giấc ngủ ảnh hưởng đến lượng đường huyết

Khoa học giấc ngủ

Giấc ngủ ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn như thế nào?

Kieu Tien
14/06/2021

Thói quen ngủ của bạn có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe như cân nặng, hệ miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến cách não bộ vận động. Tuy nhiên, thói quen ngủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu (hoặc glucose) – yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn.

Lượng đường huyết thay đổi như thế nào khi bạn ngủ?

Vấn đề này liên quan đến việc liệu hoóc môn insulin –  hoóc môn loại bỏ glucose trong máu.. Lượng đường trong máu tăng cao trong khi bạn ngủ, thường rơi vào khoảng 4 đến 8 giờ sáng đối với người có lịch trình ngủ bình thường. (Nó được gọi là hiệu ứng bình minh.) Ở một người khỏe mạnh, insulin có thể xử lý sự đột biến bằng cách cho các tế bào cơ, mỡ và gan hấp thụ glucose từ máu, giúp mức độ đường trong máu của bạn ổn định.

giấc ngủ và đường huyết
Khi ngủ lượng đường huyết trong cơ thể con người sẽ có sự thay đổi

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có khả năng mắc bệnh này, insulin có thể làm rất tốt công việc đó, do đó lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn.

Thói quen ngủ và bệnh tiểu đường

Mặc dù chế độ ăn và béo phì là nguyên nhân lớn dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của bạn, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thói quen ngủ cũng vậy, có lẽ vì theo thời gian, chúng có thể ảnh hưởng đến mức độ tế bào của bạn phản ứng với insulin. Trong một nghiên cứu có hơn 4.000 người tham gia báo cáo số lượng giấc ngủ họ có được mỗi đêm. Những người có ít hơn 6 giờ có khả năng có các tế bào ít nhạy cảm với insulin hơn hoặc bị tiểu đường toàn phát. Điều này vẫn đúng ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu tính đến thói quen lối sống khác.

thói quen ngủ và bệnh đường huyết
Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn

Gián đoạn và rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, dường như cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.

Mặt khác, rủi ro cũng tăng lên đối với các phương diện khác. Đối với những nguyên nhân chưa rõ ràng, những người ngủ quá nhiều – hơn 9 giờ mỗi đêm – cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ của bạn như thế nào?

Thật khó để xác định chắc chắn. Nhiều nghiên cứu cho rằng những người ngủ it hơn 6 giờ mỗi đêm có thói quen ăn uống không đều đặn, ăn vặt nhiều hơn và thường ăn thực phẩm không lành mạnh.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng ngủ ít có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách cơ thể sản sinh ra các hormone khác, từ đó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Ví dụ, khi bạn thức khuya, cơ thể bạn tạo ra nhiều hormone cortisol, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của insulin.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể bạn (AKA nhịp sinh học của bạn) bằng cách thức dậy vào ban đêm có thể làm cho các tế bào của bạn kháng insulin hơn. Theo một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thay đổi nhịp sinh học của 16 tình nguyện viên khỏe mạnh bằng cách chỉ cho họ phép ngủ 5 giờ mỗi đêm trong 5 đêm, giống như một tuần làm việc thiếu ngủ. Khi những người tình nguyện đó ăn thức ăn vào ban đêm – thời điểm cơ thể không chuẩn bị về mặt sinh học để tăng đột biến lượng đường trong máu – cơ thể họ đã không sử dụng insulin bình thường.

ảnh hưởng thói quen ngủ và bệnh đường huyết
Khi bạn thức khuya, cơ thể bạn tạo ra nhiều hormone cortisol, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của insulin.

Bạn có thể làm gì để ngăn bệnh tiểu đường? 

Để giữ cho lượng đường trong máu của bạn cân bằng, hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.Nếu bạn làm việc vào ban đêm hoặc có ca làm việc luân phiên: Cố gắng duy trì bữa ăn và thời gian ngủ đều đặn, ngay cả trong những ngày nghỉ, nếu có thể. Và tập thể dục trong thời gian nghỉ của bạn, như đi bộ ngắn hoặc dài.

Nếu bạn lo lắng về lượng đường trong máu của mình: Ngủ ngon giấc một cách thường xuyên sẽ giúp bạn có thể sử dụng insulin hiệu quả. Cùng với việc ngủ đủ giấc, tránh ăn khuya, và cố gắng tập thể dục sau bữa tối, như đi dạo.

Nếu bạn bị tiểu đường: Nếu lượng đường trong máu của bạn thường quá cao vào buổi sáng, hãy đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm lượng đường trong máu hoặc sử dụng máy theo dõi glucose liên tục để tìm hiểu những gì đang xảy ra, điều này sẽ xác định cách bạn nên xử lý nó. Ngoài ra, đừng quên thói quen tập thể dục của bạn cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/diabetes/sleep-affects-blood-sugar