Nằm võng là thói quen của rất nhiều người, không kể già trẻ. Thói quen này đặc biệt phổ biến ở những người già, người lớn tuổi. Tưởng chừng như đây là một cách để giúp ngủ ngon và có lợi cho sức khỏe, thế nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều tác hại không ngờ đến. Nằm võng bị đau lưng chính là một trong số những nguy hại mà nằm võng mang lại.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tác hại của việc nằm võng, cũng như tình trạng đau lưng khi nằm võng và cách khắc phục hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh lý này.
Nội dung chính
Nằm võng bị đau lưng – tác hại không ngờ tới
Tại sao nằm võng bị đau lưng?
Không ít người nằm võng bị đau lưng và thậm chí còn có thể dẫn tới mắc bệnh về lưng, cột sống khi nằm võng trong thời gian nhiều năm dài. Nhất là những người đã có những bệnh lý về xương cột sống như thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm… khi sử dụng võng quá lâu, không đúng cách sẽ làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh, gây đau lưng nhiều hơn. Tại sao nằm võng lại bị đau lưng? Tại sao nằm võng lại khiến các bệnh về lưng, cột sống thêm trầm trọng?
Như chúng ta đều biết, khi cột sống, thắt lưng và các bộ phận trên cơ thể được đặt trên một mặt phẳng phù hợp và trong trạng thái thẳng tự nhiên khi nằm ngủ mới là tư thế tốt cho cơ thể và xương khớp. Thế nhưng khi nằm võng, đặc biệt là nằm sai cách vừa không tốt cho xương mà còn gây ra những tổn thương nhất định.
Bởi võng không phải là một mặt phẳng, nó không thể nâng đỡ cơ thể và phần lưng, cột sống của người nằm. Đồng thời, khi toàn bộ cơ thể của người nằm ngả lưng không trên một mặt phẳng sẽ không tạo được tư thế thẳng tự nhiên. Thiếu đi sự nâng đỡ và tư thế nằm đúng sẽ khiến cho cột sống bị cong vẹo, lưng bị gù và cảm giác đau lưng thường xuyên hơn.
Thêm vào đó, do không được nâng đỡ, sức ép đặt lên các vùng tiếp xúc của cơ thể và võng lớn hơn nhiều. Nó khiến cơ thể phải “gồng” lên, không thể hoàn toàn thả lỏng, các cơ bắp, mạch máu, xương khớp không được thư giãn. Từ đó gây tình trạng đau nhức, mỏi, tê bì cơ bắp, xương khớp khi thức dậy, nhất là phần lưng và cột sống.
Một vấn đề khác nữa, khi ngủ chúng ta thường xoay trở mình nhằm thay đổi tư thế để cơ thể được thoải mái hơn và là lúc để hoạt động một số bộ phận trên cơ thể. Nhờ đó giúp cho gân cốt cơ xương được vận động và dẻo dai hơn, linh hoạt hơn, quá trình lưu thông máu cũng tốt hơn.
Nhưng khi nằm võng, mọi người thường rất khó thay đổi tư thế, thậm chí là không thể trở mình. Việc nằm một tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho xương khớp, cơ bắp và những vị trí như cổ, tay chân, lưng…bị trì trệ, tê mỏi. Hoạt động lưu thông khí huyết cũng bị hạn chế nên dẫn tới hiện tượng đau nhức chân tay, vẹo cổ, vẹo đầu và cột sống chịu tổn thương, lâu ngày dẫn tới thoái hóa, gây ra những cơn đau nhức lưng.
Những nguy hại khác khi nằm võng nhiều và không đúng cách
Không chỉ gây ra tình trạng đau lưng, đau cột sống, cong vẹo cột sống hay gù lưng (thường xảy ra ở trẻ nhỏ, thiếu nhi trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện hệ xương khớp), nằm võng còn gây ra một số vấn đề nguy hiểm khác.
Ví dụ như khi cột sống bị cong vẹo sẽ tác động đến lồng ngực. Theo đó, mọi người sẽ thấy khó thở hơn, dẫn tới nhiều hệ lụy khác như ảnh hưởng tới hoạt động của phổi và tim mạch.
Một số người nằm võng sẽ có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, choáng váng. Nguyên nhân là vì khi nằm võng con người sẽ nằm ở trạng thái đầu bị nâng lên cao hơn bình thường, gần như tư thế nửa ngồi nửa nằm. Lúc này, lượng máu lên não bị giảm đi, nhất là ở những người bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc huyết áp thấp, rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não mãn tính…Vì vậy, nằm võng với nhiều người có thể gây bệnh rối loạn tuần nào hão.
Cũng như đã nói ở trên, những người mắc các bệnh lý về đau lưng, cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chấn thương lưng cột sống hay loãng xương, gù lưng…khi nằm võng sẽ làm tăng thêm các triệu chứng đau một cách rõ rệt và thường trực. Do phần lưng không được thả lỏng, chịu sức ép lớn và thiếu sự nâng đỡ nên càng khiến làm trầm trọng thêm cảm giác đau.
Xem thêm: Cho trẻ sơ sinh nằm võng – Lợi bất cập hại
Ngoài ra, nằm võng cũng làm tăng những nguy cơ chấn thương hoặc gãy xương ở người cao tuổi. Tại sao vậy? Vì khi người lớn tuổi bước xuống khỏi võng dễ mất thăng bằng hoặc đôi khi không đủ sức lực để chống đỡ cơ thể lúc mới ngủ dậy dễ khiến tay, chân mắc vào dây võng, gây ngã. Đã có rất nhiều người già, thậm chí là ngay cả những người trung niên, thanh niên cũng đã gặp tình huống này.
Cách khắc phục tình trạng nằm võng bị đau lưng
Nằm võng bị đau lưng là hiện tượng khi sử dụng võng không đúng cách hoặc đã mắc các bệnh lý về lưng và cột sống. Để khắc phục tình trạng này thì chỉ cần biết cách treo võng và dùng đúng cách nhất.
Treo võng đúng cách như thế nào?
Chúng ta vẫn cho rằng treo võng rất đơn giản. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều người lắp hay treo võng đều sai cách. Thường chúng ta mắc võng theo quan điểm chủ quan mà không tuân theo một quy trình cụ thể hay hướng dẫn chính xác từ nhà sản xuất. Vậy như thế nào là treo võng đúng cách? Hãy thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí đặt/treo võng
Võng thường được treo trong vườn để làm nơi ngủ nghỉ, thư giãn và hóng mát. Nhiều người lại đặt võng trong phòng khách để nằm xem tivi. Không ít người lại thích đặt trong phòng ngủ để nghỉ ngơi khi muốn. Tùy vào nhu cầu sử dụng để tìm nơi đặt võng thích hợp. Tốt nhất nên chọn nơi rộng rãi và thông thoáng một chút.
Bước 2: Xác định chính xác khoảng cách hai đầu võng theo hướng dẫn
Mọi người thường bỏ qua khâu quan trọng này. Họ cho rằng chỉ cần căng võng và buộc chặt hai đầu là được mà không chú ý tới khoảng cách của hai đầu võng. Chính vì vậy mà đã khiến cho người nằm không thoải mái, quan trọng hơn là gây đau lưng, tổn thương cột sống.
Nhà sản xuất sẽ hướng dẫn khoảng cách lý tưởng giữa hai đầu võng sao cho khi ngủ có được tư thế đúng nhất. Hãy căng võng theo đúng khoảng cách được hướng dẫn này để bảo vệ cột sống và giảm đau lưng. Ngoài ra khoảng cách phù hợp của võng sẽ giúp quá trình hít thở dễ dàng hơn.
Bước 3: Treo võng có khoảng cách phù hợp so với mặt đất
Treo võng đúng cách là khi khoảng cách võng và mặt đất không quá 45cm. Dù vậy, cũng không thể đặt võng quá thấp so với mặt đất. Khi nằm xuống, võng sẽ bị trũng xuống nhưng cần đảm bảo không được chạm xuống mặt đất.
Một số lưu ý khác khi treo võng:
- Không treo võng vào những vật có thể di chuyển như xe kéo, xe đẩy…Nên chọn vật để mắc võng lên như cột nhà, cây xanh. Nhớ rằng không treo võng trên cây khô, cây chết.
- Võng được treo ngoài trời phải dùng dây thừng hoặc dây cây buộc hai đầu võng lại.
- Nếu treo võng trong nhà, hãy sử dụng giá đỡ để lắp đặt do nhà sản xuất cung cấp.
- Sử dụng võng xếp có giá đỡ kim loại thì cần phải lắp ráp theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
Xem thêm: Nằm ngủ trên võng xếp liệu có tốt?
Sử dụng võng đúng cách để khắc phục tình trạng nằm võng bị đau lưng
Việc lắp đặt và treo võng đúng cách đã phần nào hỗ trợ tạo tư thế nằm ngủ đúng trên võng và giảm đau lưng cũng như đảm bảo an toàn khi nằm võng. Thế nhưng như vậy là chưa đủ để khắc phục tình trạng đau lưng, cột sống, đau vẹo đầu cổ…Vì vậy, các bạn cần phải nằm võng đúng cách. Đó là:
- Không phải ai cũng có thể nằm võng. Những người mắc các chứng bệnh về đau lưng, cột sống thì không nên sử dụng võng. Tốt nhất nên nằm ngủ trên giường với các loại nệm giường có thể hỗ trợ giảm triệu chứng đau do bệnh lý. Hoặc ngủ trên các loại giường gấp, ghế xếp nếu muốn thay đổi không gian, môi trường nằm nghỉ thư giãn.
- Những người khỏe mạnh có thể nằm võng nhưng chỉ nên nằm trong thời gian ngắn. Các bạn có thể nằm ngủ vào một chút thời gian buổi trưa để thả lỏng cơ thể, tìm cảm giác thoải mái và mới lạ. Thế nhưng tuyệt đối không nên nằm võng suốt cả đêm dài, nó sẽ gây ảnh hưởng tới các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là gây đau lưng, tổn thương cột sống.
- Nên lựa chọn loại võng làm từ chất liệu polyester vì nó có thể nâng đỡ cơ thể tốt hơn, tạo sự vững chãi hơn và tạo bề mặt nằm ngủ bằng phẳng hơn, giảm áp lực cho cơ thể, sống lưng và thắt lưng, giúp giảm đau mỏi tốt. Những loại vòng lưới, dây thừng thì chỉ nên nằm trong thời gian ngắn.
- Đặt thêm gối hoặc chăn phía dưới đầu gối để hỗ trợ cho phần lưng, tạo tư thế nằm ngủ thẳng tự nhiên hơn.
- Nên sử dụng thêm gối đầu khi nằm võng để giúp nâng đỡ phần cổ vai gáy tốt. tránh đau nhức mỏi, vẹo cổ, vẹo đầu.
Giải pháp tối ưu giúp ngừa đau lưng, cột sống
Mặc dù có thể những biện pháp trên để giảm những tác hại của việc nằm võng. Thế nhưng chúng ta cần phải xác định rằng, việc nằm ngủ trên võng dù thế nào cũng có những nguy hại. Nên cách tốt nhất là hạn chế sử dụng võng. Nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, không bị đau lưng thì hãy sử dụng giường nằm với những chiếc nệm giường và chăn ga, gối chất lượng tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nệm tốt kèm chăn ga gối tốt sẽ đảm bảo mang tới những giấc ngủ ngon hơn. Mặt khác, những tấm nệm giường phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể người nằm, nhất là cơ xương khớp vùng lưng, cột sống được khỏe mạnh.
Nệm sẽ nâng đỡ cơ thể con người, giữ tư thế nằm ngủ đúng, duy trì tư thế thẳng tự nhiên cho cột sống, lưng, cổ, vai gáy. Từ đó ngăn ngừa tình trạng cong vẹo cột sống. Khi nằm nệm, các bạn cũng có thể xoay chuyển mình dễ dàng, cơ xương khớp được hoạt động ở mức độ hợp lý tạo sự thoải mái cho cơ thể.
Đặc biệt, với khả năng nâng đỡ tốt, nệm giường sẽ làm giảm áp lực lên các bộ phận của cơ thể, tạo sự thoải mái và thả lỏng tối đa. Máu lưu thông dễ dàng và thuận lợi hơn, giúp phòng chống đau nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay. Phần lưng và cột sống cũng được giảm áp lực đáng kể, giảm đau hiệu quả với những người mắc bệnh lý về đau lưng, cột sống.
Hiện nay tại Vua Nệm đang cung cấp rất nhiều sản phẩm nệm tốt cho lưng, cột sống được người tiêu dùng đánh giá cao. Các bạn có thể tham khảo một số sản phẩm nổi bật như: Nệm Foam Tempur Hybrid Elite, Nệm lò xo Dunlopillo Royal Kensington, Nệm lò xo Lady Americana Align, Nệm cao su Dunlopillo World ECO, Đệm Foam Inoac Aeroflow Pride, Nệm Cao su Gummi Latex 7zones, Nệm cao su Vạn Thành Segovia, Nệm Cao su Kim Cương Diamond Luxury…Những mẫu nệm này sẽ có giá thành đa dạng, các bạn có thể tùy chọn loại nệm có chi phí phù hợp với nhu cầu.
Chúng tôi vừa chỉ ra nguyên nhân dẫn tới việc nằm võng bị đau lưng và những tác hại không ngờ khác của việc nằm võng. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tham khảo những giải pháp mà chúng tôi gợi ý giúp khắc phục những tác hại này. Hy vọng thông qua đó các bạn sẽ có được quyết định phù hợp có nên nằm võng hay không.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/sleep/sleeping-in-a-hammock#full-time-usage