giấc ngủ siêu ngắn

Cải thiện giấc ngủ

Giấc ngủ siêu ngắn – Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Admin
27/05/2021

Ngủ gật trong một cuộc họp hoặc ngay trong khi đang ở trên một phương tiện công cộng là một hiện tượng thường thấy. Có nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng, sẽ không có vấn đề gì khi chỉ ngủ gật một lát thôi, như khi đang đọc quyển sách hay trong lúc đi khám bệnh chờ bác sĩ tới. Tuy nhiên, những hành động này lại chính là một trong những hậu quả phổ biến và nguy hiểm nhất của việc bị thiếu ngủ, còn được biết tới là giấc ngủ siêu ngắn.

Một giấc ngủ siêu ngắn là một giấc ngủ nhẹ, xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian rất ngắn, khi chủ thể không hề có ý định từ trước. Hình thức ngủ này xảy ra khi não bộ chuyển đổi bất ngờ từ trạng thái thức sang ngủ, khi ấy, các phần của bộ não ngừng làm việc. Một giấc ngủ siêu ngắn là hệ quả của việc thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc tác dụng phụ của việc dùng thuốc an thần.

nguyên nhân của giấc ngủ siêu ngắn
Con người trong xã hội ngày nay có giấc ngủ càng ngắn

Một giấc ngủ siêu ngắn có thể kéo dài từ một phần của giây cho đến khoảng mười lăm giây. Những hành động đặc trưng của giai đoạn này có biểu hiện như việc không đáp ứng nhất thời với các kích thích cảm giác từ bên ngoài, thay đổi hoạt động của sóng não và các triệu chứng hành vi, như việc gật gù và díp mắt lại.

Lưu ý: Nội dung trên Sleepopolis là những thông tin về mặt bản chất, nhưng không được coi là lời khuyên y tế, cũng không nên sử dụng thay thế cho những lời khuyên và giám sát y tế từ những chuyên gia và bác sĩ có kinh nghiệm. Nếu bạn cảm thấy mình có thể gặp những vấn đề về rối loạn giấc ngủ hoặc có vấn đề sức khỏe, xin vui lòng liên hệ với những dịch vụ chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng của giấc ngủ siêu ngắn

Sự xuất hiện của giấc ngủ siêu ngắn có thể được phát hiện thông qua chỉ số hành vi có thể nhìn thấy được, hoặc bằng điện não đồ (EEG). Đây là công cụ chẩn đoán được sử dụng thường xuyên nhất trong việc nghiên cứu giấc ngủ. Điện não đồ đo được hoạt động của tế bào não, thông qua các điện cực được gắn trực tiếp vào da đầu. Những điện cực này có thể thu được các tín hiệu điện nhỏ và các dạng sóng não khác biệt với giấc ngủ. 

Các dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt thường

  • Mí mắt đóng lại
  • Đầu gật gù
  • Hành động ngáy
  • Chuyển động cơ Hypnic, ví dụ như những chuyển động có thể xảy ra trong giai đoạn N1 của giấc ngủ
  • Suy nghĩ vẩn vơ

Các dấu hiệu khác của giấc ngủ siêu ngắn bao gồm sự lơ đãng, cảm giác buồn ngủ tới bất chợt và sự giảm trương lực cơ. Những dấu hiệu phổ biến khác có thể kể tới như ánh mắt lơ đãng và đảo tròng mắt liên tục. Một người vừa trải qua cảm giác giật mình tỉnh dậy, mà không có ý định đi ngủ thì có thể sẽ thiếp đi và trải qua một giấc ngủ siêu ngắn.

triệu chứng giấc ngủ siêu ngắn
Những triệu chứng của giấc ngủ ngắn mà bạn có thể tự nhận biết

Trên máy đo điện não đồ, giấc ngủ siêu ngắn được định nghĩa là thời điểm khi hoạt động của sóng theta thay thế hoạt động của sóng alpha trong giây lát và làm giảm nhịp điệu nền của bộ não. Điện não đồ được đo trong quá trình diễn ra giấc ngủ siêu ngắn cho thấy sự dịch chuyển chớp nhoáng từ những hoạt động diễn ra trong các khu vực tỉnh táo trong bộ não, đến những vùng liên quan tới giấc ngủ nhẹ

Những loại xét nghiệm khác cũng cho thấy sự thay đổi của bộ não trong quá trình xảy ra giấc ngủ siêu ngắn. Quét não đã cho thấy có sự suy giảm hoạt động ở đồi thị. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giấc ngủ thông qua việc làm giảm nhịp sinh học và hóc-môn tự nhiên kiểm soát hoạt động ngủ-thức melatonin. Vỏ não thị giác, nơi giúp xử lý các tín hiệu thị giác tới từ vùng đồi thị và vỏ não sau, cũng như giúp kiểm soát ý thức và sự tỉnh táo của con người, cũng có dấu hiệu suy giảm hoạt động.

Một số phần của bộ não đã thể hiện sự tỉnh táo tăng lên trong giấc ngủ siêu ngắn, bao gồm những vùng có liên quan đến việc xử lý cảm giác và cảnh giác. Việc “nâng cấp” này, có thể là do bộ não đang cố gắng chống lại những tác động tạm thời dừng một số chức năng thiết yếu khi ta ngủ.

Giấc ngủ siêu ngắn: Nguyên nhân bản chất

Nguyên nhân gây ra giấc ngủ siêu ngắn phổ biến nhất chính là sự thiếu ngủ. Việc ngủ không đủ giấc có thể là kết quả của việc rối loạn giấc ngủ, ví dụ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, hoặc do các yếu tố môi trường tác động như làm việc ca đêm, thời gian làm việc kéo dài. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra cảm giác buồn ngủ vào ban ngày hoặc bị quá sức, làm tăng khả năng dẫn đến một giấc ngủ ngắn. 

Những hành động nhàm chán hoặc đơn điệu, được lặp đi lặp lại liên tục cũng có thể kích hoạt một giấc ngủ siêu ngắn, người đã ngủ đủ 7 đến 9 giờ mỗi tối theo khuyến nghị. Giấc ngủ siêu ngắn xảy ra trong khoảng thời gian mà nhịp sinh học ra lệnh cho cơ thể nên đi ngủ, ví dụ như lúc bình minh, đêm muộn, hoặc giữa buổi chiều. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tai nạn xe cộ thường xảy ra trong khoảng từ 1 đến 4 giờ sáng và từ 1 cho đến 4 giờ chiều.

nguyên nhân của giấc ngủ siêu ngắn
Nguyên nhân của những giấc ngủ siêu chất

Những giấc ngủ siêu ngắn có xu hướng xảy ra khi thực hiện các loại hoạt động sau:

  • Lái xe, đặc biệt là khi đi đường dài hoặc di chuyển vào ban đêm
  • Đi tàu hỏa, máy bay hoặc các phương tiện công cộng khác
  • Tại các cuộc họp hoặc các hoạt động ở văn phòng làm việc
  • Chăm sóc trẻ em hoặc những đối tượng khác

Ngồi trong một thời gian dài trong một môi trường ấm áp cũng có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ, và làm tăng nguy cơ của một giấc ngủ ngắn.

Chúng ta biết những gì sẽ khiến ta cảm thấy bất chợt buồn ngủ, nhưng làm thế nào để cơn buồn ngủ đó lại dẫn tới một giấc ngủ siêu ngắn? Các nghiên cứu đã cho thấy, giấc ngủ siêu ngắn có mối liên hệ phức tạp với một hiện tượng, gọi là một giấc ngủ cục bộ. 

Giấc ngủ cục bộ diễn ra khi các bộ phận của não bộ tạm thời nghỉ ngơi và đi ngủ trong một khoảng thời gian. Mặc dù việc não bộ nghỉ ngơi khi chưa cần hoạt động là điều bình thường, nhưng việc thiếu ngủ có thể khiến cho các chức năng thiết yếu của bộ não ngừng hoạt động, chẳng hạn như những chức năng cần thiết cho việc xử lý các kích thích từ môi trường và sự đưa ra quyết định. Sự phối hợp không ăn khớp sẽ xảy ra khi giấc ngủ cục bộ tác động đến các khu vực quan trọng của bộ não tại vùng điều khiển sự vận động và kiểm soát cơ bắp.

Dopamine đóng vai trò thiết yếu trong một số giai đoạn của giấc ngủ siêu ngắn, đặc biệt ở những người có bệnh hoặc người sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến thụ thể dopamine. Dopamine tác động đến tuyến tùng và có ảnh hưởng quan trọng tới việc sản xuất ra hóc-môn melatonin, giúp kiểm soát nhịp sinh học. 

Chẩn đoán giấc ngủ siêu ngắn

Giấc ngủ siêu ngắn có thể được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng như buồn ngủ cực độ, mắt nhắm lại và gật gù. Ở một số triệu chứng khác, giấc ngủ siêu ngắn có thể không được chú ý tới. Chẩn đoán y khoa về giấc ngủ siêu ngắn có thể yêu cầu nghiên cứu kĩ về giấc ngủ, với mục đích để kiểm tra hoạt động của não bộ. Hoạt động này có thể được đo bằng điện não đồ (EEG) hoặc đo bằng đa ký giấc ngủ (PSG), đo sóng não, nồng độ oxy trong máu cũng như sự chuyển động của mắt và chân.

Ngoài kiểm tra hoạt động của não bộ, thời gian phản ứng và trí nhớ ngắn hạn cũng có thể được giám sát. Kiểm tra độ trễ của nhiều giấc ngủ (MSLT) cũng có thể được tiến hành sau đó. Việc kiểm tra độ trễ của các giấc ngủ sẽ đo lường tình trạng thiếu ngủ, thực hiện bằng cách theo dõi một người sẽ ngủ thiếp đi trong nhiều tình huống ra sao và tốc độ xảy ra cho mỗi trường hợp. 

Có những bài kiểm tra khác dựa vào những yếu tố thấy bằng mắt thường, ví dụ như hành động chớp mắt, tần suất ngáp và tốc độ nói. Tuy nhiên, nếu không có những nghiên cứu về giấc ngủ thì sẽ rất khó để chẩn đoán thời gian và mức độ nghiêm trọng của những giấc ngủ ngắn, đặc biệt là những giai đoạn có thể bị nhầm lẫn với sự mất tập trung trong giây lát.

Rủi ro của giấc ngủ siêu ngắn

Bởi những giấc ngủ siêu ngắn hoàn toàn là vô thức, vậy nên chúng có thể xảy ra ở những trường hợp không thoải mái và cũng không báo trước. Giấc ngủ ngắn trở nên nguy hiểm nếu xảy ra khi bạn đang lái xe, làm việc trong môi trường đề cao sự an toàn, hoặc khi trông coi trẻ nhỏ mà cần phải chú ý liên tục.

Giấc ngủ ngắn có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của việc ngủ gật khi lái xe, và có liên quan tới hơn 16% của tất cả các tai nạn xe cộ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ gặp tai nạn xe hơi cao hơn đáng kể ở những người làm việc ca đêm, trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi làm việc và trước khi đi ngủ.

tác hại giấc ngủ siêu ngắn
Những tác hại mà giấc ngủ siêu ngắn mang đến

Sự buồn ngủ có thể tác động đến một số chức năng nhận thức cần thiết để lái xe an toàn, cũng như nhiều hoạt động khác. Bao gồm những điều sau:

  • Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
  • Sự tập trung
  • Đưa ra quyết định
  • Sự chú ý
  • Thời gian phản hồi

Một người trải qua giấc ngủ siêu ngắn có thể không biết rằng họ đã từng ngủ, và tự nhủ rằng mình vẫn thức được, trong khi thực tế họ không còn tỉnh táo nữa. Nhận thức sai lầm này có thể khiến cho giấc ngủ siêu ngắn trở nên nguy hiểm hơn, đặc biệt là đối với những người đang điều hành các hoạt động thương mại, hay điều khiển phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa và xe buýt.

Mất ngủ và thiếu ngủ cũng có liên quan trong các sự cố từng xảy ra như vụ nổ tàu con thoi Challenger, thảm họa hạt nhân Chernobyl, và sự cố tràn dầu Exxon Valdez.

Dấu hiệu cảnh báo của giấc ngủ siêu ngắn

Mặc dù xảy ra đột ngột và bất ngờ nhưng những giấc ngủ siêu ngắn thường được báo trước bằng các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Nếu như được công nhận, những dấu hiệu này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ ngủ gật khi đang lái xe, khi làm việc, hoặc người làm công việc chịu trách nhiệm cho sự an toàn của người khác. Ngoài các chỉ số hành vi được nêu phía trên, những dấu hiệu cảnh báo của một giấc ngủ siêu ngắn bao gồm:

  • Cảm giác buồn ngủ ập đến
  • Khó khăn trong việc mở to mắt
  • Nháy mắt liên tục
  • Ngáp
  • Khó tập trung
  • Cảm xúc phức tạp hoặc cáu kỉnh
  • Thèm ăn ngọt, những đồ nhiều đường, caffeine hoặc thực phẩm giàu carbohydrate
giấc ngủ siêu ngắn tác hại
Tác hại khác mà giấc ngủ siêu ngắn mang đến mà bạn nên biết

Bất kỳ triệu chứng nào trên đây cũng chỉ ra khả năng dễ có một giấc ngủ siêu ngắn cao hơn bình thường. Những triệu chứng này đặc biệt liên quan đến việc chờ quá cảnh hoặc khi đang làm việc. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng, bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang buồn ngủ, kể cả khi bạn được nghỉ giải lao và nỗ lực để tỉnh táo sau đó. Lái xe trong khi buồn ngủ cũng nguy hiểm như lái xe khi say rượu và cũng liên quan đến mức độ suy giảm nhận thức cũng như thể chất của người lái xe.

Giấc ngủ siêu ngắn và các tình trạng khác

Ngoài việc thiếu ngủ đơn thuần, các giấc ngủ siêu ngắn có thể xảy ra bởi nhiều chứng rối loạn giấc ngủ. Một số chứng rối loạn giấc ngủ có thể làm tăng nguy cơ xảy ra giấc ngủ siêu ngắn bao gồm:

  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Rối loạn mất ngủ
  • Hội chứng chân tay bồn chồn
  • Bệnh mất ngủ giả gây ra giấc ngủ bị xáo trộn và có chất lượng thấp, ví dụ như việc mộng du và gặp ác mộng
  • Chứng ngủ nhiều do tự phát hoặc có nguyên nhân bởi việc sử dụng thuốc 
  • Rối loạn nhịp sinh học  

Ngưng thở khi ngủ là căn bệnh mà đường thở bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và có chất lượng thấp. Tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn do béo phì, sử dụng đồ uống có cồn, tuổi tác và sự hút thuốc. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị thức dậy hàng chục lần mỗi đêm, dẫn đến việc buồn ngủ rũ rượi vào ban ngày và có nguy cơ gặp những giấc ngủ siêu ngắn cao hơn nhiều.

Sự mất ngủ có triệu chứng đặc trưng là hành động không thể đi ngủ nổi, buồn ngủ và dần chìm lại vào giấc ngủ lần nữa, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của các triệu chứng này. Loại rối loạn giấc ngủ này có thể dẫn đến việc mệt mỏi, giảm sự chú ý, rối loạn nhận thức, để rồi rơi vào một giấc ngủ siêu ngắn.

Giấc ngủ siêu ngắn và thuốc

Thuốc có tác dụng an thần là một trong những nguyên nhân phổ biến của việc gây ra những cơn buồn ngủ ban ngày, và các giấc ngủ siêu ngắn. Việc buồn ngủ rũ rượi và giảm tập trung có thể do những điều sau đây:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc chủ vận dopamine
  • Thuốc trợ tim
  • Một số thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc động kinh
  • Rượu, đặc biệt là khi sử dụng quá liều
  • Cần sa
  • Thuốc an thần nhẹ benzodiazepin như Valium
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid
thuốc cho giấc ngủ siêu ngắn
Những nhóm thuốc dành cho những người có giấc ngủ ngắn

Sự buồn ngủ có thể dần dần được cải thiện trong khi dùng thuốc, mặc dù tác dụng phụ này có thể kéo dài khi sử dụng thuốc một thời gian dài. Một số loại thuốc có thể có thời gian bán thải dài, làm giảm chức năng nhận thức và sự tỉnh táo trong một khoảng thời gian.

Giấc ngủ siêu ngắn và chứng ngủ rũ

Những giấc ngủ siêu ngắn có thể là kết quả của chứng ngủ rũ, một dạng bệnh mất ngủ và được kích hoạt bởi một phản ứng tự miễn dịch. Chứng ngủ rũ gây ra sự suy giảm của hypocretin – một chất dẫn truyền thần kinh, có vai trò thiết yếu trong việc giữ tỉnh táo. Một số bệnh nhân mắc chứng ngủ rũ có mức độ hypocretin bình thường, nhưng có thể bị một loại kháng hypocretin làm cho chất dẫn truyền thần kinh không mấy hiệu quả.

Ở chứng ngủ rũ, hệ thống đánh thức khi bạn ngủ trở nên rối loạn chức năng và hoạt động chồng chéo lên nhau, làm tăng các giấc ngủ siêu ngắn và rối loạn giấc ngủ. Người mắc chứng ngủ rũ thường xuyên trải qua những giấc ngủ không yên, không kiểm soát được giấc ngủ của bản thân mình. Đây là vấn đề nghiêm trọng hơn so với các giấc ngủ siêu ngắn nhưng lại không được chú ý quá nhiều.

Bởi vì hypocretin có tác dụng ổn định đối với sự tỉnh táo, việc thiếu chất dẫn truyền thần kinh này dường như làm cho các cơn buồn ngủ tới bất ngờ và tăng khả năng xảy ra các giấc ngủ siêu ngắn. Không có định lượng về giấc ngủ đủ để giảm thiểu nguy cơ gặp phải giấc ngủ siêu ngắn ở những người mắc chứng ngủ rũ.

Phương pháp điều trị cho giấc ngủ siêu ngắn

Việc điều trị cho các giấc ngủ siêu ngắn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, thường liên quan đến việc giảm hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày và thiếu ngủ trầm trọng. Điều này có thể yêu cầu việc điều trị các tình trạng cơ bản, chứng rối loạn giấc ngủ. Ta sẽ ưu tiên cho việc ngủ đủ giấc và thay đổi thuốc sang loại có thành phần thuốc ít tác dụng phụ trong việc an thần hơn.

trị giấc ngủ siêu ngắn
Cách để chữa triệu chứng giấc ngủ siêu ngắn

Các loại thuốc giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng tới những người mắc chứng mất ngủ và gặp chứng ngủ nhiều, từ đó giảm nguy cơ gặp những giấc ngủ siêu ngắn. Liệu pháp hành vi nhận thức đối với chứng mất ngủ cũng có thể giúp những người mắc chứng mất ngủ mãn tính ngủ đủ giấc. Việc trị liệu hành vi nhận thức bao gồm một số phương thức điều trị, như việc hạn chế giấc ngủ, kiểm soát sự kích thích, tái cấu trúc nhận thức để giảm các mối liên hệ tiêu cực với giấc ngủ và môi trường ngủ, từ đó thư giãn hơn.

“Vệ sinh giấc ngủ” tốt có thể giúp tăng hiệu quả và chất lượng giấc ngủ, và do đó làm giảm thiểu những giấc ngủ siêu ngắn . Ngủ đủ giấc có thể được tăng cường bằng cách:

  • Giảm thời gian hoặc loại bỏ việc sử dụng thiết bị điện tử trong vài giờ trước khi đi ngủ, để giảm sự kích thích khi tiếp xúc với ánh sáng xanh
  • Tránh các bữa ăn nặng nề, rượu và caffeine vào buổi tối
  • Giữ cho môi trường ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ
  • Giảm thiểu sự gián đoạn từ trẻ em và vật nuôi
  • Chỉ sử dụng giường để ngủ và quan hệ tình dục

Giấc ngủ siêu ngắn là một “tác dụng phụ” phổ biến và nguy hiểm của việc thiếu ngủ, các chứng rối loạn giấc ngủ và việc dùng thuốc điều trị. Giảm thiểu nguy cơ của những giấc ngủ siêu ngắn này cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ xảy ra tai nạn và giúp lái xe cũng như làm việc an toàn hơn.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thể chất, cũng như sức khỏe nói chung. Chìa khóa để tránh những giấc ngủ siêu ngắn là ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc cũng là phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ thành công và được công nhận là yếu tố tạo nên sức khỏe tốt.

Nguồn tham khảo: https://sleepopolis.com/education/microsleep/