Cách dỗ trẻ tự kỷ đi ngủ

Khoa học giấc ngủ

Mối liên hệ giữa chứng rối loạn giấc ngủ và bệnh tự kỷ ở trẻ

Phương Thảo
14/02/2020

Chăm sóc trẻ em tự kỷ thực chẳng dễ dàng chút nào và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn gấp bội nếu con bạn mắc các chứng rối loạn giấc ngủ. 

Theo thống kê cho thấy có từ 40 – 80% trẻ em tự kỷ gặp các vấn đề về giấc ngủ. Con số này nói rằng việc tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ không chịu đi ngủ và giải pháp khắc phục là một điều cần thiết đối với cha mẹ có con mắc bệnh tự kỷ, giúp cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Bài viết sau đây là những lời khuyên giúp các bậc cha mẹ biết cách dỗ trẻ tự kỷ đi ngủ. Cùng tham khảo nhé!

Tự kỷ là gì?

Trên thế giới, cứ 45 đứa trẻ thì lại có 1 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Con số này đã tăng theo cấp số nhân chỉ trong vài thập kỷ. Tự kỷ là một chứng rối loạn thần kinh, gây suy giảm một số chức năng của não như khả năng tư duy, giao tiếp ngôn ngữ, quan hệ nhân sinh và kỹ năng xã hội. Tự kỷ có thể ảnh hưởng đến mỗi đứa trẻ theo nhiều cách khác nhau nhưng thường có những đặc điểm nhận dạng chung. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm khó giao tiếp, chân tay kém linh hoạt và kỹ năng xã hội không phát triển. Trẻ có xu hướng thực hiện hành vi lặp đi lặp lại và có thể bị rối loạn tiêu hóa. 

Mối liên hệ giữa chứng rối loạn giấc ngủ và bệnh tự kỷ

Trong y học hiện nay người ta vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Nhưng các chuyên gia đã liệt kê ra một số quan điểm khá thuyết phục để giải thích mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và chứng tự kỷ. Cụ thể họ nhận ra rằng, một đứa trẻ bình thường sẽ có xu hướng sử dụng hết năng lượng của mình để vui chơi trong lúc thức. Chính vì thế, khi đến giờ ngủ, trẻ thường đã mệt nhoài và lập tức đi ngủ ngay. Với trẻ tự kỷ thì ngược lại. Trẻ luôn hoạt động một cách chậm chạp với những hành vi lặp đi lặp lại và đôi khi ngồi yên một chỗ không giao tiếp với bất kỳ ai. Chính vì thế, đến giờ ngủ, trẻ thường chưa cảm thấy mệt mỏi. 

Trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ

Ngoài ra, còn khá nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ tự kỷ mất ngủ trong đó phải kể đến là hormone Melatonin. Đây là hóc moc khiến bộ não con người cảm thấy buồn ngủ. Nồng độ hormone Melatonin thường tăng mạnh vào buổi tối và giảm mạnh vào ban ngày. Đối với trẻ em mắc bệnh tự kỷ, nồng độ hormone Melatonin có sự bất thường. Cụ thể, Melatonin tăng mạnh vào ban ngày trong khi giảm vào ban đêm. Chính vì thế, trẻ tự kỷ thường khó ngủ vào buổi tối. Bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với các kích thích ngoại tác như âm thanh ánh sáng nên chỉ cần xuất hiện một yếu tố kích thích dù rất nhỏ cũng có thể làm trẻ giật mình tỉnh giấc.  

Người ta cũng thấy rằng trẻ em tự kỷ thường không ý thức được về trật tự ngày – đêm, khiến cho đồng hồ sinh học trong cơ thể trẻ đôi khi không thể đồng điệu với thời điểm đi ngủ và thức dậy như một người bình thường

Có khoảng 20-40% bậc phụ huynh trên thế giới đang phải vật lộn để đối phó với chứng mất ngủ của con mình và nếu bạn cũng là một trong số đó, mời bạn cùng tham khảo các mẹo dỗ trẻ tự kỷ đi ngủ sau đây:

Mẹo giúp dỗ dành trẻ tự kỷ ngủ

Hạn chế cho con tiếp xúc với màn hình điện tử vào ban đêm

Vì ánh sáng từ màn hình có thể ức chế việc sản xuất melatonin khiến trẻ khó ngủ. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc các hình ảnh, âm thanh sẽ khiến bộ não của trẻ không được nghỉ ngơi,khi đến giờ đi ngủ, trẻ nằm xuống giường nhưng tâm trí không được thư giãn. 

Tránh làm trẻ nổi giận

Một lần nữa, khi đến giờ đi ngủ, một đứa trẻ tự kỷ nên ngủ trong tâm lý thoải mái nhất và không được nổi giận. Trẻ không nên tham gia vào các hoạt động kích thích mạnh mẽ có tác động đến thần kinh của trẻ như vật lộn, trốn tìm,…  Cha mẹ hãy lên kế hoạch cho trẻ tham gia các hoạt động giúp tâm trí thư giãn hơn như tô màu, âu yếm thú cưng hoặc đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ cùng nhau có thể giúp trẻ sẵn sàng lên giường khi đến giờ đi ngủ.

Giữ không gian yên tĩnh

Như đã nói ở trên, trẻ em tự kỷ thường dễ bị tác động bởi các kích thích nhỏ nhất như âm thanh ánh sáng. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng không gian ngủ của con luôn được giữ yên tĩnh và đủ tối để trẻ có thể thoải mái chìm vào giấc ngủ. 

Massage trước khi ngủ

Massage luôn có hiệu quả đáng kinh ngạc với cả trẻ em và người lớn trong việc đem lại một đêm ngon giấc.

Nhạc nhẹ nhàng 

Bạn có thể mở cho trẻ nghe những bài hát nhẹ nhàng, tốt nhất là nhạc không lời để giúp trẻ thư giãn và buồn ngủ nhanh hơn. Nhạc không lời cổ điển của Beethoven là một gợi ý.

Kể chuyện trước khi đi ngủ

Kể chuyện trước khi đi ngủ là một phương pháp cổ điển giúp một đứa trẻ dễ dàng thiếp đi. Trong trường hợp trẻ tự kỷ, bạn có đọc thơ hoặc hát ru trẻ. 

Tạo không gian ngủ thư giãn

Hãy thiết kế phòng ngủ của trẻ theo ý muốn của con và bao quanh căn phòng với những món đồ chơi mà con yêu thích. Ba mẹ có thể sử dụng đèn ngủ phát sáng nếu như trẻ sợ bóng tối nhưng đừng sử dụng đèn ánh sáng xanh. Ngoài ra, một chiếc máy tạo Tiếng ồn trắng (White Noise Music) và một chiếc nệm thoải mái cũng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Nguồn tham khảo: sleepadvisor