Sleep Talking

Khoa học giấc ngủ

11 nguyên nhân khiến con người nói mớ khi ngủ 

Giang Gina
12/02/2020

Chúng ta có xu hướng nghĩ về Somniloquy – chứng nói mớ khi ngủ khi cơ thể phản ứng với những điều họ trông thấy trong giấc mơ. Tuy nhiên đây chỉ là một trong nhiều lý do mà bài viết này mong muốn chia sẻ.

1. Bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM

Giấc mơ xảy ra trong REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh). Giai đoạn này thường chiếm từ 20 đến 25% tổng thời lượng ngủ của một người. Đó cũng chính là khoảng thời gian não bộ bận rộn, đôi mắt chuyển động nhanh, huyết áp tăng, nhịp tim tăng và hoạt động của sóng não xảy ra tương tự như lúc cơ thể đã thức dậy. Mặc dù vậy, cơ thể vẫn nằm yên, gần như bị tê liệt hoàn toàn nhằm ngăn cản việc phản ứng lại với những gì diễn ra trong giấc mơ. Trừ những trường hợp mắc phải hội chứng Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD). Những người mắc hội chứng này có khả năng phản ứng lại với những gì diễn ra trong giấc mơ của họ. Ngoài việc nói ra thành lời, một số thậm chí còn có những hành động bạo lực, hoặc mộng du bước ra khỏi giường và đi loanh quanh. 

Để hiểu thêm về kiến thức liên quan tới các chu kỳ của giấc ngủ, vui lòng click vào đây.

Nói mớ khi ngủ
Nói mớ khi ngủ

2. Bị ác mộng trong đêm

Phản ứng trong vô thức khi gặp ác mộng thường xảy ra đối với trẻ em hơn là đối với người lớn. Khi gặp ác mộng chúng ta luôn nghĩ đó là thật, và phản ứng lại với điều đó trong vô thức bằng những tiếng la hét, đá, đập, … vì lúc này người gặp ác mộng đang sợ hãi về những điều họ trông thấy và đang phải đối mặt, dù họ không hề biết đó chỉ là một giấc mơ không có thật mà thôi. 

Qua tới sáng hôm sau, hầu hết những người này đều khó có khả năng nhớ lại những gì đã xảy ra vào đêm hôm trước.

3. Bị rối loạn ăn uống 

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (nocturnal sleep-related eating disorder, tên viết tắt là NS -RED) là việc ăn uống bất thường trong đêm. Mặc dù rối loạn này không phổ biến như mộng du, nhưng rối loạn ăn uống có thể xảy ra trong lúc mộng du. Những người mắc chứng rối loạn này ăn trong khi họ đang ngủ. Không những thế còn vào bếp và nấu ăn mà không hề có hồi ức về những điều họ đã làm. Tuy nhiên nếu NS-RED xảy ra thường xuyên, họ có thể bị tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn thế nữa, nếu bị ai đó bắt gặp họ ăn trong tình huống này, có thể họ sẽ đối thoại lại trong vô thức, kiểu dạng nói mớ somniloquy trong lúc ngủ mà chúng ta mới vừa tìm hiểu ở trên.

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (nocturnal sleep-related eating disorder, tên viết tắt là NS -RED)
Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (nocturnal sleep-related eating disorder, tên viết tắt là NS -RED)

4. Do đang trị liệu bằng thuốc

Nếu bạn nói mớ khi đang ngủ gật, hãy thử kiểm tra các toa thuốc mà bạn đang dùng để tìm hiểu xem, một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn có liên quan tới somniloquy hay không. Hãy đến gặp bác sĩ và trao đổi về vấn đề này để bác sĩ có thể giúp bạn điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng mỗi loại thuốc bạn dùng.

5. Lạm dụng chất kích thích

Một số loại thuốc đóng vai trò là chất kích thích, giúp cơ thể tỉnh táo. Tuy nhiên một số khác lại gây ra hiện tượng buồn ngủ. Dù thế nào, các triệu chứng trên đều do con người tạo nên và vì thế chúng sẽ biến mất sau đó. Tuy nhiên các thuốc này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể con người, ảnh hưởng đến lịch trình ngủ thông thường của chúng ta. Hậu quả là sẽ có sự gián đoạn trong giấc ngủ và khiến chúng ta ngủ mớ 

6. Bị căng thẳng, lo lắng & trầm cảm

Lo lắng và trầm cảm có liên quan mạnh mẽ đến rối loạn giấc ngủ. Những người này không nghỉ ngơi đủ sâu và thậm chí không thể ngủ. Ngoài ra, những người có thời gian biểu ngủ không đều đặn có khả năng nói mớ trong lúc thiếp đi. Điều này có thể do não gặp khó khăn khi muốn dừng hẳn hoạt động vào ban đêm, khiến chu kỳ giấc ngủ thông thường bị gián đoạn. Hoặc cũng có thể do tiềm thức của người đó muốn bản thân làm việc nhiều giờ hơn để cố tìm giải pháp cho một vấn đề cấp bách nào đó.

Căng thẳng, trầm cảm
Căng thẳng, trầm cảm

7. Bị thiếu ngủ

Không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến hiện tượng ngủ mớ. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng những người không nghỉ ngơi đầy đủ thì cơ thể sẽ gặp khó khăn trong các lần chuyển tiếp giữa các giai đoạn của giấc ngủ. Cụ thể khó khăn đó xảy ra khi cơ thể chuyển từ giai đoạn giấc ngủ sóng chậm sang giai đoạn nhẹ hơn. Những người mắc chứng rối loạn này gặp nhiều khó khăn để tự thức dậy. Khi sự uể oải kéo dài có thể khiến họ nói mớ trong lúc ngủ. 

8. Bị sốt

Nói mớ trong khi sốt cao khá phổ biến. Cơ thể và não bộ khi bị sốt thường kiệt sức vì chúng phải chuyển hướng năng lượng và tài nguyên quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch thay vì dành vào những việc mà thường ngày trong lúc cơ thể vẫn khỏe mạnh hay làm. Vì thế bạn thường hay nói mớ vào ban đêm hơn.

Bị cảm sốt
Bị cảm sốt

9. Bị rối loạn sức khỏe tâm thần

Rối loạn sức khỏe tâm thần thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ mặc dù tại thời điểm hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác vấn đề sức khỏe tâm thần dẫn đến rối loạn giấc ngủ có liên quan cụ thể thế nào. Điều này cũng vậy ở vế ngược lại, tức rối loạn giấc ngủ thách thức sức khỏe tâm thần cụ thể ra sao.

10. Di truyền

Nếu bạn mắc chứng nói mớ khi ngủ, có thể là do gen di truyền từ bố mẹ. 

11. Rượu / Bia

Giống như ma túy, rượu cũng có thể là nguyên do. Khi uống vài chai bia hoặc rượu, cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng buồn ngủ và muốn nằm chợp mắt nghỉ ngơi ngay mặc dù khi ấy chưa đến giờ đi ngủ thật sự. Khi tác động của rượu bia biến mất, cơ thể sẽ từ từ được đánh thức (ban đầu từng phần trong cơ thể sẽ được đánh thức). Giai đoạn này khá hợp lý nếu xuất hiện hội chứng nói mớ.

Nếu bạn muốn hiểu hơn về Hội chứng nói mớ khi ngủ & những câu hỏi thường gặp, vui lòng click vào link dưới đây:

Hội chứng nói mớ khi ngủ & những câu hỏi thường gặp

Nguồn tham khảo: sleepadvisor