Nỗi đau mất người thân

Bí quyết ngủ ngon

Làm thế nào để ngủ lại được sau nỗi đau mất người thân?

Phương Thảo
21/03/2020

Trước hết hãy cùng nhất trí về điều này – Sự ra đi của một người mà chúng ta yêu thương sẽ khiến thay cuộc sống của chúng ta mãi mãi. Bất chấp lời khuyên nhủ từ những người thiện chí, không ai có thể vượt qua nỗi đau mất người thân một cách “nhẹ tựa lông hồng”.

Có rất nhiều cảm xúc tiêu cực xoay quanh sự ra đi của một người, một trong những cảm xúc tiêu cực nhất đó chính là sự sợ hãi. Bạn càng yêu thương một người, bạn càng sợ hãi việc mất đi người đó mãi mãi. Bạn sợ rằng người đó sẽ bị lãng quên, sợ hình bóng họ trôi tuột khỏi tâm trí của mọi người như một ngôi sao vụt tắt trên bầu trời.

Nỗi mất mát người thân là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng khó ngủ và mất ngủ. Lời khuyên ở đây là chẳng còn cách nào khác, hãy cố gắng vào giấc với những nỗi đau ấy. Khi mất đi một người thân, bạn phải học cách sắp xếp lại cuộc sống và những thói quen của mình, bao gồm cả giấc ngủ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tháo gỡ câu chuyện đã qua, học cách chăm sóc sức khỏe bản thân và tìm lại hạnh phúc. 

Không có nỗi buồn nào là giống nhau 

Mỗi người sẽ trải nghiệm nỗi mất mát theo nhiều cách khác nhau và hầu hết dựa trên mối quan hệ với người đã khuất. Chẳng có một mô tả nào đúng hoàn toàn về cách một người sẽ trải qua đau khổ khi người thân qua đời nhưng nắm được từng tình huống mất đi người thân có thể giúp bạn tìm được hướng đi thích hợp trong việc chữa lành vết thương. 

Nỗi đau người thân mất vì tự tử

Các chuyên gia tin rằng nỗi đau có người thân mất bằng cách tự tử sẽ nghiêm trọng hơn so với các hình thức từ giã cõi đời khác. Trong một số trường hợp, nỗi đau người thân mất vì tự tử có biểu hiện và hệ lụy ngang ngửa chứng rối loạn sau sang chấn hay còn gọi là Hậu chấn tâm lý (Post-Traumatic Stress Disorder).

Nỗi đau mất người thân
Nỗi đau mất người thân

Có một số trở ngại đặc biệt đối với những ai mang nỗi đau có người thân mất vì tự tử. Một vấn đề lớn họ thường gặp phải là sự kỳ thị nghiêm trọng của mọi người đến hình thức qua đời này. Nó có thể khiến việc tiếp cận và tìm kiếm sự giúp đỡ trở nên khó khăn hơn. Có thể giải thích rằng, tín ngưỡng địa phương, văn hóa hoặc tôn giáo là những yếu tố khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn. 

Lời khuyên:

  • Các chuyên gia khuyên rằng hãy giải quyết nỗi đau  ấy theo cách của riêng bạn, cách mà bạn nghĩ là hữu ích với chính mình
  • Một chỗ dựa tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Những buổi tư vấn tâm lý hoặc một nhóm người động viên sẽ là giải pháp tưởng nếu bạn cảm thấy không thể chia sẻ với người thân hay bạn bè. 
  • Vết thương lòng cần nhiều thời gian để chữa lành, trong quá trình đó có thể xảy ra một vài trở ngại. Một số chuyên gia thấy rằng nhiều người thường không chấp nhận hiện thực hoặc trượt ngược vào trong nỗi đau ấy khi phải đối mặt với những kỷ niệm với người đã khuất hay những gì gợi nhớ về họ. Hãy dừng lại việc nhắc nhớ những kỷ niệm hoặc thay đổi một vài thói quen để giảm bớt các nỗi đau.

Nỗi đau mất đi người bạn đời

Mất đi người bạn đời thường là một trong những tác nhân lớn khiến một người trải qua sự gián đoạn giấc ngủ. Thực tế, việc mất đi người vợ hay chồng hầu hết đều gây chứng mất ngủ. Một vài giả thuyết cho rằng nguyên nhân hàng đầu của chứng mất ngủ này đến từ việc một người cảm thấy phải sắp xếp lại không gian ngủ sau sự ra đi của người bạn đời (không còn nằm chung giường).

Nỗi đau mất người bạn đời
Nỗi đau mất người bạn đời

Có thể bạn chưa biết: 28% người vừa trải qua nỗi đau mất đi người bạn đời tiềm ẩn nguy cơ mắc chứng trầm cảm trong 2 năm đầu tiên. 

Một số nghiên cứu khác được thực hiện bởi Đại Học Rice và Đại học Northwestern Mỹ, cho thấy những ai vừa mới góa vợ hoặc chồng có nguy cơ mắc các bệnh về viêm cao gấp 2 đến 3 người bình thường do bị rối loạn giấc ngủ. Nguy cơ mắc bệnh viêm cao có thể đồng thời khiến họ tăng nguy cơ mắc các vấn về sức khỏe tim mạch, thậm chí gây tử vong.  

Nỗi đau mất cha mẹ 

Nỗi đau mất cha mẹ là một trải nghiệm kinh khủng đối với bất kỳ lứa tuổi nào. Không ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ tuổi mới lớn bị mất đi cha hoặc mẹ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm và nhiều hệ lụy khác sau biến cố này.

Có thể bạn chưa biết: Cứ 1 trong 20 đứa trẻ dưới 15 tuổi gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý sau khi mất cha hoặc mẹ, theo tờ Psychology Today 

Nỗi đau mất cha mẹ
Nỗi đau mất cha mẹ

Không phủ nhận việc mất đi cha mẹ sẽ khiến bất kỳ ai suy sụp, một số chuyên gia tin rằng giới tính cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng đối phó với nỗi đau này. Một số người tin rằng phụ nữ thường cảm thấy đau buồn hơn sau khi mất mẹ, trong khi đó, đàn ông gặp khó khăn hơn trong việc chấp nhận sự thật khi anh ta mất cha. 

Các chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào việc tin rằng mình có thể vượt qua nỗi đau để tiến về phía trước. Niềm tin sẽ giúp bạn không cảm thấy quá bất lực hay lạc lõng. Một số chuyên gia còn khuyên rằng bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà vật lý trị liệu. Mất đi cha mẹ có thể khiến một người luôn trong tình trạng sống lại với những ký ức tuổi thơ khi họ còn có cha mẹ bên cạnh. Liệu pháp này có thể chữa lành vết thương trong quá khứ. Bên cạnh đó, liều thuốc tốt nhất để chữa lành nỗi đau là học cách chấp nhận rằng một đời người vô cùng ngắn ngủi và sinh tử là quy luật tự nhiên không tránh khỏi.  

Nỗi đau của trẻ em bị mất người thân 

Như đã nói ở trên, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của nỗi đau mất người thân. Một nghiên cứu nhấn mạnh rằng trẻ em vừa trải qua biến cố này thường thụ động hơn, trẻ mất đi niềm vui, hứng thú với các hoạt động trước đây và thường trải qua các cảm xúc thiếu tích cực hơn so với một đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cũng có sự khác biệt giữa trẻ mắc trầm cảm và trẻ đau buồn vì mất người thân. Chứng trầm cảm còn khiến trẻ cảm thấy vô dụng và tội lỗi.

Nỗi đau của trẻ em mất người thân
Nỗi đau của trẻ em mất người thân

Nghiên cứu cho thấy 37% trẻ em trải qua nỗi đau mất cha mẹ thường có ý định tự tử. Nhìn chung, các bậc phụ huynh thường có một quãng thời gian khó xác định được đứa trẻ của mình đau buồn do sự mất mát hay mắc chứng trầm cảm. 

Biểu hiện sức khỏe của người trải qua nỗi đau mất mát người thân

Một số người không nhận thức được điều này nhưng đau buồn không chỉ xuất hiện với các triệu chứng về tinh thần và cảm xúc. Bên cạnh các cảm xúc tiêu cực  vốn dĩ thường đi kèm với nỗi đau mất người thân như những cơn ác mộng và cảm giác buồn bã, một số ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe cũng có khả năng xảy ra. 

Nhìn chung, nhiều người sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Các vấn đề này có thể đến từ hậu quả của việc ngủ không đủ. Bên cạnh đó, cảm giác khô miệng, khó thở hoặc đau tức ở ngực cũng được ghi nhận. Đối với một người vừa trải qua biến cố này, họ có thể gặp một số thay đổi trong thói quen ăn uống và nhạy cảm với tiếng ồn. Tất cả những triệu chứng kể trên sẽ tác  động ngược trở lại khiến việc vào giấc trở nên khó khăn hơn. Đó là một vòng luẩn quẩn dẫn đến hệ lụy phổ biến nhất là mất ngủ.

Biểu hiện sức khỏe của nỗi đau mất người thân
Biểu hiện sức khỏe của nỗi đau mất người thân

Hội chứng tâm lý đau buồn quá mức

Nỗi đau do mất mát thường sẽ thuyên giảm sau 6 tháng đầu tiên. Thông thường, những người có biểu hiện đau buồn vượt qua mốc 6 tháng được coi là đang trải qua hội chứng tâm lý đau buồn quá mức. Họ có thể cần sự giúp đỡ chuyên sâu để giảm bớt các triệu chứng.

Các bác sĩ cho rằng có nhiều dấu hiệu nhận biết để chỉ ra rằng một người sẽ có nguy cơ cao mắc chứng tâm lý đau buồn quá mức hay không. Đó là những người quá lệ thuộc vào sự hiện diện của người thân trong việc tìm kiếm mọi niềm vui và cảm xúc tích cực. Việc dựa dẫm này khiến họ không thể tiến về phía trước, cảm giác như “mất đi cả thế giới”. Tương tự như vậy, những người  từng có một quãng thời gian khó khăn để vượt qua nỗi đau mất người thân có thể cần thêm sự giúp đỡ để đối phó với nỗi đau tương tự sau này. 

Hội chứng tâm lý đau buồn quá mức
Hội chứng tâm lý đau buồn quá mức

Cảnh báo nguy hiểm sức khỏe nếu chứng mất ngủ kéo dài liên tục

Mất ngủ là điều mà mọi người thỉnh thoảng phải trải qua, đặc biệt là trong những lúc đau khổ hoặc buồn bã. Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có thể làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì hoặc chứng lo lắng. Trong một số trường hợp, mất ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư do sự gián đoạn của nhịp sinh học và thay đổi hệ thống miễn dịch cũng như hormone.

Nhìn chung, những người mắc chứng mất ngủ mãn tính nhưng không tìm kiếm sự điều trị kịp thời có nguy cơ mắc tai nạn nghề nghiệp cao gấp 1.9 lần và khả năng bị tai nạn tổng quan cao gấp 1.5 lần bình thường, theo Psychology Today.

Một số người có thể chuyển sang các phương pháp hỗ trợ giấc ngủ như dùng thuốc ngủ hoặc dùng rượu để cố gắng tự điều trị chứng mất ngủ mãn tính. Điều này không được các bác sĩ khuyến cáo vì nó sẽ dẫn đến nghiện và ngày càng thiếu ngủ. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên nên điều trị hành vi nhận thức

Cảnh báo nguy hiểm sức khỏe nếu chứng mất ngủ liên tục
Cảnh báo nguy hiểm sức khỏe nếu chứng mất ngủ liên tục

Học lại cách ngủ sau khi trải qua nỗi đau mất người thân 

Giảm ngủ ngắn, tránh uống rượu 

Việc thực hiện các giấc ngủ ngắn vào ban ngày và uống rượu để có thể ngủ không được khuyến khích vì chúng sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan tới rối loạn giấc ngủ. Mặc dù rượu có thể giúp vào giấc nhưng bạn sẽ không cảm thấy khỏe khoắn sau khi thức dậy, nói cách khác bạn hoàn toàn không được nghỉ ngơi.  

Vận động

Tập thể thao là một biện pháp chữa mất ngủ tự nhiên tuyệt vời nhất vì chúng giúp cơ thể thư giãn hơn và trở nên mệt mỏi khi đến giờ đi ngủ. 

Viết nhật ký 

Một số chuyên gia khuyên bạn nên viết nhật ký như một cách để loại đi những suy nghĩ và cảm xúc hỗn loạn. 

Sắp xếp lại phòng ngủ 

Nếu mất đi một người đã từng đầu ấp tay gối, việc sắp xếp lại phòng ngủ, di chuyển giường hoặc mua một chiếc giường mới có thể giúp bạn bớt đau buồn. Hãy xem việc xếp lại phòng như một cách để làm quen với cuộc sống mới không có người thân ở bên.  

Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên sâu

Liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những gợi ý hàng đầu trong việc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính. Hãy nói chuyện với bác sĩ tâm lý để tháo gỡ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu. 

Nguồn tham khảo: sleepadvisor