tần suất của sự cố bạn đang gặp phải. Nếu chúng không thường xuyên và ngắn hơn một hoặc hai phút, đó có thể chỉ là xây xẩm thông thường.

Nếu cơn cảm giác quay cuồng của bạn kéo dài hơn một đến hai phút và thường xuyên, bạn có khả năng bị chứng chóng mặt (Vertigo). 

Chứng chóng mặt kéo dài bao lâu?

Có các cơn chóng mặt riêng lẻ kéo dài vài phút, vài giờ hoặc vài ngày mà không cần xác định nguyên nhân, đôi khi có thể tồn tại trong nhiều năm. Tổng thời lượng phụ thuộc rất nhiều vào những gì gây ra nó. Nếu do BPPV (chiếm 80% trường hợp), bạn có thể thoát khỏi các triệu chứng trong vòng một tuần hoặc ít hơn bằng cách thực hiện một loạt các động tác chuyên môn mà bạn có thể học từ một nhà trị liệu vật lý, hoặc qua mạng internet. 

Nếu chứng chóng mặt của bạn là do viêm, bạn sẽ phải giải quyết nguyên nhân gây viêm trước.

Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn đột ngột gặp hiện tượng xây xẩm choáng váng, và hiện tượng này xảy ra thường xuyên hoặc trong thời gian dài, bạn nên gặp bác sĩ ngay. Nếu chóng mặt kết hợp với các triệu chứng khó nói khác, bạn có thể đang gặp phải điều gì đó nghiêm trọng hơn, có khả năng là đột quỵ. Trong trường hợp xấu nhất này, bạn chỉ có thể đi thẳng đến phòng cấp cứu.

Mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và chóng mặt là gì?

Có khả năng chứng ngưng thở khi ngủ và chóng mặt có liên quan tới nhau, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa thể kết luận chắc chắn về mối liên hệ này. Giả thuyết cho rằng những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có xu hướng bị gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn. Khi đó, tần suất và cường độ của cơn quay cuồng có vẻ rõ rệt hơn.

Mặc dù chứng chóng mặt có thể đáng sợ và không thoải mái, nhưng nó không phải là một tình trạng vĩnh viễn. Bằng cách giải quyết các nguyên nhân cơ bản hoặc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu có thể sẽ giúp làm giảm triệu chứng, và sau đó bạn có thể quay lại sống một cuộc sống bình thường mà không cần sự can thiệp y tế nghiêm trọng.

Quan trọng hơn cả, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, chúng rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng hoặc ngăn ngừa cơn chóng mặt triệt để.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor

Chủ đề: