Làm thế nào để ngủ ít vẫn khỏe? Dường như hầu hết mọi người làm tất cả để có thể kéo dài thời gian nghỉ ngơi của họ. Nhưng có một số người không chỉ cố gắng rút ngắn thời gian ngủ mà còn thực sự tin rằng điều này sẽ mang lại khả năng nhận thức tốt và năng suất làm việc cao hơn. Ngủ 3 giờ mỗi ngày liệu có lợi ích gì? Thời gian điều chỉnh phức tạp như thế nào? Những mẹo và thủ thuật nào có thể giúp bạn có được lịch trình như vậy? Hãy đọc qua bài viết này để có cái nhìn toàn diện về phương pháp ngủ 3 giờ – phương pháp ngủ có tên gọi Everyman.
Nội dung chính
Nguy hiểm khi ngủ chỉ 3 giờ
Trong khi một số tin rằng có những lợi ích phương pháp ngủ này mang lại, thì cũng có một vài nguy hiểm họ cần phải biết. Tác dụng phụ chính là nguy cơ giảm chức năng nhận thức và giảm khả năng ra quyết định đúng đắn. Điều này có thể dẫn đến tai nạn, khó chịu, trầm cảm hoặc mất trí nhớ.
Một số người đã bị tăng cân, giảm ham muốn tình dục và thay đổi làn da như quầng thâm dưới mắt. Các bệnh khác như bệnh tim hoặc tiểu đường có thể sẽ xảy ra nếu cơ thể nghỉ ngơi không đầy đủ.
Lợi ích của việc ngủ chỉ ba giờ
Trước khi đi sâu chi tiết những lợi ích có được ở một giấc ngủ vỏn vẹn chỉ 3 giờ đồng hồ, chúng ta cũng nên biết rằng, mặc dù chỉ có 3 giờ nhưng lại tương đương với 2 chu kỳ ngủ trọn vẹn (mỗi chu kỳ ngủ tương ứng với 90 phút). Mặc dù có những khó khăn trong việc thực hiện giấc ngủ 3 giờ cùng với những nguy hiểm như đã đề cập ở phần trên, hãy cùng nhau tìm hiểu một số lợi ích của giấc ngủ 3 giờ bên dưới:
Thời gian một mình
Một trong những lợi ích chính mà giấc ngủ này mang lại chính là sự yên bình và thanh thản vì họ có nhiều thời gian một mình hơn để làm những việc họ thích mà trong khoảng thời gian mọi người cùng bận, họ không thể thực hiện được. Ngủ ít đi sẽ giúp họ có những khoảng thời gian trống cần thiết và yên ắng trong khi những người khác đang nghỉ ngơi. Đây có thể là khoảng thời gian tuyệt vời để tận hưởng các sở thích cá nhân hoặc chỉ đơn giản là tập trung vào công việc, không bị gián đoạn và mất tập trung. Các kỹ năng mới cũng có cơ hội được phát triển mà không phải chịu bất cứ áp lực hay rủi ro nào. Khoảng thời gian rảnh do ngủ ít mang lại họ có thể dùng để thư giãn và giải tỏa tâm trí bằng các bộ môn như Yoga, thiền, hoặc các hoạt động hướng nội khác.
Giấc ngủ chất lượng
Do sự gia tăng thời gian nhận thức trong chu kỳ REM ở giai đoạn cuối nên nhiều người tin rằng phương pháp ngủ ít vẫn khỏe thực chất dựa trên các tín hiệu lấy từ cơ thể cho phép họ trải nghiệm giấc ngủ chất lượng cao hơn so với khi ngủ 6 đến 8 giờ liên tục. Lắng nghe cơ thể của chính bản thân và căn cứ vào thời gian ngủ xung quanh nhu cầu thể chất cá nhân cũng được cho là sẽ tạo nên những giấc ngủ chất lượng mặc dù thời gian ngủ có thể không quá dài. Chỉ ngủ khi cơ thể cần ngủ nhất sẽ tạo ra chất lượng giấc ngủ tốt nhất vì khi đó, cơ thể sẽ tập trung đầu tư thư giãn tối đa ở giai đoạn giấc ngủ REM, thúc đẩy sự tỉnh táo và năng lượng trong suốt cả ngày.
Giấc ngủ ngắn (ngủ chợp mắt) cho một giấc ngủ trưa hiệu quả nên là bao lâu?
Thêm thời gian
Nhiều người sử dụng phương pháp ngủ ngắn hoặc phân đoạn cho biết họ có nhiều giờ làm việc hiệu quả hơn. Họ không phải chờ đợi đến đúng giờ đi ngủ mới được ngủ và không còn lâm vào tình trạng uể oải nhưng phải cố gắng chịu đựng. Do được chợp mắt khi cơ thể mệt mỏi và đòi hỏi được nghỉ ngơi kịp thời nên trạng thái tinh thần và năng suất làm việc của họ tăng cao. Những người này cho biết họ có thể hoàn thành được nhiều việc hơn do có nhiều thời gian hơn so với những người khác.
Làm thế nào để ngủ ít vẫn khỏe?
Bạn sẵn sàng thử kiểu ngủ này chỉ là không biết bắt đầu từ đâu? Dưới đây là một vài mẹo có thể giúp bạn thử ngủ với phương pháp Everyman mới này.
Không caffeine / coffee
Cà phê, nước tăng lực hoặc soda có thể giúp con người tỉnh táo sau một đêm ngủ chập chờn. Tuy nhiên phương pháp Everyman khuyên chúng ta không nên lạm dụng, hoặc thậm chí sử dụng chúng nếu có thể. Everyman tin rằng caffeine có thể gây khó khăn cho việc thư giãn, tức khả năng chợp mắt để có một giấc ngủ ngắn thư giãn sẽ trở nên khó khăn hơn nếu cơ thể tiêu thụ một lượng caffeine trước đó.
Về lý thuyết, tiêu thụ ít caffeine sẽ không là vấn đề một khi chúng ta hình thành thói quen ngủ chợp mắt hoặc quen với việc ngủ những giấc ngủ ngắn. Bởi khi cơ thể tràn đầy năng lượng do được phục hồi từ những giấc ngủ ngắn thì chúng ta cũng không cần bất cứ sự trợ giúp nào từ caffeine để giúp cho cơ thể tỉnh táo nữa.
Nghe âm thanh thư giãn
Lý do chính ta thấy nhiều người ngủ vào ban đêm là vì ban đêm thường yên tĩnh. Đó là khoảng thời gian mọi người đã hoàn thành công việc trong ngày, ít âm thanh nên nếu đi ngủ vào thời điểm này bộ não sẽ ít bị phân tâm và bị đánh thức. Việc cố gắng chợp mắt vào ban ngày có thể là một thách thức đối với những người đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn.
Hãy thử sử dụng tai nghe để nghe nhạc thư giãn, đồng thời giúp giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh. Mỗi người sẽ có một âm thanh thư giãn riêng nên việc chọn một bản nhạc phù hợp chẳng hạn sẽ giúp thúc đẩy tâm hồn thư thái, từ đó giúp cơ thể và não bộ có khả năng thư giãn sâu.
Không lái xe khi mệt mỏi
Khi cơ thể báo hiệu mệt mỏi, cần chợp mắt, thường là khoảng 20 phút trước giờ chợp mắt cố định (ví dụ ngủ trưa), cơ thể sẽ dần cảm nhận sự kiệt sức sâu sắc. Một số sẽ xảy ra tình trạng mê sảng, gặp khó gặp khó khăn khi xử lý các công việc thông thường. Để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng không mong muốn, chúng ta không nên điều khiển xe cơ giới khi cảm thấy không đủ tỉnh táo nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và cho người khác.
Tìm thứ gì đó khiến bản thân hứng thú
Bạn có thể thấy cơ thể mình không muốn thức dậy chỉ sau vài giờ, hoặc vài phút ngủ ngắn. Thường nếu chưa quen với phương pháp ngủ này, cơ thể sẽ có xu hướng muốn tiếp tục ngủ thêm. Để có khả năng thích nghi với cơ chế ngủ ngắn này, chúng ta phải thật cụ thể hóa kế hoạch phải làm những gì khi thức, bao gồm các dự án, công việc, sở thích, kỹ năng mới cần trau dồi thêm mà bạn thấy chúng thật sự rất quan trọng cần phải thực hiện. Một khi đã rõ những điều cần phải hướng tới và hoàn tất, chúng ta sẽ có động lực ngủ ngắn và thức dậy tỉnh táo, dứt khoát.
Sẽ có ích hơn nếu trong khoảng thời gian thức bạn không để nó trôi quá buồn chán, vô nghĩa. Bằng việc bổ sung thêm những hoạt động bổ ích và thiết thực, con người sẽ tránh phải đối mặt với thời gian chết và họ cũng sẽ có xu hướng tuân thủ lịch trình tốt hơn, bởi chỉ có sự nhàm chán mới có khả năng cản trở mọi thứ.
Lên kế hoạch lịch trình hoạt động
Các lịch trình ngủ ngắn có thể sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào hoạt động làm việc và xã hội trong ngày của mỗi người. Không nên tự tạo áp lực cho bản thân khi phải tuân theo một lịch trình cụ thể nếu nó thực sự không phù hợp với bạn. Việc điều chỉnh giờ ngủ sớm hơn hoặc trễ hơn xung quanh giấc ngủ chính của bản thân vào buổi tối tùy thuộc vào thói quen từng người. Đối với những ai đã quen ngủ nhiều giờ thì việc điều chỉnh ngủ ít đi sẽ vất vả hơn, thậm chí mất vài tuần để thích nghi. Vì vậy, trước khi thay đổi thói quen ngủ chúng ta cần lưu ý tất cả những điều trên.
Lắng nghe cơ thể của bạn
Phương pháp Everyman ban đầu bị mắc kẹt bởi một lịch trình cụ thể, trong đó những giấc ngủ ngắn diễn ra trong các khoảng thời gian cách đều nhau. Không phải ai cũng có thể có được và duy trì một lịch trình như vậy. Vì vậy người dùng phương pháp Everyman bắt đầu điều chỉnh các chu kỳ riêng để phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình.
Những người hâm mộ phương pháp này cho rằng cơ thể sẽ cảm thấy khỏe hơn nếu theo cách ngủ mới này. Tuy nhiên cũng có người thận trọng cho rằng: không nên gắng quá sức, nhất thiết phải lắng nghe nhu cầu thể chất của bản thân. Một khi cảm thấy kiểu ngủ này có hại cho sức khỏe, nên quay trở lại chu kỳ ngủ thông thường.
Suy nghĩ
Thiền thường là một hoạt động liên quan đến nghỉ ngơi và thư giãn. Dành thời gian trong ngày để hướng về những suy nghĩ tích cực hoặc để giải tỏa tâm trí bừa bộn về tinh thần có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng thời gian ngủ ngắn trong ngày của mỗi người, cho phép chúng ta tỉnh táo hoàn thành mọi công việc đã đặt ra.
Ngay cả khi không giảm bớt thời gian ngủ, chúng ta cũng hãy thường xuyên dành ra một vài phút cho bản thân để thư giãn, giảm căng thẳng, mang lại sự an tâm hơn để hoàn tất tốt mọi hoạt động trong ngày.
Ngủ 3 giờ có đủ hay không?
Câu trả lời là điều này phụ thuộc vào cách cơ thể từng người phản ứng lại với việc nghỉ ngơi theo cách này như thế nào. Một số người có thể chỉ cần ngủ 3 giờ là đủ để khôi phục năng lượng mặc dù nhiều chuyên gia vẫn khuyên bạn ngủ tối thiểu 6-8 giờ mỗi đêm. Tập thể dục và bổ sung thực phẩm tăng cường năng lượng có thể là những cách hữu ích, lành mạnh để giúp cơ thể điều chỉnh theo chu kỳ giấc ngủ mới này. Cuối cùng vẫn là cơ thể bạn sẽ cho bạn biết liệu bạn có thể quản lý 3 giờ ngủ mỗi ngày hay không.
Một số chuyên gia thận trọng chống lại phương pháp này bởi vì có rất ít nghiên cứu chỉ ra những lợi ích dài hạn của nó. Một số lo lắng việc thay đổi chu kỳ giấc ngủ là không tự nhiên và có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất và nội tiết. Sự gia tăng lượng đường trong máu và gián đoạn hormone cũng có thể bởi phương pháp này bởi các phương pháp này.
Việc lựa chọn phương pháp ngủ như thế nào phụ thuộc vào bạn. Chỉ có bạn mới hiểu rõ cơ thể bạn có thể xử lý những gì và liệu cấu trúc giấc ngủ này có phù hợp với những nhu cầu khác nhau của bạn hay không. Hãy chú ý cẩn thận các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hãy nhớ rằng bạn có thể mất một chút thời gian để thích nghi với phương pháp mới này và sử dụng các kỹ thuật làm dịu như thiền, âm thanh thư giãn hoặc các bài tập kích thích cơ thể sản xuất endorphin – chất gây cảm giác hưng phấn tích cực giúp bộ não tỉnh táo.
Nguồn tham khảo: sleepadvisor