Khoa học giấc ngủ

[Góc giải đáp] Nguyên nhân của giấc mơ và ác mộng là gì?

Kieu Tien
01/12/2021

Có thể bạn chưa biết những giấc mơ được chia thành 2 dạng chính, bao gồm: giấc mơ lành và giấc mơ xấu (ác mộng). Trong đó, ác mộng là những giấc mơ có nội dung đáng sợ hoặc rối loạn, chúng thường đánh thức người mơ khỏi giấc ngủ. Vậy đâu là những nguyên nhân của giấc mơ và ác mộng? Đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nếu bạn muốn giải mã những thông tin thú vị, kì bí về giấc mộng nhé. 

Một vài thông tin về ác mộng

Ác mộng được biết đến là một triệu chứng phổ biến của rối loạn căng thẳng sau chấn thương và trầm cảm. Một số nhà tâm lý học tin rằng ác mộng giúp não bộ có thể xử lý các sự kiện khó khăn. Tuy nhiên, nếu ác mộng xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chúng còn được biết đến là chứng rối loạn giấc ngủ đấy.

Có người khi ngủ chỉ mơ thấy những giấc mộng lành nhưng có người lại gặp ác mộng. Các nguyên nhân có thể bao gồm lo lắng, thay đổi nội tiết tố, sốt, đau đầu hay giấc ngủ bị xáo trộn. Đã có rất nhiều người tìm kiếm lời giải thích cho hiện tượng này. Sau khi khám phá thần thoại ác mộng từ khắp nơi trên thế giới, ý nghĩa của cơn ác mộng sẽ khác nhau trong từng nền văn hóa. 

Ông Ginger Houghton – chuyên gia về tâm lý xã hội tại Michigan, Hoa Kỳ thông tin rằng: “Nhìn chung, các cơn ác mộng không phải là mối đe dọa đối với chất lượng giấc ngủ hoặc sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu các cơn ác mộng lặp đi lặp lại và nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống gia đình hoặc khiến người gặp ác mộng muốn trốn tránh giấc ngủ thì lúc đó cần có sự can thiệp của y khoa”.

gặp ác mộng khi ngủ
Những điều cần biết về ác mộng

Tỉ lệ người gặp ác mộng vô cùng nhiều, tuy nhiên may mắn là chỉ có khoảng 1% trong số đó cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Thực tế đã chứng minh, ác mộng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của con người. Dina Merhbi – chuyên gia dinh dưỡng và là người sáng lập của Liệu pháp cân bằng cơ thể tại Montreal cho biết: “Chỉ cần một cơn ác mộng cũng có thể làm bạn mệt mỏi và kéo theo các thói quen có hại cho sức khỏe vào ngày hôm sau. Nếu như các cơn ác mộng lặp lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lượng và tinh thần của bạn, đồng thời có thể trở thành chất xúc tác cho chứng trầm cảm, lo lắng và thậm chí các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao”.

Nguyên nhân của giấc mơ và ác mộng là gì? 

Giấc mơ là hiện tượng tâm trí con người trải qua những hình ảnh, âm thanh tưởng tượng và nhiều dạng cảm xúc mãnh liệt trong khi ngủ. Như được biết, nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ việc hệ thần kinh bị căng quá mức hoặc cơ thể bị kiệt sức. 

Về cơ bản, giấc mộng được chia thành 2 dạng chính, bao gồm: giấc mộng lành và giấc mộng xấu (ác mộng). Thông thường những ác mộng vào ban đêm sẽ khiến tinh thần chúng bị ảnh hưởng rất nhiều, không chỉ vậy tâm trí còn bị ám ảnh. 

Để có thể kiểm soát được giấc mộng của mình, trước hết cần xác định xem đâu là lý do bạn thường mơ thấy những điều không hay? 

Gặp vấn đề về tinh thần

Theo John Mayer – nhà tâm lý học lâm sàng tại Chicago cho biết: “Trí não của chúng ta làm việc giống như một chiếc máy tính, vì vậy, nếu bạn đi ngủ với những suy nghĩ tiêu cực ban ngày thì trí não của bạn sẽ quay vòng những suy nghĩ tiêu cực đó trong khi bạn ngủ”. 

Đó chính là lý do vì sao các suy nghĩ tiêu cực và các vấn đề trong cuộc sống chưa được giải quyết được xem là yếu tố chủ chốt trong việc hình thành loại ác mộng và số cơn ác mộng mà bạn gặp phải. 

Vậy nên chúng ta có thể thấy, những người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng gặp nhiều ác mộng hơn so với người bình thường. Nguyên nhân không chỉ bắt nguồn từ các bệnh lý về thần kinh mà ác mộng còn xuất hiện khi bạn gặp phải những áp lực như: sắp phải làm bài kiểm tra, chuẩn bị chuyển nhà, hay thay đổi vị trí làm việc,…

nguyên nhân gặp ác mộng khi ngủ
Gặp vấn đề về tinh thần

Trải qua biến cố lớn trong cuộc sống

Thường xuyên gặp ác mộng không chỉ cho thấy bạn gặp phải vấn đề tinh thần mà còn có thể do đã từng trải qua biến cố lớn trong cuộc sống. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, các cơn ác mộng được xem là triệu chứng chủ đạo của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Trong trường hợp này, sau khi mơ thức giấc bạn sẽ rất khó để ngủ lại, điều này kéo theo tình trạng sức khỏe giảm sút một cách đáng kể.

Bác sĩ Alex Dimitriu – nhà sáng lập của Phòng khám chuyên trị các vấn đề về tâm thần và giấc ngủ Menlo Park cho biết: “Một số người tỉnh dậy với cảm giác buồn bã hoặc sợ hãi sau cơn ác mộng, đây sẽ là khởi đầu khó khăn cho một ngày mới. Nếu điều này thỉnh thoảng mới xảy ra thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên những cơn ác mộng lặp lại thường xuyên có thể là biểu hiện của mất trí nhớ, chấn thương tinh thần, ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ”.

gặp ác mộng khi ngủ nguyên nhân
Người từng gặp biến cố lớn trong cuộc sống cũng thường mơ thấy ác mộng

Thường xuyên ăn ngay trước khi đi ngủ

Ăn đêm là một trong những thói quen xấu cần được loại bỏ nếu bạn mong muốn có được giấc ngủ trọn vẹn. Việc ăn uống sát giờ đi ngủ sẽ khiến cho cơ thể của chúng ta tăng nhiệt độ và tăng cường trao đổi chất, vậy nên trí não sẽ hoạt động nhiều hơn và có thể dẫn đến ác mộng. 

Sau khi thực hiện một vài nghiên cứu sàng lọc, các chuyên gia đã chỉ ra, những ai thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm sau đây thường xuyên gặp phải những giấc mơ kỳ quặc và đáng sợ: ăn kem, các sản phẩm từ sữa và đặc biệt là các loại đồ uống có cồn,… 

Ngoài ra những ai đang uống thuốc điều trị bệnh cũng thường xuyên gặp phải ác mộng, chẳng hạn như: thuốc điều trị huyết áp, chống trầm cảm, thuốc chứa steroid. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng bắt nguồn từ các loại thuốc đặc trị cho bệnh Alzheimer, Parkinson và hạ cholesterol,…

gặp ác mộng khi ngủ vì sao
Ăn trước khi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bạn mơ thấy ác mộng

30 Nguyên nhân của những giấc mơ và ác mộng dựa theo truyện thần thoại

3.1/ Mare- Truyện dân gian Đức: Một sinh vật tánh tình ác độc thường ngồi phách đốc trên ngực người đang ngủ, gây ra ác mộng mị.

3.2/ Kikimora – Thần thoại Sờ-la-vơ (Slavic) (là người khu vực Đông Âu như Séc, Ba Lan, Ukraine, Nga,…): Một linh hồn mang tính cái nhập vào con chuột, chuyên đi quậy phá, được cho là nguyên nhân của bóng đè.

3.3/ Nocnitsa – Thần thoại Sờ-la-vơ: Linh hồn ác mộng ở dạng 1 cái bóng chuyên hành hạ trẻ nhỏ đang ngủ, linh hồn này có mùi rêu phong và đất. Dùng viên đá có lỗ ở giữa để ngăn chặn chúng.

3.4/ Baku – Thần thoại Nhật Bản: Được tạo ra từ những mảnh vụn sót lại sau khi thần linh đã hoàn thành tạo ra các sinh vật khác. Chúng ăn trọn những ác mộng, nhưng đôi khi không đủ để thoả mãn, thì chúng nhậu luôn những giấc mơ và hy vọng.

3.5/ Kitsune – Thần thoại Nhật Bản: Những con hồ ly tinh có năng lực nhập vào giấc mơ của con người, lừa lọc và điều khiển họ.

3.6/ Sandman – Truyện dân gian Scandinavia (Thần thoại Bắc Âu): Sandman rắc những bụi ma thuật vào mắt trẻ con làm tụi trẻ đi ngủ và mơ mộng. Trong những cách kể chuyện quỷ quyệt hơn, Sandman còn chôm luôn mắt của những đứa nít không chịu ngủ.

3.7/ Phobetor – Thần thoại Hy Lạp: Là một trong các Oneiroi (những thực thể nhân cách hoá từ các giấc mơ), Phobetor xuất hiện trong ác mộng dưới dạng động vật hoặc quái vật.

3.8/ Melino – Thần thoại Hy Lạp: Một thần nữ trong thế giới ngầm, mang những kinh hoàng và điên dại đến với phàm nhân tục tử trong những hình dạng khác nhau.

3.9/ Caer Ibormeith – Thần thoại Celtic (nhóm người cổ đại, phân bố ở nước Anh cổ): Nữ thần có khả năng thay đổi hình dạng trong những giấc mơ, thường dẫn theo thiên nga.

3.10/ Dream Catchers – Truyện dân gian Ojibwe (1 tộc người da đỏ bản địa ở Mỹ): Asibikaashi (Nữ nhân nhện) dạy người Ojibwe cách làm dreamcatcher để bà có thể bảo vệ mọi người. Những thứ này có thể bắt được những ác mộng và cho phép giấc mơ đẹp đi qua.

gặp ác mộng khi ngủ  theo thần thoại
Giải mã ý nghĩa của giấc mơ

3.11/ Pesanta – Truyện dân gian Catalan ( khu vực gần Barcelona): Con chó khổng lồ vào nhà vào ban đêm và ngồi lên ngực người đang ngủ, gây ra khó thở và ác mộng.

3.12/ Batibat – Truyện dân gian Ilocano ( những dân tộc vạn đảo như khu vực Philippin, Indonesia): Quỷ thù hằn sống trên cây. Khi cây bị đốn để làm cột nhà, con quỷ này sẽ ngồi trên ngực chủ nhà để gây ác mộng.

3.13/ Lietuvens – Truyện dân gian Latvia (đất nước ở đông Âu): Linh hồn của người bị siết cổ, treo cổ hoặc chết nước chuyên đi gây bóng đè.

3.14/ Ogun Oru – Truyện dân gian Nigeria (đất nước ở châu Phi): Quỷ nhập gây ra trạng thái gọi là “chiến tranh về đêm”; bao gồm các trạng thái bóng đè, ác mộng, và những rối loạn khác.

3.15/ Succubus – Truyện dân gian trung cổ châu Âu: Quỷ nữ xuất hiện trong giấc mơ để dụ dỗ đàn ông. Sự tiếp xúc nhiều sẽ gây ra điên loạn hoặc thậm chí tử vong.

3.16/ Bakhtak – Truyện dân gian Pakistan (đất nước ở trung Á): Jinn (kiểu như thần đèn trong Aladin) độc ác nhập vào và chiếm cơ thể người, gây ra bóng đè. Có thể phòng ngừa được bằng 1 thứ gọi là tawiz, mề đay chứa bên trong những câu từ của kinh Quran.

3.17/ Pandafeche – Truyện dân gian Ý: Phù thuỷ độc ác hoặc sinh vật giống mèo gây ra bóng đè.

3.18/ Pisadeira – Truyện dân gian Brazil: Nữ nhân xương xẩu, mắt đỏ ám những người đi ngủ ngay sau khi ăn quá nhiều. Cô ta nhảy trên ngực và bụng họ, gây ra bóng đè.

3.19/ Jinn – Truyện dân gian Ai Cập: Một nghiên cứu khoa học khảo sát cho thấy 48% số người trải qua hiện tượng bóng đè ở Ai Cập tin rằng nó bị gây ra bởi các Jinn (thần linh, nhưng cấp độ thấp hơn Thiên thần)

3.20/ Tutu – Thần thoại Ai Cập: Sư tử đầu người đuôi rắn, thêm đầu diều hâu và cá sấu mọc ở thân; bảo vệ các lăng mộ khỏi quỷ và ác mộng.

giải mã nguyên nhân gặp ác mộng
Có nhiều cách lý giải nguyên nhân dẫn đến ác mộng

3.21/ Breksta – Thần thoại Lithuania (1 quốc gia đông Âu): Nữ thần hoàng hôn mở ra cánh cửa đến với những giấc mơ, bảo vệ con người từ khi mặt trời lặn đến khi mọc.

3.22/ Astral Travel – Thần thoại Ấn độ giáo cổ: Trong Vedas, thánh thư cổ nhất của Ấn độ giáo, nói rằng khi ngủ, linh hồn rời thể xác và du hành vũ trụ, tạo ra những giấc mơ.

3.23/ Mesingw – Thần thoại Lenape (1 tộc người da đỏ bản địa ở Mỹ): Một linh hồn y thuật hùng mạnh chuyên bảo vệ sự cân bằng của tự nhiên, thường xuất hiện trong giấc mơ của con người.

3.24/ Giấc mơ của Linh hồn vĩ đại – Thần thoại Abenaki ( tộc người da đỏ bản địa Mỹ): Sau khi tạo ra thế giới, Linh hồn vĩ đại ngủ quên trên lưng của Rùa Vĩ đại, Linh hồn mơ về những sinh vật kỳ lạ và khi tỉnh dậy thì thấy chúng đã thành hình dạng, trở thành những động vật và con người đầu tiên.

3.25/ Phù thuỷ già – Thần thoại Anh: Ngồi trên ngực người đang ngủ, gây ra ác mộng. Khi nạn nhân tỉnh giấc, không thể thở hoặc di chuyển trong 1 thời gian ngắn.

3.26/ Wendigo – Truyện dân gian Algoquian (Tộc da đỏ bản địa Mỹ): Những huyền thoại được kể lại rằng nếu một người mơ thấy Wendigo, người đó sẽ dễ dàng thành mục tiêu bị Wendigo nhập vào. Sau khi ăn hết thịt người, cơ thể bắt đầu biến đổi kỳ dị.

3.27/ Fylgja – Thần thoại Bắc Âu: Một linh hồn hình dạng động vật mà có số mệnh kết nối chặt với mỗi người nhất định. Một người hoàng tộc sẽ gắn kết với linh hồn fylgja gấu, một người xấu tính sẽ gắn với linh hồn sói. Nếu họ nhìn thấy cái chết của Fylgja trong mơ, điềm xấu đang đến.

3.28/ Phiam – Truyện dân gian Thái: Ma quỷ ngồi trên ngực người khi ngủ gây ra bóng đè. Dùng son môi để xua đuổi, vì chúng không tấn công phụ nữ.

ác mộng khi ngủ
Có rất nhiều cách lý giải về ác mộng

3.29/ Alu – Thần thoại Sumer (Nền văn minh cổ ở trung Đông): Linh hồn hận thù chuyên khủng bố những người đang ngủ, gây ra bất tỉnh, hôn mê, ác mộng và bóng đè.

3.30/ Svefnthorn – Thần thoại bắc Âu: Một biểu tượng ma thuật dùng để làm đối thủ rơi vào giấc ngủ sâu ngàn năm.

Hy vọng từ những chia sẻ trên đây ngungonsongtron.com có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân của giấc mơ và ác mộng là gì. Hãy tìm hiểu xem đâu là lý do khiến bạn hay có những giấc mơ xấu ngay bây giờ, từ đó tìm cách khắc phục nhé. 

Nguồn: https://sleepopolis.com/education/causes-of-dreams-and-nightmares-mythology/