Buồn ngủ khi bị ốm

Khoa học giấc ngủ

Tại sao chúng ta luôn cảm thấy buồn ngủ & mệt mỏi khi bị ốm?

Admin
10/01/2020

Nghiên cứu mới cho thấy cảm giác buồn ngủ khi bạn bị bệnh có thể là một cơ chế sinh tồn thiết yếu.

Sự cần thiết và lợi ích của việc ngủ vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết rằng giấc ngủ là cách để nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo lại cơ thể. Khi nghiên cứu về giun tròn ký sinh, các nhà khoa học đã phát hiện ra một đột biến gen khiến những con giun bị căng thẳng và sau đó giải phóng một chất hóa học báo hiệu cho bộ não nhỏ bé phải ngủ thiếp đi. 

Các nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện trên ruồi giấm. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy những con ruồi nếu chúng tiếp xúc với vi khuẩn và sau đó đi ngủ thì sẽ có cơ hội sống sót cao hơn những con tiếp tục những hoạt động thường ngày.

Tất cả mọi người đều bị bệnh hết lần này đến lần khác, vì vậy hầu hết đều muốn được chợp mắt khi cảm thấy không khỏe. Bạn có tò mò tại sao và điều gì đã khiến chúng ta buồn ngủ khi bị bệnh không?

Cơ thể mệt mỏi muốn ngủ và nghỉ ngơi khi bị ốm
Cơ thể mệt mỏi muốn ngủ và nghỉ ngơi khi bị ốm

Những lý do bạn cảm thấy buồn ngủ khi bị ốm

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để khỏe mạnh. Giấc ngủ cần thiết cho thể chất lẫn tinh thần, cho phép cơ thể ngừng hoạt động để phục hồi các tế bào và tái tạo mô, giúp não bộ cải thiện trí nhớ, xử lý thông tin và học hỏi. Khi ai đó mất ngủ, họ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, việc bị ốm khiến chúng ta muốn ngủ nhiều hơn bình thường là một câu đố mà các nhà khoa học đang cố tìm ra cách giải quyết.

Các giả thuyết hiện tại cho rằng việc buồn ngủ chính là cách buộc cơ thể phải hoạt động chậm lại để tái tạo năng lượng. Phần lớn quá trình tái tạo và phục hồi diễn ra trong các giai đoạn giấc ngủ sâu (hay còn được gọi là giấc ngủ sóng chậm SWS). Ngủ không chỉ buộc cơ thể hoạt động chậm lại để tự phục hồi, nó còn khiến cơ thể tạo ra một số phản ứng tự động và miễn dịch. Khi cơ thể buộc bạn phải chậm lại, nó sẽ thực hiện các chức năng sau:

  • Mã hóa: nhận ra vi khuẩn hoặc virus lạ 
  • Hợp nhất: thu thập, củng cố thông tin về virus và vi khuẩn.
  • Nhớ lại: trong trường hợp vi khuẩn hoặc virus tương tự quay trở lại, cơ thể sẽ tự động tái sử dụng các hoạt động chiến đấu chống lại những con virus và vi khuẩn đó.

Quá trình trên có thể diễn ra khi chúng ta thức; tuy nhiên, ngủ giúp tăng hiệu suất và hiệu quả của ba bước này. Đó là lý do tại sao cơ thể ra hiệu cho chúng ta chậm lại và nằm dài trong một ngày đau ốm thay vì đi vào thành phố và say sưa rượu vang đỏ.

Tại sao cần phải ngủ khi bị ốm?

Tiêu hao năng lượng ít hơn

Khi cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus, nó cần phải tiêu hao rất nhiều năng lượng. Càng tiết kiệm năng lượng khi bị bệnh, bạn càng hồi phục nhanh hơn.

Lưu lượng máu chuyển sang quá trình chữa bệnh

Tiêu hóa, tập thể dục, tập trung và di chuyển đều cần lưu lượng máu. Cơ thể cần lượng máu đó để truyền năng lượng và chất dinh dưỡng đến các tế bào và hệ thống miễn dịch.

Miễn dịch

Ngủ giúp hệ thống miễn dịch vừa duy trì trạng thái cân bằng, vừa chống lại những vi khuẩn và virus xâm nhập. Bằng việc ngủ đủ giấc, đặc biệt là khi bị bệnh, cơ thể có thể phục hồi nhanh hơn.

Ít tiếp xúc với các tác động bên ngoài

Cơ chế sinh tồn bẩm sinh của chúng ta cho biết rằng thật nguy hiểm khi ra đường dạo chơi trong khi cơ thể cảm thấy không khỏe. Trong tình trạng suy yếu, cơ thể dễ bị xâm nhập bởi các con vi khuẩn và virus có hại cho sức khỏe hơn. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, những người thượng cổ ở trong hang tịnh dưỡng khi bị sốt có khả năng sống sót lâu hơn những người ưa mạo hiểm bên ngoài hang, thậm chí có thể bị nuốt chửng bởi một con hổ.

Steroid nội sinh giảm

Steroid nội sinh được sản xuất trong tuyến thượng thận, và chúng tự ức chế hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Trong những trường hợp thông thường chúng hoạt động hết công suất, nhưng khi bị bệnh, một phản ứng viêm báo hiệu hệ thống miễn dịch. Do đó, đi ngủ làm giảm hoạt động của các steroid này, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Opioids nội sinh được tăng cường

Opioids nội sinh nổi tiếng nhất là endorphin. Việc ngủ và tập thể dục vừa phải giúp tăng Opioids. Vì vậy, việc nghỉ ngơi rất quan trọng trong việc chữa bệnh. Ngoài việc ngủ để nghỉ ngơi, rất nhiều người cũng chia sẻ họ cảm thấy khỏe hơn sau một vài bài tập nhẹ. Khi tập thể dục, các opioid tăng cường kháng thể và đáp ứng miễn dịch.

Thế hệ chống oxy hóa

Ngủ làm tăng nồng độ axit alpha-lipoic (ALA) – đây là một chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Chất chống oxy hóa làm sạch cơ thể và tiêu diệt hết những vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể.

Các câu hỏi thường gặp

Bạn có thể ngủ quên khi bị bệnh?

Bạn nên thoải mái nghỉ ngơi theo nhu cầu của cơ thể. Thông thường, mọi người có xu hướng ngủ nhiều nhất trong vài ngày đầu tiên khi bị bệnh do bình thường hầu hết mọi người thức làm việc trong tình trạng thiếu ngủ. 

Tư thế ngủ nào tốt nhất cho người bị cảm lạnh?

Những người bị cảm lạnh nên đảm bảo đầu và mũi được nâng cao. Nằm ngửa và ngủ đều hai bên là những tư thế phù hợp. Chúng tôi khuyên bạn nên tựa đầu lên bằng một cái gối hình nêm để tạo góc nghiêng tự nhiên hơn. Bạn có thể tựa đầu vào một núi gối, nhưng điều này có thể gây tổn hại cho vùng cổ, đặc biệt nếu nằm theo cách này trong nhiều ngày liên tiếp.

Tôi cần ngủ bao nhiêu khi bị cúm?

Tốt nhất, bạn nên ngủ đủ bảy đến chín giờ mỗi đêm để đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, có thời gian để cơ thể lành bệnh. Có thể bạn muốn ngủ thêm một hoặc hai giờ nữa nếu cảm thấy thời tiết dễ chịu. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, khi tỉnh táo, hãy hạn chế hoạt động. Hãy duy trì điều này cho đến khi cơ thể bạn hoàn toàn bình phục. Hãy lắng nghe và chiều theo cơ thể của mình bạn nhé.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor

Chủ đề: