Tại sao có những ngày dù đã ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm nhưng chúng ta vẫn cảm thấy uể oải, ngáp ngắn ngáp dài? Liệu đây có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào nghiêm trọng không? Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ này là gì? Để có câu trả lời cho các thắc mắc xoay quanh vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
Tại sao buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc?
Ngủ nướng
Khá nhiều người có thói quen đặt đồng hồ báo thức dậy đúng giờ nhưng khi chuông báo reng, ta lại bị thôi thúc ngủ nướng thêm 1 chút nữa. Nhưng việc ngủ nướng đem lại tai hại nhiều bạn tưởng. Các nghiên cứu đã cho thấy khi bạn tiếp tục ngủ lại sau khi đã thức dậy, một chu kỳ ngủ mới sẽ bắt đầu. Nếu cố ngủ nướng thêm 30 phút, cơ thể chúng ta đã có thể rơi vào trạng thái ngủ sâu. Thức dậy vào lúc này càng làm cơ thể trở nên chậm chạp, khó tỉnh táo suốt cả ngày sau đó. Kết quả là dù đã ngủ đủ giấc nhưng bạn vẫn cảm thấy thèm ngủ.
Tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều
Ánh sáng xanh là nguồn sáng phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi,… Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh trước giờ đi ngủ có thể khiến bạn rơi vào trạng thái lơ mơ, ngái ngủ vào sáng hôm. Nguyên nhân là nó sẽ ức chế quá trình sản sinh của hormone Melatonin – một chất dẫn truyền thần điều chỉnh nhịp ngủ-thức của bạn.
Loại ánh sáng này không chỉ quấy nhiễu giấc ngủ, khiến bạn khó vào giấc hơn mà chúng còn làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia vẫn khuyên rằng nên tắt thiết bị điện tử và các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà ít nhất 30 phút trước giờ đi để có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
Tiếng ngáy người nằm cạnh
Không có gì bất ngờ khi nói rằng việc chúng ta có ngủ ngon hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào người nằm cạnh. Nếu bạn ngủ cạnh một người có thói quen ngủ ngáy lớn và bạn thường đi ngủ sau họ thì chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi việc trằn trọc khó ngủ do âm thanh ngáy. Như một kết quả tất yếu, sau một đêm ngủ không yên ổn, bạn sẽ thèm ngủ tột cùng vào ngày hôm sau. Chính vì thế, mặc dù ngủ ngáy không gây hại lớn cho sức khỏe tổng thể những người ngủ ngáy cũng nên tham khảo và tìm cách khắc phục để đảm bảo giấc ngủ người nằm cạnh mình không bị ảnh hưởng nhé!
Chế độ ăn uống
Đặc biệt là thói quen dùng rượu và cà phê ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Một số người thường làm 1 vài ly rượu trước giờ đi ngủ để vào giấc nhanh hơn. Thực tế, chất cồn có thể khiến bộ não thư giãn và tạo cảm giác buồn ngủ nhưng nó lại ngăn cản cơ thể bạn bước vào giai đoạn ngủ sâu. Đó lý do vì sao bạn thường thức dậy với cơn đau đầu, chóng mặt sau một đêm “không say không về”.
Chất lượng giấc ngủ không được đáp ứng nên dù cho ngủ đủ 7-8 tiếng 1 đêm nhưng vẫn thèm ngủ tột cùng. Caffeine cũng gây ra hậu quả giảm chất lượng giấc ngủ tương tự như dùng rượu nhưng dưới hình thức khác là gây tỉnh táo. Chất kích thích này khiến cho bộ não của bạn không thể tiết ra các hormone cần thiết cho giấc ngủ khiến bạn ngủ chập chờn suốt và thức giấc với cảm giác uể oải hơn mọi ngày.
Thiếu sắt
Chất sắt là một trong những nguyên liệu quan trọng để tổng hợp nên Hemoglobin, là chất có trong hồng cầu và khiến đơn vị tế bào này có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy theo đường máu đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu sắt, quá trình này sẽ bị giảm, đặc biệt oxy lên não, khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, ủ rũ, buồn ngủ.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra buồn ngủ quá mức vào ban ngày dù đã ngủ đủ vào ban đêm. Khi chúng ta căng thẳng, bộ não sẽ kích thích phản ứng “chiến hay chạy” khiến hệ thần kinh luôn trong tình trạng hoạt động quá mức dù đã đến giờ đi ngủ, là thời gian lẽ ra cơ thể nên thả lỏng và thư giãn để chuẩn bị cho giấc ngủ. Stress làm cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể, thậm chí gây ra các rối loạn giấc ngủ mãn tính.
XEM THÊM: 15+ cách giảm căng thẳng hiệu quả cho giấc ngủ chất lượng nhất
Suy tuyến giáp
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ mặc dù đã rất nhiều vào tối hôm trước thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy tuyến giáp. Đây là bộ phận đóng vai trò điều chỉnh hoạt động của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh,… Sự suy giảm chức năng tuyến giáp khiến các hoạt động của cơ thể bị xáo trộn, khiến cơ thể luôn trong trạng thiếu năng lượng và cần được ngủ.
Bệnh về mạch máu não
Bệnh về mạch máu não, đặc biệt là chứng xơ vữa động mạch, sẽ khiến cho lượng máu bơm lên não bị giảm, dẫn đến tổ chức não bị tổn thương do thiếu oxy. Nếu để lâu mà không có biện pháp điều trị thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng não, gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức dù đã ngủ đủ giấc, thậm chí đột quỵ.
Đau cơ mãn tính
Các cơn đau cơ thường trở nặng khi đêm xuống, ngăn cản người bệnh có được chất lượng giấc ngủ cao. Đối với trường hợp này, các chuyên gia thường cho lời khuyên thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn, bổ sung thêm các hoạt động thể thao nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ để các cơ bắp được thư giãn.
Rối loạn giấc ngủ
Cảm giác buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc vào tối hôm trước cũng có thể triệu chứng của một số bệnh rối loạn giấc ngủ. Điển hình nhất là chứng ngủ rũ và chứng ngưng thở khi ngủ. Trong đó, ngủ rũ sẽ đi kèm với tình trạng người bệnh không thể kiểm soát được cơn thèm ngủ. Họ có thể ngủ đột ngột khi cứ khi nào cơ thể có nhu cầu ngủ.
Cách khắc phục tình trạng buồn ngủ quá mức dù đã ngủ đủ giấc
Nhất quán trong nhịp ngủ – thức
Hãy xây dựng khung giờ đi ngủ-thức dậy cố định để bộ não có thể điều chỉnh các hormone giấc ngủ phù hợp với lịch trình của bạn. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày. Thậm chí bạn cũng không cần đến báo thức để buộc phải tỉnh dậy vì đồng hồ sinh học sẽ giúp bạn làm việc đó.
Loại bỏ các nguồn sáng trước giờ đi ngủ
Ánh sáng vào ban đêm khiến cho bộ não lẫn lộn giữa ngày và đêm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiết ra các hormone gây thèm ngủ, đặc biệt là Melatonin. Việc tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều vào buổi tối còn khiến cho giấc ngủ của bạn không được sâu, bộ não không đạt được trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.
Chính vì vậy, bạn nên dừng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, ipad,… ít nhất 30 phút trước đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể chuyển sang đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền. Khi đã quen dần, bạn sẽ cảm nhận được lợi ích sức khỏe mà thói quen này đem lại.
Nạp caffeine đúng cách
Không chỉ là caffeine mà alcohol, nicotin có trong thuốc lá, bia rượu cũng cần được loại bỏ trước giờ đi ngủ. Nếu dùng cà phê, bạn nên hạn chế uống sau 3 giờ chiều, đồng thời không uống bia rượu 3 giờ trước khi đi ngủ. Lý do là caffein có thời gian bán hủy lên đến 6-8 giờ sau kiu uống nên việc không uống cà phê sau 2 giờ chiều giúp hệ thống giấc ngủ của bạn được diễn ra bình thường sau 10 giờ tối. Với rượu, alcohol cần đến 3 tiếng để có thể chuyển hóa hết. Nếu uống quá gần giờ đi ngủ, bạn thường thức dậy với cơn đau đầu như búa bổ.
Như vậy, có nhiều lý do gây ra tình trạng ngủ đủ giấc nhưng vẫn buồn ngủ. Nhìn chung, chất lượng giấc ngủ là yếu tố quyết định chứ không phải thời lượng ngủ. Chính vì thế, dù có bận rộn như thế nào, bạn cũng đừng quên chăm chút cho giấc ngủ của mình bằng việc áp dụng những lời khuyên mà Ngủ Ngon Sống Trọn đã chia sẻ phía trên. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!