thoi diem nao tre ngu rieng la hop ly nhat

Bí quyết ngủ ngon

Những cách hiệu quả giúp trẻ ngủ riêng

Admin
06/01/2020

Bạn băn khoăn cách để cho trẻ ngủ riêng? Bạn lo lắng những thói quen xấu khó sửa của trẻ? Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp đã được kiểm nghiệm bởi những ông bố bà mẹ, hy vọng giúp cho các gia đình có những khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá.

Hình thành thói quen ngủ cho trẻ

Các bậc cha mẹ nên tạo các hoạt động trước giờ đi ngủ giúp con hình thành thói quen ngủ tốt. Những hoạt động đó bao gồm: tắm, đọc truyện, đánh răng, vặn nhỏ đèn, vén chăn và những nụ hôn. Có những thói quen tốt, tức không phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ trước giờ đi ngủ như tôi mới vừa liệt kê ở trên. Tuy nhiên cũng có những thói quen rất dễ gây lầm tưởng có vẻ ổn, thậm chí tốt cho trẻ (như dỗ dành, bú bình, ru, hoặc là ngủ trong phòng bạn) nhưng vài tháng sau đó, khi trẻ đã bắt đầu quen với các hoạt động xấu này, chúng sẽ trở nên mất kiểm soát ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi của bậc cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên lưu ý chỉ tạo cho con những thói quen ngủ tốt. Khi có được một thói quen ngủ tốt rồi, các con sẽ có những giấc ngủ ngon mà cha mẹ cũng sẽ có những giờ phút nghỉ ngơi chất lượng.

Tập thói quen cho trẻ ngủ riêng ở độ tuổi phù hợp
Tập thói quen cho trẻ ngủ riêng ở độ tuổi phù hợp

Cho trẻ ngủ khi chúng buồn ngủ và và tự dậy là cách thường thấy và được khuyến khích.

Khi nào ngủ chung tốt cho trẻ?

Ngủ chung thường được áp dụng và hiệu quả nhất đối với trẻ sơ sinh. Ngủ chung tức là để con của bạn ngủ trong phòng của bố và mẹ như là ngủ trong cũi hoặc trong nôi đặt cạnh giường. Tuy nhiên, nếu để trẻ ngủ chung trên giường cùng bố mẹ có thể gây ra một số nguy hiểm như ngạt hơi hoặc cha mẹ đè lên trẻ. Ngoài ra, trẻ nhỏ nên đi ngủ sớm hơn người lớn và việc ngủ chung có thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ của con. Tuy nhiên việc ngủ chung cũng có nhiều cái lợi cho trẻ, qua đó các bậc cha mẹ có thể ghi nhớ giấc ngủ và thời gian thức dậy của con. 

Trẻ có thể ngủ chung với cha mẹ nhưng ở nôi riêng
Trẻ có thể ngủ chung với cha mẹ nhưng ở nôi riêng

Trẻ nhỏ thường không yêu cầu nhiều sự yên tĩnh như đối với trẻ sơ sinh (thường 13 tiếng) nên trẻ vẫn có thể ngủ bình thường khi bố mẹ đang làm việc thường nhật. Trong giai đoạn ngủ chung này, bố mẹ có thể phát hiện và điều chỉnh kịp thời những hành vi xấu liên quan tới giấc ngủ của trẻ như mút tay. Nếu bạn có thể loại bỏ thói quen xấu này càng sớm, thời gian giúp trẻ ngủ riêng sẽ ngắn lại.

Khi nào nên cho trẻ ngủ riêng?

Các thói quen xấu rất dễ hình thành, đặc biệt trong giai đoạn trẻ tập đi. Vì vậy, việc sắp xếp lịch chăm sóc trẻ của cha mẹ vô cùng quan trọng. Hãy theo dõi biểu đồ quan sát hành vi của trẻ và kiên trì theo dõi quá trình thực hành của trẻ, đảm bảo trẻ hiểu và thực hành đúng những quy định phải tuân theo. Muốn trẻ ngủ riêng hiệu quả, bậc cha mẹ cần cho trẻ thực hiện thói quen ngủ bạn đặt ra. Trong bước này, hãy để trẻ lựa chọn bộ pyjamas hay câu chuyện mình yêu thích để chúng cảm thấy rằng mình là một phần của quá trình và có thể đưa ra quyết định riêng.

Cho trẻ tham gia quá trình hình thành nên không gian ngủ của mình
Cho trẻ tham gia quá trình hình thành nên không gian ngủ của mình

Để trẻ ngủ riêng trên giường 

Trước giờ ngủ

Trước khi để con ngủ riêng trong phòng, hãy nhẹ nhàng giải thích lý do và lợi ích khi con ngủ riêng là gì. Trong ngôn ngữ của trẻ, nói cho con bạn rằng, cha mẹ và con cần phải có phòng riêng để ngủ. Bằng việc đặt mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ đẩy nhanh quá trình hơn.

Giờ đây, bạn có thể áp dụng một số thói quen hiệu quả trước giờ ngủ cho trẻ như tắm với hương dầu lavender hoặc kể truyện cho con nghe. Điều này giúp cho con bạn cảm thấy giờ đi ngủ thú vị hơn.

Để có không gian riêng cho con, hãy để chúng tự lựa chọn màu ga giường, gối yêu thích hoặc một vài con thú nhồi bông.

Sau giờ “tắt đèn”

Sau khi tắt đèn là khoảng thời gian khó khăn nhất. Trong một vài đêm đầu hoặc tuần, trẻ có thể quấy khóc, ăn vạ và đòi ngủ chung với cha mẹ. Việc để con quay về với thói quen cũ không chỉ trì hoãn quá trình “tự lập” của trẻ mà còn tạo ra một tiền lệ nguy hiểm bởi trẻ có xu hướng nhận ra cách để đánh vào sự quan tâm của cha mẹ và có được thứ chúng muốn.

Để hé phòng khi trẻ đi ngủ giúp trẻ an tâm hơn
Để hé phòng khi trẻ đi ngủ giúp trẻ an tâm hơn

Hãy lắng nghe sự sợ hãi, mối quan tâm của trẻ và động viên chúng bằng những lời nói và hành động giúp trẻ vượt qua. Khi trẻ òa khóc vì sợ bóng tối hoặc òa khóc khi bạn rời khỏi phòng, hãy nói với con bạn rằng bạn ở ngay bên ngoài, đồng thời mở cửa hé hoặc bật đèn ngủ trong phòng cho con.

Nếu con bạn rời khỏi giường, chúng sẽ thường xuyên tới gõ cửa phòng bạn vào giữa đêm. Trong tình huống này, hãy bình tĩnh đưa chúng trở lại giường. Dù trẻ có làm vậy bao nhiêu lần nữa đi nữa, hãy nhẹ nhàng đưa trẻ trở về phòng của chúng. Điều này có thể mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.

Sáng hôm sau

Trong buổi sáng hôm sau, hãy khen ngợi hoặc động viên con bạn đã thực hiện thói quen đi ngủ tối hôm trước như thế nào. Nếu chúng không thực hiện tốt, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng rằng, hôm nay là một ngày mới và con có thể cố gắng để trở thành một “đứa trẻ trưởng thành”. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, hãy khen thưởng chúng và thưởng cho con bạn những hình dán, hoặc phần quà động viên.

Tạo thói quen trước giờ đi ngủ cho trẻ
Tạo thói quen trước giờ đi ngủ cho trẻ

Một số cách hiệu quả khác

Giao tiếp

Trước khi trẻ khóc “nước mắt cá sấu”, việc giải thích cho chúng hiểu chế độ ngủ mới có thể đem lại hiệu quả tích cực. Hãy dùng từ “bởi vì” để xâu chuỗi các luận điểm của bạn: “Từ giờ con phải ngủ một mình trên giường của mình bởi vì đó là điều mọi đứa trẻ trưởng thành đều phải làm.”

Thấu hiểu nỗi sợ và nỗi lo lắng của con

Đừng bỏ qua dễ dàng những “con quái vật” mà trẻ đề cập tới. Nỗi lo lắng của con có thể là sự sợ cô đơn, âm thanh ồn ào, hoặc những cơn ác mộng. Hãy tìm hiểu kỹ điều con đang mắc phải là gì và dần trấn an chúng rằng mọi chuyện đều sẽ ổn thôi.

Trong trường hợp con sợ những con quái vật, bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau. Một số cha mẹ chọc cười con bằng cách tạo ra những câu thần chú xua đuổi con quái vật đó đi. Những gia đình khác lại giải thích cho con rằng không có con quái vật nào tồn tại cả. Nhắc nhở chúng rằng, con đang ở nhà, và cha mẹ sẽ luôn bảo vệ con.

Tạo thêm sự thoải mái và yêu thương

Nếu cố gắng giành thêm nhiều thời gian và ôm con vào lòng mỗi tối chắc chắn rằng chúng sẽ muốn như vậy mãi suốt đêm. Khi bạn chuyển con bạn vào phòng riêng, trước khi ngủ hoặc trong ngày, hãy cho con một khoảng thời gian để chúng cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ như ôm hoặc hôn.

Khen thưởng

Một trong những cách hiệu quả là hãy đặt ngôi sao lên tấm lịch theo dõi thời gian con ngủ riêng. Những hình dán đáng yêu, một chuyến đi chơi hay một món đồ chơi nhỏ cho những đêm con thực hiện tốt sẽ giúp con hào hứng hơn. Sau một thời gian dài, hãy tặng trẻ một phần thưởng lớn hơn.

Đúng thời điểm

Mặc dù việc trì hoãn thời gian luyện tập ngủ riêng cho trẻ thường được khuyến khích nhưng vẫn có một số ngoại lệ như chuyển nhà, luyện tập đi vệ sinh, hay có những vấn đề trong cuộc sống cần giải quyết…Hãy dời thời điểm ngủ riêng của con cho tới khi các vấn đề ổn thỏa.

Trẻ ngủ riêng & Các câu hỏi thường gặp

Nguồn tham khảo: sleepadvisor

Chủ đề: