Giấc ngủ của các phi hành gia

Khoa học giấc ngủ

Giấc ngủ của các phi hành gia diễn ra như thế nào?

Tôn Vân
03/03/2022

Việc cố gắng chìm vào giấc ngủ trên máy bay hoặc bất kỳ nơi nào ngoài chiếc giường thân yêu luôn khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Vậy khi bay ra ngoài vũ trụ thì sao? Sinh hoạt trong điều kiện môi trường không trọng lực, các phi hành gia sẽ trải nghiệm cuộc sống lơ lửng thế nào? 

Để giải đáp những câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về những trải nghiệm thực tế của các phi hành gia. Đồng thời lắng nghe những thách thức mà họ gặp phải cũng như các giải pháp sáng tạo mà ít ai có thể nghĩ đến. 

Việc ngủ trong không gian vũ trụ khó khăn như thế nào?

Đầu tiên, thói quen đi ngủ của các phi hành gia ngoài không gian sẽ khác hoàn toàn với thói quen thông thường trên Trái Đất. Họ buộc phải nằm trong một chiếc túi ngủ toàn thân và chỉ để lộ phần mặt. Sau đó, phi hành gia sẽ gắn túi ngủ vào những thứ đang cố định, thường là một bức tường bên trong khoang ngủ cá nhân của họ. Điều này sẽ giúp họ giữ được cơ thể cố định ở một khu vực khi ngủ say. 

Phi hành gia
Phi hành gia gặp nhiều khó khăn để làm quen với môi trường mới

Theo nghiên cứu của NASA, các phi hành gia thường chỉ ngủ trung bình 6 giờ mỗi đêm dù họ cần ngủ đủ 8,5 giờ theo quy định. Vì thực tế, việc ngủ trong phi thuyền sẽ khiến họ gặp phải những vấn đề sau:

  • Việc sinh hoạt bên trong phi thuyền đang quay quanh trái đất có thể làm phi hành gia mất nhịp sinh học. Điều này khiến họ luôn cảm thấy khó khăn để bắt đầu giấc ngủ. Cũng vì thế, một số phi hành gia cần sử dụng đến một vài biện pháp hỗ trợ giấc ngủ khi ở trong không gian.
  • Các khoang ngủ có kích thước cỡ bốt điện thoại có thể gây cảm giác chật chội và khó chịu cho người nằm.
  • Cơ thể con người có khả năng thích ứng với môi trường trọng lực yếu trong không gian. Điều này có thể gây ra một vài khó chịu về thể chất của phi hành gia, ví dụ như cảm giác bị kéo căng cột sống. Về lâu dài, phi hành gia có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn như mất xương và cơ. 
  • Các trạm vũ trụ hiện đại đều được trang bị hệ thống chiếu sáng đặc biệt để thúc đẩy các phi hành gia có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ tỏa ra lại khiến môi trường duy trì ở mức khoảng 72 độ (ấm hơn nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ). Đồng thời, tiếng ồn từ hệ thống quạt lưu thông không khí cũng tác động đến trạng thái của các phi hành gia. Vì thế, họ dễ gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ.
  • Cảm giác hồi hộp khi đạt được ước mơ cả đời là vươn tới không gian cũng có thể khiến nhiều phi hành gia thức giấc và trằn trọc. Đặc biệt là trong vài ngày đầu tiên, khi họ vẫn còn cảm thấy thích thú với những điều mới mẻ.

Nhiều phi hành gia cho biết họ đã gặp rất nhiều khó khăn để có thể nghỉ ngơi đầy đủ trong môi trường không trọng lực. Bên cạnh đó, vẫn có một số người cảm thấy thích thú với khoảng thời gian được trải nghiệm ngủ trong không gian. Họ thường gọi đó là giấc ngủ tuyệt vời nhất trong cuộc đời phi hành gia.

Cách phi hành gia ngủ trong môi trường không trọng lượng và không trọng lực

Với phi hành gia Nicole Stott của NASA, người đã bay trong 2 chiếc tàu vũ trụ và dành hơn 100 ngày trong không gian thì ngủ trong không gian là một trải nghiệm “xuất sắc” đối với phi hành gia. Trong môi trường không trọng lực, họ có thể ngủ theo bất kỳ hướng nào mà bản thân cảm thấy thoải mái. 

Vì mục đích an toàn, một phi hành gia thường được yêu cầu gắn túi ngủ của họ vào một thứ gì đó cố định. Nếu không, họ sẽ lơ lửng khắp khoang tàu cho đến khi bị kéo về phía lỗ thông gió. 

cách ngủ của phi hành gia
Một số cách ngủ của phi hành gia

“Tôi luôn chọn trần nhà để ngủ, vì bạn sẽ không có nơi nào ngủ phù hơn vị trí này. Thật tuyệt khi buộc túi ngủ của bạn lên khu vực trên cao và thả trôi cơ thể, giống như Dracula đang trèo lên tường vậy” – Stott nói.

Tuy nhiên, đó không phải là cách duy nhất để các phi hành gia ngủ trong không gian. Richard Garriott, phi hành gia thế hệ thứ hai đầu tiên của Mỹ cho biết: “Một trong những người bạn cùng đoàn của tôi cảm thấy dễ ngủ trong tư thế bào thai và buộc túi ngủ xuống sàn”.

Sau những giấc ngủ, cơ thể các phi hành gia dần có sự điều chỉnh để thích nghi với điều kiện trọng lực trong không gian. Điều này khiến họ cảm thấy đau lưng mỗi khi thức dậy. Tuy nhiên, cơn đau đó sẽ dần biến mất sau một vài đêm.

Những sáng tạo mang đến sự thoải mái trong không gian vũ trụ

Nhiều phi hành gia như Stott đã nhận thấy rằng việc sinh hoạt trong môi trường không trọng lượng đã kích thích cơ thể và bộ não của họ được điều chỉnh lại để thích nghi. Phi hành gia Garriott giải thích: “Khi lơ lửng 24 giờ một ngày trong không gian, các cơ trong cơ thể của bạn sẽ tự động thư giãn và thả trôi như tư thế bào thai trong bụng mẹ. Bạn sẽ không gặp bất kỳ ám lực nào lên khớp, cơ hoặc xương”.

Nhưng đối với Garriott, anh ấy lại cảm thấy khó khăn khi ngủ trong không gian. Điều giúp Garriott cải thiện giấc ngủ chính là cảm giác ấm áp. Anh ấy thậm chí đã nghĩ ra một cách đặc biệt liên quan đến giây bungee để tạo cảm giác như bản thân có trọng lượng của một tấm chăn. Garriott buộc nhiều dây bungee xung quanh túi ngủ để bề mặt túi và cơ thể được gần nhau.

Sau đó, anh ấy sẽ chui vào bên trong túi ngủ để tìm tư thế yêu thích. Ngoài ra, đầu của Garriott sẽ giữ ở tư thế trôi nổi tương tự như đang gối trên bề mặt một chiếc gối. 

sáng tạo ra cách ngủ phù hợp
Phi hành gia thường sáng tạo ra cách ngủ phù hợp với mình

Garriott cũng cho biết anh từng mắc phải sai lầm khi ngủ úp mặt bằng cách quay mặt vào trong túi ngủ. Điều này khiến cho oxy không thể lưu thông quanh mũi và miệng của anh ấy. Bên cạnh đó, Garriott cũng vô tình hít lại một lượng lớn carbon dioxide do anh ấy đã thở ra.

Cũng vì thế, Garriott thức dậy với tình trạng đau đầu khủng khiếp do thiếu oxy và quá tải carbon dioxide trong chu kỳ ngủ. “Tôi đã mất vài ngày và phải uống một lượng lớn aspirin để vượt qua cơn đau đầu” – Garriott cho biết.

Giấc ngủ của các phi hành gia thay đổi như thế nào khi trở về Trái Đất?

Khi bắt đầu bay vào vũ trụ, cơ thể và não bộ của các phi hành gia vẫn còn ghi nhớ vật lý về sự sống trên Trái Đất. Vì thế, họ có thể mất vài ngày để tập làm quen với môi trường không trọng lực. Điều tương tự cũng xảy ra khi họ quay trở lại Trái Đất sau chuyến hành trình dài ngoài không gian. 

Khi đó, cảm giác trọng lực lên các chi của họ cũng thay đổi. Đồng thời, hệ thống tiền đình (hệ thống cảm giác ở tai trong liên quan đến sự cân bằng và định hướng trong không gian của con người) sẽ được điều chỉnh lại. 

Điều này có thể tạo ra một vài tác dụng phụ cho phi hành gia khi ngủ. Họ có thể quên rằng bản thân đã trở về Trái Đất, lầm tưởng cơ thể đang trôi nổi và ngã khỏi giường. Đối với phi hành gia Stott, việc trở lại môi trường có trọng lực khiến cô cảm thấy thực sự nặng nề khi ngủ. Cô cảm thấy bản thân như đang chìm xuống nệm. 

Trong khi đó, phi hành gia Stott lại cảm thấy như bản thân đang xoay tròn mỗi khi nhắm mắt. “Cảm giác quay vòng sẽ dừng lại ngay khi tôi mở mắt, vì vậy tôi cần phải đốt tinh dầu thư giãn và chờ đợi đến khi kiệt sức để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ” – Stott nói.

Bên cạnh đó, việc quay trở lại Trái đất cũng mang lại những phiền toái cho giấc ngủ của các phi hành gia. Đối với Stott, cô thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ và trằn trọc suốt đêm.

gặp vài rắc rối với giấc ngủ
Quay trở về Trái Đất khiến phi hành gia gặp vài rắc rối với giấc ngủ

Ngoài ra, giấc mơ của các phi hành gia cũng có nhiều sự thay đổi khi họ trở về mặt đất. Stott cho biết từ khi còn bé, cô thường có những giấc về việc chạy, nhảy và cố gắng bay. Thỉnh thoảng hiện thực khiến cô cảm thấy thất vọng vì bản thân không thể bay.

Tuy nhiên, khi cô ấy thật sự bay vào vũ trụ, những giấc mơ này không còn xuất hiện nữa. Stott cho rằng cơ thể đã biết được cảm giác trôi và di chuyển trong không gian nên không còn khao khát cảm giác bay như đã từng. 

Khi trở về Trái Đất, giấc mơ của các phi hành gia cũng có sự thay đổi. “Những  giấc không trọng lực tràn ngập ý thức của tôi trong vài tháng tới. Hơn nữa, cảm giác không trọng lượng đó cứ lượn lờ trong tôi, ngay cả khi tôi không mơ” – Garriott cho biết.

Trên đây là bài viết giải đáp về những thay đổi trong giấc ngủ của các phi hành gia và cách họ ngủ trong không gian không trọng lực. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết!

Tham khảo: https://www.sleep.com/sleep-tech/how-do-astronauts-sleep