Mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, do vậy mẹ bầu thường gặp một số dấu hiệu điển hình như ăn không ngon, khó ngủ, dễ cáu gắt, người mệt mỏi,… Theo thống kê, có đến 50% mẹ bầu bị mất ngủ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy mẹ bầu mất ngủ khi mang thai phải làm sao? Hãy cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết sau:
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mất ngủ khi mang thai:
Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu cần được ngủ nhiều hơn trong giai đoạn mang thai, bởi lúc này cơ thể cần lượng lớn oxy và máu để đi nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi. Tuy vậy, hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải hiện tượng mất ngủ, nguyên nhân bởi vì:
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng giai đoạn mang thai
Hormone thai kỳ progesterone sẽ xuất hiện trong giai đoạn mang thai khiến tâm trạng người mẹ trở nên nhạy cảm hơn thường ngày, kèm theo đó là những cảm xúc như thường xuyên tức giận, lo lắng, căng thăng, kể cả với những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Không chỉ thế, đối với những chị em lần đầu làm mẹ thường rất lo lắng về việc sinh con, nuôi dạy con và dễ bị các mối quan hệ gia đình, xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý dẫn đến chứng mất ngủ ở mẹ bầu.
Các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp giai đoạn mang thai làm mẹ bầu mất ngủ:
Càng gần về 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển gây chèn ép lên cơ quan dạ dày, khiến thức ăn bị trào lên thực quản, từ đó dẫn đến hệ tiêu hóa gặp trong việc thực hiện chức năng hoạt động của mình. Thêm nữa, giai đoạn này các mẹ thường có xu hướng bổ sung quá nhiều dưỡng chất làm cho cơ thể khó lòng hấp thu và dung nạp hết chất dinh dưỡng, gây tồn đọng trong dạ dày lâu ngày. Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu, táo bón, mất ngủ thường gặp ở mẹ bầu.
Theo một vài thống kê, dung tích thở của phụ nữ mang thai có thể tăng lên đến 40%, nhưng lượng oxy chỉ tăng khoảng 20%. Điều này chứng tỏ mẹ bầu thở ra carbon dioxide nhiều hơn bình thường. Khi hàm lượng carbon dioxide trong máu thấp sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi và chất lượng giấc ngủ cũng từ đó mà giảm bị ảnh hưởng theo.
Thai nhi phát triển lớn làm cho mẹ bầu dễ mất ngủ
Tư thế ngủ luôn đóng phần quan trọng, quyết định chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Tuy nhiên, thai nhi trong bụng mẹ đang ngày một lớn dần lên sẽ khiến cho việc đi lại, ngủ nghỉ của mẹ bầu gặp nhiều khó khăn, cụ thể là mẹ khó tìm được tư thế phù hợp. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng mất ngủ khi mang bầu.
Tác hại của chứng mất ngủ khi mang thai ở mẹ bầu
Có một sự thật thú vị rằng, thai nhi thường thức khi mẹ ngủ và ngủ khi mẹ thức. Do vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng việc mẹ mất ngủ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của con.
Tuy nhiên, mẹ bầu mất ngủ thường xuyên, kéo dài trong giai đoạn mang thai sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, ăn kém, tâm trạng căng thẳng, từ đó tác động tiêu cực đến sự phát triển của con và có thể dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ chuyển dạ lâu và khó sinh thường hơn so với những mẹ ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, việc mất ngủ kéo dài có thể gây ra chứng bệnh mất ngủ kinh niên cho chị em sau này, đặc biệt là giai đoạn vừa sinh bé xong, lịch trình sinh hoạt bị đảo lộn,…
Phụ nữ gặp vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng rối loạn cảm xúc, nặng hơn có thể phát sinh trầm cảm sau sinh. Đây là một trong số hệ lụy cực kỳ nguy hiểm. Việc mất ngủ còn ảnh hưởng nhiều tới khả năng chăm sóc em bé, thậm chí tác động tiêu cực đến hành vi và cảm xúc của người mẹ đối với con.
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai phải làm sao?
Xây dựng chế độ ăn, vận động cân bằng giảm mất ngủ cho mẹ bầu
Chế độ ăn uống luôn giữ vai trò then chốt giúp mẹ bầu có được cơ thể khỏe mạnh, đồng thời ngủ ngon hơn. Việc ăn nhiều trái cây, rau xanh, protein và thực phẩm giàu vitamin b6 luôn được các chuyên gia khuyến khích ở mẹ bầu để phòng tránh chứng bệnh mất ngủ. Cụ thể như sau:
- Thai phụ nên hạn chế việc ăn quá no trước khi đi ngủ để ngăn việc ứ đọng thức ăn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.
- Mẹ nên ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin b6 tốt cho giấc ngủ như rau xanh, ngũ cốc, thịt,…
- Không ăn quá nhiều chất dinh dưỡng một lúc mà nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, đồng thời ăn chậm, nhai kỹ để không bị chứng đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng giấc ngủ.
- Đồ ngọt, đồ uống có gas, chất kích thích cần hạn chế tối đa bởi chúng là “ thủ phạm” gây tiểu đường, đường huyết tăng cao ở mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.
Vận động nhẹ nhàng giai đoạn mang thai, ít nhất 30 phút mỗi ngày là cách làm hữu hiệu giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:
- Mẹ bầu nên tham khảo và vận dụng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để thư giãn cơ thể, đồng thời giữ được tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo lắng khi mang thai ảnh hưởng giấc ngủ.
- Xây dựng đồng hồ sinh lý khoa học bằng cách đi ngủ đúng giờ, tốt nhất ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Nên ngủ nghiêng về bên trái để làm giảm áp lực tĩnh mạch lên chân, từ đó ngăn được chứng phù nề và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu.
- Hãy tạo cho mình thói quen massage nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể hoặ ngâm chân vào nước ấm trước khi ngủ để có được giấc ngủ tốt hơn.
- Đi vệ sinh trước khi ngủ là cách làm khá hiệu quả, giúp giảm áp lực lên bàng quang và được nhiều mẹ áp dụng khi gặp chứng mất ngủ thường xuyên.
Liệu pháp mùi hương giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn
Mùi hương được nghiên cứu là có tác động tích cực đến giấc ngủ, nhất là với mẹ bầu giai đoạn mang thai. Nếu chị em đang gặp phải dấu hiệu mệt mỏi vì ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên thì hãy tham khảo một số liệu pháp mùi hương dưới đây:– Tinh dầu hoa oải hương, ngọc lan hay hoa cúc được đánh giá là có chức năng làm dịu các tế bào thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi hữu hiệu, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, hãy thử nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu này lên khăn giấy và đặt dưới gối để xem hiệu quả bất ngờ của nó mẹ nhé!
– Tắm là thời gian giúp mẹ bầu thư giãn và làm sạch cơ thể. Việc nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm, sau đó ngâm mình tầm 10 phút sẽ giúp chị em cảm thấy sảng khoái, thư giãn hơn rất nhiều.
– Dầu ô liu hay dầu nho là những loại dầu được giới chuyên gia khuyên dùng để massage vùng cổ và vai gáy, giảm các chứng đau nhức, cực kỳ tốt cho giấc ngủ của mẹ bầu.
Trà thảo mộc chữa mất ngủ khi mang thai:
Ngoài các liệu pháp mùi hương kể trên, khi mất ngủ, mẹ bầu có thể tham khảo một số loại trà thảo mộc chứa thành phần lành tính để giúp thưu giãn và hỗ trợ tốt hơn cho giấc ngủ.
- Trà bạc hà chanh: Trà bạc hà chanh còn được gọi là trà tía tô đất. Loại thảo dược này được chứng minh có công dụng làm giảm bớt tâm trạng căng thẳng, dễ cáu gắt cũng như lo lắng ở mẹ bầu hiệu quả.
- Trà hoa cúc: Thành phần hoa cúc chứa lượng lớn chất chống oxy hóa apigenin, chất này có khả năng kích thích buồn ngủ. Do vậy, uống trà hoa cúc có thể giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Trà hoa oải hương: Không chỉ được chế biến làm tinh dầu mà trà hoa oải hương cũng được đánh giá khá tốt với phụ nữ mang thai gặp chứng mất ngủ.
Bên cạnh các loại trà kể trên, uống 2 cốc nước ép cherry mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu hiệu quả chứng bệnh mất ngủ, ngủ không ngon trong giai đoạn mang thai. Cách làm này được nhiều chị em áp dụng và phản hồi rất tốt, mẹ có thể tham khảo.
Trên đây là những thông tin cần thiết về hiện tượng mất ngủ ở mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Hãy luôn duy trì chế độ ăn uống, vận động khoa học, đồng thời giữ cho tâm trạng thoải mái nhất để tốt cho giấc ngủ của mẹ và sự khỏe mạnh của thai nhi bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
- https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/day-lui-chung-mat-ngu-khi-mang-thai/
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nguyen-nhan-khien-me-bau-mat-ngu-trong-thai-ky/
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tim-hieu-chung-mat-ngu-o-phu-nu-mang-thai