Thế giới dường như đang dạy chúng ta rằng, càng làm nhiều càng kiếm được nhiều. Vì vậy, nếu muốn giàu có thì nên ngủ ít đi để có nhiều thời gian hơn dành cho công việc! Điều này có thật sự thuyết phục? Bạn nghĩ sao về chứng mất ngủ?
Khi làm việc dưới sự mệt mỏi, số liệu thống kê thực sự cho thấy năng suất lao động giảm mạnh và chi phí lao động tăng cao. Hãy xem xét câu chuyện của Bob, anh là một kế toán viên. Để thể hiện sự cống hiến của mình, anh bắt đầu làm thêm giờ, mang các dự án về nhà, và giảm bớt hai đến ba giờ ngủ.
Chuông báo thức của Bob reo lên lúc 6:00 sáng. Anh ta rót một tách cà phê và chầm chậm bước vào công việc. Tuy nhiên anh ta cảm thấy đôi mắt chỉ muốn nhắm lại và anh ta liên tiếp ngủ gật. Năng suất làm việc của anh trong ngày hôm đó không được tốt. Và để bù đắp cho điều này, anh thức khuya hơn tối hôm đó để có thể làm việc nhiều hơn. Sau đó anh đi ngủ trễ. Bob đang ở trong một vòng luẩn quẩn: làm việc muộn để bù đắp thời gian làm việc kém hiệu quả trong ngày. Tuy nhiên năng suất làm việc của Bob vẫn không tiến triển: sức khỏe của anh suy giảm dẫn đến bỏ lỡ một vài công việc. Thay vì được thăng chức lớn, Bob bị sa thải.
Sự thật là chứng mất ngủ có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến sức khỏe và sự mất mát trong cuộc sống của con người. Một số người nói rằng nó có giá hàng tỷ đồng!
Nội dung chính
Số toàn cầu
Ngủ là một phần thiết yếu của cuộc sống con người và nó là thứ đang bị hy sinh vì một số nguyên nhân nào đó có lẽ không được thống kê đủ. Theo thống kê, có khoảng 3% GDP bị mất do con người thiếu ngủ. Nếu số lượng người có vấn đề về giấc ngủ giảm đi, điều này có khả năng bổ sung hàng tỷ vào nền kinh tế. Bản đồ bên dưới cho thấy số tiền bị mất hàng năm ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Đức và Nhật Bản.
Người xưa nói rằng, “thời gian là vàng” đúng hơn bao giờ hết. Thời gian làm việc bị mất do thiếu ngủ (tức mặc dù thức nhưng không làm việc hiệu quả, năng suất làm việc thấp) đồng nghĩa với tiền bạc bị lãng phí.
Ít ngủ có nghĩa là giảm năng suất
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, trong 3 người lớn thì có 1 người không ngủ đủ giấc và bị chứng mất ngủ. Trong thống kê đó, khoảng 35% số người được hỏi có việc làm, đều cho biết họ không ngủ đủ giấc. Nguyên nhân do đâu và ảnh hưởng của điều này đến chủ doanh nghiệp và nhân viên của họ như thế nào?
- Một ngày trung bình trong năm 2017 có 24% người lao động làm việc toàn thời gian đã dành thời gian làm việc tại nhà. Tỷ lệ lao động làm việc toàn thời gian thực hiện công việc tại nhà đã tăng từ 18% mỗi ngày trong năm 2003 lên 24% trong năm 2009 và vẫn tương đối ổn định từ năm 2009 đến 2017.
- Người dân sử dụng trung bình 4,5 giờ làm việc tại nhà mỗi tuần, với 20% trong số đó dành 10 giờ trở lên làm việc tại nhà. Tuy nhiên những người mang việc về nhà thường cản trở giấc ngủ của họ, do đó công việc kém hiệu quả hơn vì mệt mỏi.
- Một nghiên cứu khác trên 7.428 người tham gia kết luận rằng: thiếu ngủ và mất ngủ khiến nhà tuyển dụng phải trả 2.280 đô la mỗi năm cho mỗi nhân viên.
Tai nạn và chấn thương liên quan đến công việc
Khi mọi người từ bỏ giấc ngủ chất lượng, họ trải nghiệm sự suy giảm khả năng nhận thức. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, trí nhớ, sự chú ý, hiệu suất, và nhiều hơn nữa. Trong suốt lịch sử, thiếu ngủ đã dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng tại nơi làm việc.
Những điều sau đây xảy ra một phần do lỗi của con người và có liên quan đến tình trạng thiếu ngủ:
1979 Three Mile Island – Thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất nước Mỹ
Mặc dù là do sự cố cơ học ngoài ý muốn, nhưng tận cùng mà nói đó là do lỗi thiếu sót của con người. Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ra đời cho tới nay, thế giới đã chứng kiến nhiều sự cố hạt nhân. Những sự cố này được xem là thảm họa, đã tạo thành mối ám ảnh của không ít người. Ngày 28/3/1979, sự cố nghiêm trọng đầu tiên trong lịch sử ngành năng lượng nguyên tử Mỹ xảy ra tại tổ máy số 2 của nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island bang Pennsylvania.
1986 The Challenger Explosion – Thảm kịch lớn nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ
Thảm họa Challenger là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ. Sự cố này xảy ra vào tháng 1/1986 với 7 phi hành gia đang ở trên phi thuyền. Theo báo cáo của Ủy ban của Tổng thống về Tai nạn tàu con thoi không gian cho rằng một phần của sự cố có liên quan đến mất ngủ và làm việc theo ca của các nhân viên trong tàu dẫn đến tình trạng thiếu minh mẫn trong khi làm nhiệm vụ.
1986 Thảm họa tại nhà máy hạt nhân Chernobyl
Thảm họa nhà máy hạt nhân tại Chernobyl, diễn ra lúc 1:30 sáng, cũng liên quan đến lỗi của con người bị ảnh hưởng bởi cơn buồn ngủ.
1989 Exxon Valdez Oil Spill – Sự cố tràn dầu Exxon Valdez
9 giờ 12 phút tối 23/3/1989, chiếc tàu chở dầu Exxon Valdez rời cảng dầu Valdez, Alaska (Mỹ), mang theo 200 triệu lít dầu thô tới Long Beach, California. Con tàu này đã vướng vào dải san hô Bligh, làm khoảng 40 triệu lít dầu thô đã tràn ra vùng eo biển nguyên sơ Prince William, gây nên thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chúng tôi đã xem xét một số tài liệu về Exxon Valdez và nhận thấy thời điểm xảy ra tai nạn gần với giờ đi ngủ.
1999 American Airlines Flight 1420 – Một trong Những vụ hạ cánh tồi tệ nhất thế giới
1/6/1999: Chiếc máy bay mang tên McDonnell Douglas MD-82 đã phát nổ trong lúc hạ cánh tại sân bay nội địa Little Rock, Mỹ, trước khi lao vào một sàn diễn thời trang nằm cách đường băng gần 122 m về phía bắc. 11 người đã thiệt mạng và 89 người khác bị thương trên chuyến bay 1420 của hãng American Airlines.1 phần lỗi trong vụ tai nạn là năng suất làm việc của đoàn phi hành giảm do sự căng thẳng và mệt mỏi ảnh hưởng đến việc hạ cánh.
Bạn có biết có hàng trăm mạng sống bị mất hàng năm do các vụ tai nạn liên quan tới xe cộ, giao thông, y tế, nhà máy… do thiếu ngủ gây ra? Tiến sĩ Charles Czeisler thuộc Khoa Y học về giấc ngủ tại Đại học Y Harvard phát hiện ra rằng: các bệnh viện có thể giảm 36% lỗi y tế bằng cách giới hạn ca làm việc của một bác sĩ xuống còn 16 giờ và giảm tổng lịch làm việc xuống không quá 80 giờ mỗi tuần.
Rủi ro về sức khỏe
Thiếu ngủ không nhất thiết phải bị trả giá bằng mạng sống của người khác, mà bằng mạng sống của chính bạn. Rand.org cho rằng rằng thiếu ngủ làm tăng 13% nguy cơ tử vong . Dưới đây là một vài bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng do thiếu ngủ gây ra.
Vấn đề tim mạch
Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành cao – bất kể tuổi tác, cân nặng, có hút thuốc hay có thói quen tập thể dục hay không.
Bệnh tiểu đường
Nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa việc không ngủ đủ giấc thường xuyên với bệnh tiểu đường loại hai.
Béo phì
Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy việc không ngủ đủ giấc có nguy cơ khiến con người béo phì.
Đột quỵ
Việc ngủ có tác động đáng kể đến các yếu tố gây ra đột quỵ. Mặc dù có mối liên quan giữa thời lượng ngủ và các yếu tố gây đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu và AF, cơ chế sinh lý bệnh cơ bản vẫn chưa rõ ràng.
Phiền muộn
Tóm lại, thiếu ngủ mãn tính hay chứng mất ngủ cấp tính có thể dẫn đến trầm cảm, có khả năng là do những thay đổi hóa học thần kinh xảy ra trong não. Mặt khác, trầm cảm có thể dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn, có thể biểu hiện như một triệu chứng của rối loạn tâm trạng.
Nguồn tham khảo: sleepadvisor