Cách chọn nệm phù hợp cho từng đối tượng

Các loại nệm

5 bước/cách chọn nệm chuẩn không cần chỉnh cho người chưa có kinh nghiệm 

Admin
31/12/2019

Khác với mua sắm quần áo, mỹ phẩm… mua nệm là trải nghiệm vô cùng tẻ nhạt đối với nhiều người. Và việc chọn mua nệm cũng không phải là chuyện dễ dàng chút nào. Dưới đây là bài viết về cách chọn nệm “chuẩn không cần chỉnh” cho người chưa có kinh nghiệm.

Việc đầu tiên trong quá trình mua sắm nệm đó chính là, bạn phải vứt bỏ chiếc nệm cũ của mình. Sau đó mất thời gian tìm hiểu hàng tá thông tin về nệm. Ôi thôi, có hàng tá sự lựa chọn từ nhà sản xuất, các loại vật liệu, kích thước và phụ kiện giường ngủ! Tin vui là bài viết này có thể giúp bạn tìm ra các tiêu chí quan trọng nhất để chọn một tấm nệm mới, đồng thời chấm dứt trải nghiệm mua sắm buồn tẻ này một cách nhanh chóng nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Bước 1: Bạn có thực sự cần một tấm nệm mới?

Nhiều người thay đổi nệm của họ chỉ sau một vài năm và việc này chẳng có vấn đề gì nếu bạn có đủ khả năng tài chính. Nhưng nệm không phải là một khoản đầu tư nhỏ, vì vậy, hãy dành một chút thời gian để xác định xem bạn có thực sự cần thay một chiếc nệm mới hay không.

Độ bền của các loại nệm theo số năm
Độ bền của các loại nệm theo số năm

Theo khuyến nghị của chuyên gia sức khỏe, bạn nên thay nệm mới sau 7 hoặc 8 năm. Tất nhiên, thời gian thay nệm còn phụ thuộc vào chất lượng và chất liệu của nệm. Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy đau lưng hoặc đau cổ sau khi thức dậy, vấn đề có thể nằm ở chiếc nệm của bạn. Dưới đây là tuổi thọ trung bình của nệm được phân loại dựa trên chất liệu:

Air: Nệm Hơi
Waterbed: Nệm nước
Pillow Top: Lớp phủ nệm Pillow Top
Hybrid: Nệm lò xo tổng hợp
Innerspring: nệm lò xo túi
Memory Foam: Nệm mút hoạt tính
Latex: Nệm cao su

Chăn mỏng đắp mùa hè
Chăn mỏng đắp mùa hè

Bước 2: Xác định ngân sách của bạn

Để tôi chia sẻ trải nghiệm mua nệm của mình trước nhé:

Vài năm trước, tôi đã đi đến một cửa hàng và mua một chiếc nệm có giá 50 triệu đồng. Đây thậm chí không phải là chiếc đắt nhất ở đó. Trong năm đầu tiên, cảm giác chiếc nệm đem lại thật hoàn hảo và tôi ngủ cực kỳ ngon trong khoảng thời gian đó. Nhưng, một điều đã xảy ra.

Chiếc nệm “không điểm nào chê” của tôi bắt đầu chùng xuống và mất đi khả năng hỗ trợ cơ thể. Khỏi cần phải nói, lưng và cổ của tôi phải chịu đựng cơn đau dai dẳng, đặc biệt là vào mỗi sáng ngủ dậy. Hai năm nữa trôi qua cho đến khi tôi quyết định mua một chiếc mới (mua trên website trực tuyến) với giá 17 triệu đồng và đây cũng là chiếc nệm tôi đang sử dụng cho đến bây giờ (sau ba năm). 

Trở lại với thực tế

Hầu như ít ai sẵn sàng bỏ ra ngân sách vài chục triệu chỉ để mua một chiếc nệm. May mắn thay, ngày nay bạn có thể mua nệm với nhiều mức giá khác nhau và bạn có thể tìm thấy những chiếc nệm ở nhiều nơi chẳng hạn như cửa hàng bán nệm hoặc mua nệm trên các trang thương mại điện tử. Ngoài ra, khi mua nệm vào các mùa giảm giá lớn như Tết hoặc Black Friday, bạn có thể tiết kiệm được khá nhiều.

Đừng nhầm lẫn rằng nệm mắc là mặc định đồng nghĩa chất lượng sẽ tốt hơn. Nếu bạn nghĩ rằng mua nệm trên mạng dễ bị hớ giá hơn so với mua tại cửa hàng thì bạn nhầm to, các cửa hàng có xu hướng tăng giá cao hơn so với mua trực tuyến. 

Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

  • Không nên luôn luôn chọn mua chiếc nệm rẻ nhất – Đây là quy tắc chung cho hầu hết các sản phẩm. Chí ít bạn nên mua nệm có giá cao hơn một chút (so với chiếc rẻ nhất). Chiếc nệm rẻ nhất thường có độ bền thấp hơn, nhiều độc tố hơn và chất lượng giấc ngủ thấp hơn.
  • Giá cao hơn không có nghĩa là chất lượng cao hơn – Là người tiêu dùng thông thái, ai cũng thuộc nằm lòng điều này nhưng chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh thêm lần nữa.

Bây giờ bạn đã có ngân sách mua nệm cho riêng mình chưa? Tôi đoán bạn cũng đang tự hỏi “vậy loại nệm nào là tốt nhất?” 

Bước 3: Chọn loại nệm và chất liệu lý tưởng 

Theo thống kê, hầu hết mọi người sẽ chọn chất liệu nệm dựa trên sở thích cá nhân. Nếu ai đó nói rằng nệm cao su là tốt nhất, tôi sẽ không lập tức coi đó cũng là sự lựa chọn của mình. Tôi sẽ đọc và tham khảo thêm những ý kiến ​​khác hoặc tự mình kiểm tra. 

Dưới đây là các dòng nệm phổ biến nhất trên thị trường bạn có thể tham khảo:

Nệm lò xo

Nệm lò xo là dòng nệm truyền thống nhất trên thị trường nệm. Có 2 loại nệm lò xo là nệm lò xo giàn và nệm lò xo túi. Càng về sau này, dòng nệm lò xo, đặc biệt là lò xo giàn có vẻ ngày càng không được ưa chuộng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải hiểu những ưu điểm khi nằm ngủ trên dòng nệm truyền thống này cũng như khám phá lý do tại sao dòng nệm này lại bị “thất sủng”.

Nệm lò xo giàn
Nệm lò xo giàn

Ưu điểm:

  • Một ưu điểm dễ thấy của dòng nệm lò xo này là gía cả hợp lý nhất trên thị trường. Một phần do nhu cầu thị trường giảm và một phần do hiện nay có rất nhiều lựa chọn thay thế khác giúp người nằm thoải mái hơn và tốt hơn cho sức khỏe tổng thể.
  • Một cân nhắc khác là tuổi thọ của nệm. Nệm lò xo cực kỳ bền. Do các lò xo thường được làm từ các loại kim loại khác nhau, chúng có xu hướng giữ hình dạng và cấu trúc nệm tốt trong nhiều năm mà không bị lún, xẹp
  • Ngoài ra, vì đây là dòng nệm truyền thống nhất nên việc nằm nệm lò xo đã dần trở thành thói của người tiêu dùng trong hàng chục năm qua. Khi mua một chiếc nệm lò xo, người tiêu dùng sẽ không quá phân vân hay lo ngại liệu chất liệu này có ổn không, có bền không bởi vì họ đã sử dụng nệm trước đó rồi.
  • Ưu điểm đáng chú ý cuối cùng của dòng nệm này là mật độ khoảng cách giữa các lò xo lớn, cho phép không khí dễ dàng lưu thông. Dòng chảy này giúp giảm nhiệt độ nệm, cho phép bạn có một đêm ngủ thoáng mát hơn.
Nệm Lò xo túi độc lập
Nệm Lò xo túi độc lập

Đối tượng nên sử dụng: Những người muốn được hỗ trợ nâng đỡ tối đa trọng lượng cơ thể, những người quan tâm đến độ bền, độ thoáng mát và độ nảy của nệm.

Nệm cao su

Những chiếc nệm cao su có độ êm ái và thoải mái khó dòng nệm nào sánh bằng. Nệm cao su có độ nảy và độ tương thích với cơ thể tốt. Mủ cao su được chiết xuất từ một loại cây có tên gọi khoa học là Hevea-Brasilenis. Mủ cao su được thu hoạch và sau khi trải qua nhiều công đoạn, bạn sẽ có một nguyên liệu thô tuyệt vời cho nhiều sản phẩm khác nhau. Nệm, gối là một trong số đó.

Nệm cao su
Nệm cao su

Có hai loại nệm cao su cho bạn lựa chọn:

  • Nệm cao su 100% tự nhiên – Đây là sự lựa chọn an toàn hơn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Nhưng nó cũng đắt hơn, khoảng 17-20 triệu (dòng cao cấp)
  • Nệm cao su tổng hợp – Được làm từ hỗn hợp polymer tổng hợp kết hợp với mủ cây thiên nhiên. Nệm có chi phí ít tốn kém hơn nhưng không an toàn cho sức khỏe và tốt như nệm 100% thiên nhiên.

Đối tượng nên sử dụng: Nệm cao su là sự lựa chọn tốt nhất dành cho những người thích cảm giác thoáng mát khi đặt lưng xuống, bao gồm cả độ nảy và độ thích nghi với trọng lượng tốt. Nệm cao su được xem là dòng nệm được người tiêu dùng ưu ái hàng đầu 

Nệm Foam & Memory Foam 

Nệm Foam được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1970 bởi NASA. Foam được ứng dụng như một một vật liệu an toàn cho đệm ghế để bảo vệ phi công và hành khách nếu xảy ra các vụ tai nạn máy bay. Sau đó, vật liệu này đã được ứng dụng trong ngành sản xuất nệm.

Nệm Foam Nhật Bản
Nệm Foam Nhật Bản

Tại sao nệm Foam trở nên phổ biến?

  • Câu trả lời là do dòng nệm này được đánh giá mang lại sự thoải mái và hỗ trợ vượt trội cho toàn bộ cơ thể. Nếu bạn không tin, hãy thử ấn tay vào mặt nệm sẽ hiểu được sức hấp dẫn của nó.
  • Memory Foam là dòng nệm duy nhất có thể ôm lấy từng centimet của cơ thể. Khi bạn rời giường, nệm sẽ dần quay lại hình dạng ban đầu. Về cơ bản, nệm Memory Foam có thể ôm lấy cơ thể hoàn hảo cho mọi hình dáng và mọi tư thế ngủ.
  • Một tính chất độc đáo khác của Memory Foam là khả năng cách ly chuyển động. Bạn có thể tìm xem những quảng cáo về dòng nệm này. Chẳng hạn một người phụ nữ nhảy trên nệm với một ly rượu đặt ở phía bên kia nệm. Thật kỳ diệu, rượu không bị tràn ra. Là vì năng lượng sinh ra tại vị trí nhảy không được truyền đến các khu vực khác của nệm.
  • Một chiếc nệm Memory Foam sẽ giúp bạn và người “đầu ấp tay gối” ngủ ngon hơn. Khi một người trở mình sẽ không ảnh hưởng đến người còn lại. Đây là một lợi thế to lớn mà không có ở bất kỳ dòng nệm nào khác trên thị trường.

Khuyết điểm: Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà mọi người gặp phải là tính giữ nhiệt. Nếu bạn là người chỉ có thể ngon giấc với điều kiện không gian thoáng mát, nệm Memory Foam có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hiện nay, các nhà sản xuất vẫn đang nghiên cứu và đưa ra những cải tiến tốt hơn để giảm nhiệt cho nệm Memory Foam.

Đối tượng phù hợp: Những người muốn định hình khung xương cơ thể, thích cảm  giác được ôm trọn từng đường cong cơ thể. 

Nệm lò xo tổng hợp

Nệm lò xo tổng hợp là sự kết hợp của cả lò xo truyền thống và các lớp nệm foam.

Ưu điểm: Tập hợp các ưu điểm của 2 dòng nệm trên, nệm lò xo tổng hợp có khả năng ôm lấy từng đường cong cơ thể đồng thời đem lại khả năng đàn hồi và nâng đỡ cơ thể tuyệt vời nhờ sự hỗ trợ của dàn lò xo.

Tuy nhiên, lượng foam cấu thành những chiếc nệm này có hàm lượng rất khác nhau. Điều này tùy thuộc vào độ cứng mà nhà sản xuất mong muốn. Một số dòng nệm sử dụng ít hơn 4 cm nệm mút hoạt tính (Memory Foam), như vậy, chiếc nệm này sẽ gần giống với giường lò xo truyền thống hơn là một chiếc nệm foam. 

Nệm lò xo tổng hợp
Nệm lò xo tổng hợp

Để có mình lựa chọn tốt nhất với dòng nệm lò xo tổng hợp, tốt nhất bạn nên chọn những chiếc nệm có gần 8 cm thành phần Memory Foam.

Khuyết điểm: Một khuyết điểm của những chiếc nệm này là giá thành. Đây là những chiếc nệm đắt tiền nhất bạn có thể biết, có những chiếc có trị giá đến năm sáu chục triệu đồng hoặc cả tỷ đồng. Qủa là một khoản đầu tư đáng kể. Nhưng đây cũng là một khoản đầu tư xứng đáng nếu bạn muốn sử dụng lâu dài.

Đối tượng sử dụng: Những ai đang tìm kiếm sự hỗ trợ tốt cho đường cong cơ thể đồng thời bao gồm độ này tốt, cảm giác thoáng mát và khả năng giảm áp lực lên các điểm cơ thể. 

Bước 4. Xác định tư thế ngủ lý tưởng của bạn

Hầu hết chúng ta đều có một tư thế ngủ độc đáo. Không có vấn đề gì nếu bạn ngủ nghiêng, ngủ sấp hoặc ngủ ngửa, hoặc thậm chí nếu bạn trở mình suốt đêm. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc cách chọn nệm lý tưởng dựa trên sở thích của mình. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ và tìm ra vị trí ngủ yêu thích của bản thân, bởi vì điều đó quyết định độ cứng lý tưởng cho chiếc nệm mới của bạn.

Xác định tư thế ngủ đúng để chọn nệm phù hợp
Xác định tư thế ngủ đúng để chọn nệm phù hợp

Nằm ngửa

Yếu tố quan trọng nhất đối với người ngủ ngửa là độ cứng và khả năng nâng đỡ của nệm. Nếu chiếc nệm của bạn mềm oặt, cơ thể bạn sẽ bị “chìm” xuống nệm và gây đau lưng. Bạn sẽ cần một chiếc nệm vừa đủ mềm để giảm áp lực lên các điểm cơ thể nhưng vẫn cung cấp đủ lực hỗ trợ nâng đỡ. Trên thang điểm từ 1-10, phạm vi hoàn hảo sẽ là 5-7.

Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 15% số người ngủ ngửa. Vì bạn là một trong số người ít ỏi đó, bạn sẽ cần một tấm nệm đặc biệt để có được giấc ngủ ngon mỗi đêm

Nệm Memory Foam đem đến độ thoải mái cao nhất cho những người ngủ nằm ngửa. Điều này là bởi nệm ôm sát lấy đường cong cơ thể, giữ cho cột sống nằm ở vị trí tự nhiên. 

Nằm nghiêng

Nhiều người có thói quen ngủ nghiêng kể cả khi họ phải chịu đựng sự khó chịu và đau ở khớp hông và vai. Điều này thường là do nằm nệm không phù hợp.

Lý tưởng nhất, bạn nên chọn một tấm nệm có độ cứng từ 3-6 (trong số 10), rơi vào độ mềm vừa phải.

Nằm sấp

Đây được coi là tư thế ngủ có hại nhất. Nếu nệm quá mềm (không đủ hỗ trợ) cột sống của bạn sẽ cong gây đau lưng. Bạn nên mua chiếc nệm có độ cứng trong phạm vi 5-7. Trên thị trường hiện nay, hầu hết các dòng nệm đều rơi vào khoảng này. 

Bước 5. Cân nhắc về trọng lượng cơ thể

Thoạt nhìn, bạn có thể tự hỏi, cân nặng có liên quan quái gì đến việc chọn nệm?

Trọng lượng cơ thể tác động đến cách chọn nệm
Trọng lượng cơ thể tác động đến cách chọn nệm

Sự thật là khả năng hỗ trợ, ôm lấy cơ thể và thậm chí làm mát sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của bạn. Một sự thật phũ phàng khác là không có chiếc nệm nào tốt nhất cho mỗi người trong chúng ta.

Chúng ta hãy xem các hướng dẫn sau đây về cách chọn nệm có độ cứng lý tưởng dựa trên cân nặng của bạn:

  • Qúa ốm (Dưới 150 pounds – 68kg) – Bạn sẽ cần một chiếc giường có độ cứng vừa phải, khoảng 5-6 độ. Nếu bạn nhẹ hơn 150 lbs, bạn có thể chọn nệm có độ cứng là 4 vì hầu hết các dòng nệm được thiết kế cho người ngủ có cân nặng trung bình 180lbs.
    Nếu bạn muốn cảm giác mềm mại hơn hoặc nếu ngủ hai người, bạn có thể chọn nệm trong phạm vi độ cứng 3-4. 
  • Trung bình (150-200 pounds, 68kg -90kg) – Bạn có thể chọn những chiếc nệm có độ cứng từ 5 – 7. Mức độ này cung cấp sự hỗ trợ và thoải mái hoàn hảo. Một số người sẽ muốn một chiếc mềm hơn và điều đó hoàn toàn tốt, chỉ cần trong phạm vi 3-5 nếu bạn ngủ nằm nghiêng.
  • Người nặng hơn (200 pounds – 90kg) – Người nặng hơn có thể gây ra nhiều điểm áp lực trên lưng hơn. Lý tưởng nhất là bạn cần một chiếc nệm cứng để không bị trũng vào nệm. Nếu bạn đang gặp vấn đề với khả năng thoáng mát của nệm, bạn nên cân nhắc về nệm cuộn.
    Tốt nhất, hãy chọn một chiếc giường có độ dày 30 cm (12 inch) hoặc dày hơn. Nệm càng dày sẽ cung cấp khả năng hỗ trợ tốt và cảm giác mềm mại hơn

Hy vọng rằng, những tiêu chí về cách chọn nệm của bài viết đã chia sẻ sẽ giúp bạn chọn được một tấm nệm phù hợp nhất cho tổ ấm của mình!

Nguồn tham khảo: sleepadvisor