Vải không dệt là gì

Phụ kiện giấc ngủ

Vải không dệt là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và ưu nhược điểm vải không dệt 

Phương Thảo
09/06/2021

Bên cạnh vải Microfiber, trong những gần đây, khái niệm “vải không dệt” cũng được nhắc đến nhiều. Loại vải này xuất hiện gần như trong mọi lĩnh vực tiêu dùng như khẩu trang y tế, độ bảo hộ, mặt nạ làm đẹp,… Khiến nhiều người tự hỏi vậy vải không dệt rốt cuộc là gì? Nếu không dệt thì vải được sản xuất bằng cách nào?

Hãy cùng tìm hiểu về loại vải này trong bài viết dưới đây nhé!

Vải không dệt là gì?

Ngay từ tên gọi, chúng ta đã có thể đoán được một chút về loại vải này phải không?

Với các loại vải thông thường, người ta sẽ dùng phương pháp dệt để liên kết các sợi vải lại với nhau. Còn với vải không dệt, người ta dùng nhiệt để liên kết các sợi vải.

Vải không dệt
Vải không dệt (tên gọi tiếng anh non-woven fabric) được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi

Vải không dệt (tên gọi tiếng anh non-woven fabric) được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi: Polypropylene (chiếm khoảng 62%), sợi Polyester (khoảng 24%) hoặc một loại sợi nhân tạo khác. Tất cả đều có nguồn gốc từ nhựa tổng hợp. Ngoài ra tuỳ vào mục đích của các nhà sản xuất mà vải sẽ được thêm 1 số thành phần hoá học khác để can thiệp vào độ bền, độ dẻo dai của vải. 

Về quy trình sản xuất: Hỗn hợp Polypropylene sẽ được đổ qua một cái khuôn để kéo thành từng sợi riêng biệt. Các sợi sau đó được liên kết với không thông qua kỹ thuật dệt mà dựa trên cơ chế các tác dụng nhiệt của máy móc công nghiệp. Bên cạnh đó, người ta còn thêm vào các dung môi kết dính để tăng độ bền chặt cho các sợi vải. 

Vải không dệt đặc trưng bởi trọng lượng nhẹ, mỏng, xốp và có thể sử dụng lâu dài. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại vải không dệt khác nhau. Sự khác biệt này chủ yếu được xác định theo phương pháp mà các sợi được liên kết với nhau: Liên kết cơ học (quấn sợi), liên kết hóa học (các sợi được liên kết hóa học với nhau bằng các hợp chất giống như keo) hoặc liên kết nhiệt (trong đó các sợi có độ nóng chảy thấp được sử dụng và nhiệt được sử dụng để làm tan chảy các sợi với nhau). 

Bởi vậy, ngoài việc được phân loại là vải không dệt, các loại vải không dệt thường khác nhau hoàn toàn.

Vải không dệt nhẹ, mỏng, xốp
Vải không dệt đặc trưng bởi trọng lượng nhẹ, mỏng, xốp và có thể sử dụng lâu dài.

Nguồn gốc vải không dệt 

Không có một thông tin chính thức nào về thời điểm cụ thể con người bắt đầu sử dụng vải không dệt nhưng theo một số tài liệu, vải không dệt được phát hiện một cách cực kỳ tình cờ bởi những người lữ hành đi qua sa mạc. Họ thường lót 1 búi sợi len trong giày để tránh sự đau đớn do phải di chuyển liên tục dưới cái nóng của thời tiết. Sau một thời gian chịu áp lực từ đôi bàn chân, nhiệt, độ ẩm, búi len hình thành nên một cấu trúc vải mới, các sợi liên kết chặt chẽ với nhau mà không cần bất kỳ phương pháp dệt nào. 

Vải không dệt được biết đến rộng rãi nhất khi kỹ sư dệt may người Anh Garnett đã nghĩ ra phương pháp kết dính các sợi xơ bằng keo dán. Đó chính là tiền thân của loại vải không dệt ngày nay. 

Ưu nhược điểm của vải không dệt 

Cũng như bất kỳ loại vải nào, vải không dệt sở hữu cả ưu điểm lẫn nhược điểm sau đây: 

Ưu điểm vải không dệt: 

  • Có thể in ấn trên bề mặt: Đây là một ưu điểm tuyệt vời của vải không dệt mà ít loại vải nào sánh kịp. Vải không dệt có thể hiển thị được màu sắc sống động và các hình ảnh, chữ mang độ phức tạp cao. Việc in ấn lên mặt vải không dệt tuy vậy lại yêu cầu kỹ năng tay nghề cao để đảm bảo được độ dày, độ phủ của mực hợp lý nhằm tạo thành họa tiết tự nhiên và sắc nét. Ưu điểm này giúp cho vải được ứng dụng rộng rãi trong việc may các sản phẩm nội thất trang trí trong nhà. Một điểm công khác là vải không dệt giữ màu khá bền, dù trải qua quá trình giặt giũ sau thời gian dài vẫn giữ màu sắc nét. 
Dùng vải không dệt để may túi đựng
Dùng vải không dệt để may túi đựng
  • Độ bền cao: kỹ thuật dệt được coi là kỹ thuật làm vải truyền thống trong ngành may dệt, tuy nhiên, kết cấu của hầu hết vải dệt đều còn chứa nhiều lỗ hở, trong khi đó, kỹ thuật làm vải không dệt có thể tạo thành một cấu trúc cực kỳ chặt chẽ. Chính đặc điểm này giúp cho vải có thể chịu được tác động lực mạnh. Bên cạnh đó, khả năng co giãn của vải cũng được đánh giá tốt hơn so với các loại vải dệt truyền thống. Chẳng hạn khi được dùng để may túi đựng, vải có khả năng chịu được tải trong từ 3kg đến 10kg.
  • Giá thành rẻ: Đây cũng là 1 lý do vải không dệt được yêu thích và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất. 

Nhược điểm vải không dệt:

  • Khó bảo quản
  • Dễ bắt lửa: Mặc dù được hình thành từ sức nén và nhiệt độ cao, tuy nhiên, vải không dệt thành phẩm lại không có khả năng chống cháy tốt cho lắm. Khi sử dụng sản phẩm, bạn nên tránh để vải không dệt tại nơi có nguy cơ bắt lửa hoặc nơi có nguồn nhiệt cao để tránh nguy cơ hỏa hoạn. 
  • Tuổi thọ không cao: Vải dễ bị mất cấu trúc và tan rã trong môi trường độ ẩm cao. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý trong việc bảo quản chất liệu này. 

Vải không dệt có thân thiện với môi trường không? 

Chắc hẳn mọi người đều đã biết rằng nhựa không thể phân hủy sinh học, chính vì vậy việc tìm kiếm các loại vải thân thiện môi trường hơn đang được khuyến khích hơn bao giờ hết. Trong đó phải kể đến vải không dệt. Bởi: 

Khi đốt một chiếc túi thông thường, bạn nhận thấy có rất nhiều muội than, tro và có cả mùi khói. Với túi vải không dệt sẽ không có bất kỳ loại tạp chất độc hại nào xuất hiện khi bạn đốt chúng. Vì vải không dệt về bản chất là chất liệu có khả năng phân hủy sinh học nên tro thừa của vết cháy sẽ được hòa tan trong đất.

Vải không dệt có khả năng tái chế
Vải không dệt có khả năng tái chế và tái sử dụng nhiều lần

Ngoài ra, vải không dệt có khả năng tái chế và tái sử dụng nhiều lần nên chúng sẽ giúp môi trường bớt đi đáng kể lượng rác thải. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm làm từ vải không dệt sẽ là khoản đầu tư thông minh vì bạn có thể thu hồi chi phí bằng cách tái sử dụng nó. 

Ứng dụng của vải không dệt

Vải không dệt được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất như thời trang may mặc, trang trí nội thất, đồ bảo hộ, tấm lót giày, tấm lót bảo vệ các đồ vật dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, đồng phục y khoa, khẩu trang ý tế,…

Nhìn chung, đây là một chất liệu vô  cùng phổ biến và thông dụng trong cuộc sống nhờ nhiều ưu điểm xuất sắc của nó. Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp bạn thỏa mãn trí tò mò về vải không dệt rồi nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe và ngủ ngon sống trọn!