bảo vệ nệm foam

Các loại nệm

Foam là gì và cách bảo quản nệm foam hiệu quả

Kieu Tien
14/06/2021

Cùng Ngủ ngon sống trọn tìm hiểu về nệm foam – một trong những loại nệm được sản xuất và sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thị trường ngay nhé!

Nệm foam có lẽ là một trong những loại nệm thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Dòng nệm này mang lại nhiều công dụng tuyệt vời trong quá trình sử dụng, giá thành lại phải chăng. Để tận dụng tối đa hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của loại đệm này, người tiêu dùng cần hiểu được về chất liệu cùng như phương cách bảo quản nệm foam cho phù hợp, tránh để xảy ra những sự cố làm ảnh hưởng đến tuổi thọ nệm.

Nệm foam là gì? Những loại foam dùng sản xuất nệm

Để bảo quản được nệm foam đúng cách, người dùng trước tiên phải hiểu được bản chất của vật liệu này. Foam là một chất liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất đệm hiện nay. Các chuyên gia cho biết foam có trọng lượng nhẹ được hình thành từ các loại bọt khí ở trạng thái lỏng hoặc rắn khác nhau.

foam
Foam có trọng lượng nhẹ được hình thành từ các loại bọt khí ở trạng thái lỏng hoặc rắn khác nhau. 

Nhìn vào lịch sử sản xuất, bọt Foam dạng rắn đã được đưa vào sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ trước và nhanh ứng dụng phổ biến trong quy trình sản xuất những nguyên liệu cách nhiệt bởi các ưu điểm vượt trội của foam.

Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, người dùng cũng dễ dàng nhận ra nệm Foam có trọng lượng nhẹ hơn nệm lò xo. nệm cao su hay nhiều loại nệm khác. Tuy nhiên foam không chỉ có một loại foam mà bao gồm: Memory foam, PU foam, PE foam,…

Memory Foam

Memory được biết đến là một chất liệu mút biến thể của Foam, ra đời từ năm 1966. Ban đầu, memory foam được nghiên cứu với mục đích là giảm thiểu áp suất trong không gian để bảo vệ sức khỏe của các phi hành gia. Sau đó, memory foam cho thấy độ đàn hồi tuyệt vời, tính chất dẻo dai của mình nên dần trở thành vật liệu được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm cả sản xuất chăn ga gối nệm.

Sự ra đời của memory foam còn góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cao su thiên nhiên. Sau quá trình nghiên cứu và được sử dụng rộng rãi, Memory foam ngày nay ngày càng được ưa chuộng bởi người tiêu dùng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

memory foam
Memory foam cho thấy độ đàn hồi tuyệt vời, tính chất dẻo dai

PU Foam

PU foam sở hữu độ cứng linh hoạt tùy theo thiết kế từng sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của con người. PU foam được góp mặt nhiều trong lĩnh vực thời trang (với các sản phẩm da giày, túi xách) và đặc biệt là sử dụng để sản xuất nệm.

PE Foam

PE foam là loại mút xốp dạng màng mỏng với đặc tính, ưu điểm nổi bật là mềm mại và cực kỳ dẻo dai. PE rất được ưa chuộng để trở thành nguyên liệu thay thế cho nilon, cao su hay nhiều nguyên liệu quá tốn kém và có phần độc hại khác. Bên cạnh khả năng tái chế dễ dàng, trọng lượng nhẹ nhàng lại không gây mùi khó chịu, FE foam sở hữu độ bền cao nên rất thích hợp để sản xuất nhiều mặt hàng trong đó có những chiếc nệm foam.

Mặc dù có nhiều chủng loại như vậy nhưng nhìn chung Foam có những ưu điểm cơ bản khiến chúng ghi điểm trong mắt các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Tiêu biểu phải kể đến tính đàn hồi cao nên khả năng giảm áp lực cũng tốt, nhờ vậy áp lực của cơ thể mỗi khi nằm ngủ trên nệm foam được giảm thiểu. Ngoài ra, nệm foam cũng cho thấy độ bền cao vượt trội, cách điện tốt, lại siêu nhẹ giúp thuận tiện di chuyển.  Thêm vào đó, được đánh giá là chất liệu thân thiện với môi trường nên foam được ưu ái sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

pe foam
PE foam là loại mút xốp dạng màng mỏng với đặc tính, ưu điểm nổi bật là mềm mại và cực kỳ dẻo dai.

Những nguy cơ thường gặp làm giảm chất lượng nệm foam

Nếu bảo quản không đúng cách đệm foam cũng có thể bị mất đi tính thẩm mỹ, không đảm bảo chất lượng từ đó tác động xấu đến sức khỏe, trải nghiệm của người dùng.

Nguy cơ nấm mốc ở đệm foam

Hầu hết các loại nệm trong quá trình sử dụng đều có nguy cơ bị nấm mốc nếu gặp phải 1 trong 2 hoặc có đủ 2 yếu tố gây nấm mốc sau đây: môi trường ẩm hoặc ẩm ướt, vật chất hữu cơ giúp nấm mốc dị dưỡng. Vật chất hữu cơ có thể đến từ tóc, tế bào chết của con người khi tiếp xúc với nệm để lại. Các sự cố như đổ cafe, rơi thức ăn lên đệm, hoặc trẻ em, thú nuôi tè dầm lên nệm cũng là nguồn cơn khiến nệm foam bị nấm mốc.

Nệm foam bị xẹp, trũng

Bên cạnh bị nấm mốc, hiện tượng nệm foam bị xẹp, trũng cũng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ bản thân chất lượng công nghệ sản xuất nệm của các đơn vị không uy tín hoặc do những thói quen chưa phù hợp trong quá trình sử dụng như đè vật nặng lên nệm, thường xuyên nằm, ngồi 1 chỗ tạo áp lực không đều lên đệm,….

cách bảo quản nệm foam
Bên cạnh bị nấm mốc, hiện tượng nệm foam bị xẹp, trũng cũng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

Các nguy cơ xấu có thể gặp phải khi sử dụng nệm foam đều gây tác động không tốt tới sức khỏe xương khớp, dạ dày, da dẻ và chất lượng giấc ngủ. Bởi vậy, người dùng nên nắm được cách bảo quản nệm foam cho phù hợp và hiệu quả.

Cách bảo quản và sử dụng nệm foam

Chọn mua nệm foam chất lượng cao, tại các đơn vị cung cấp, sản xuất uy tín

Đây là bước quan trọng đầu tiên trước khi sử dụng và bảo quản nệm foam tại nhà. Bởi lẽ, nếu bạn rất cố gắng bảo quản, giữ gìn nhưng về bản chất chiếc nệm foam mà bạn mua ngay từ đầu đã không đạt tiêu chuẩn thì chỉ sau một thời gian ngắn là nệm sẽ xuống cấp và không thể tiếp tục sử dụng nữa.

Chính vì thế, trước khi học cách bảo quản nệm foam như thế nào, bạn cần chọn mua chiếc nệm tiêu chuẩn tại một đơn vị uy tín. Đơn vị cung cấp uy tín là những đơn vị được cấp phép kinh doanh, có các sản phẩm đạt chuẩn, chất lượng cao. Người dùng cần tìm tới các đơn vị có hệ thống website, địa chỉ, thông tin liên hệ rõ ràng.

Ngoài ra, hình ảnh, thông tin sản phẩm cũng cần được cung cấp đầy đủ dù bạn mua nệm foam dưới hình thức online hay offline. Tiếp theo, đừng quên xem xét những phản hồi của khách hàng cũ về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm một cách chọn lọc để quyết định lựa chọn 1 thương hiệu nào đó khi mua nệm foam.

hướng dẫn bảo quản nệm foam
Bạn cần chọn mua chiếc nệm tiêu chuẩn tại một đơn vị uy tín

Cho nệm “thở”

Chiếc nệm foam sau khi được đem về cần được loại bỏ tất cả các lớp vỏ bọc nệm càng sớm càng tốt. Hãy để chiếc nệm của bạn được “thở”, có như vậy mới loại bỏ các loại khí bị nén bên trong khiến cho nệm mới không còn những mùi hôi khó chịu.

Sử dụng ga giường bên trên và lớp lót bên dưới

Để bảo quản nệm foam được bền đẹp, trong quá trình sử dụng bạn nên có 1 lớp lót dưới đệm nếu bạn dùng giường bệt để tránh nệm tiếp xúc nhiều với sàn nhà tránh bị ẩm thấp. Cùng với đó, với các loại nệm nói chung và nệm foam nói riêng, hãy luôn luôn sử dụng kèm với ga giường làm lớp bảo vệ hạn chế bụi bặm, vật chất hữu cơ, nguồn hơi nước trong không khí tiếp xúc nhiều với đệm. Ngoài ra, để đảm bảo hơn, bạn có thể mua thêm chiếc vỏ bọc nệm có khả năng chống thấm nước lại dễ lau chùi, tạo một lớp bảo vệ an toàn hơn cho nệm nhà mình.

Giữ cho nệm và chỗ đặt nệm luôn sạch sẽ thoáng mát. 

bảo quản nệm foam đúng cách
Để bảo quản nệm thật tốt, hãy thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga gối…

Để bảo quản nệm thật tốt, hãy thường xuyên giặt giũ chăn màn, ga gối… các vật dụng hay tiếp xúc trực tiếp với đệm để loại bỏ các loại vi khuẩn, nguồn bệnh. Nệm và chỗ đặt nệm cũng cần được thường xuyên được hút bụi, dọn dẹp. Nếu trời nắng nhẹ, bạn có thể phơi đệm để chiếc nệm được “thở”, tạo độ thoáng mát, sạch sẽ sau một thời gian sử dụng nhất định, đồng thời tránh ẩm mốc gây bệnh hại.

Xoay nệm định kỳ

Đây là một trong những cách bảo quản nệm rất hữu ích. Cứ từ 4 đến 6 tháng, bạn hãy xoay nệm một lần, đổi vị trí cầu cuối của chiếc nệm để bảo quản nệm tốt hơn, kéo dài tuổi thọ của chúng. Sở dĩ cần bảo quản nệm như vậy là bởi trong quá trình sử dụng, một tình trạng thường xuyên bắt gặp đó là bạn hoặc các thành viên khác sẽ có thói quen ngồi hay nằm ở một vị trí nhất định trên đệm, thói quen này dẫn đến hiện tượng nệm bị trũng hoặc xẹp do áp lực tạo lên chỗ ngồi/ nằm thường xuyên đó cao hơn các vị trí khác nhiều lần.

Việc này rất dễ ảnh hưởng đến cấu trúc nệm foam, gây mất thẩm mỹ. Đệm bị phá vỡ cấu trúc, xẹp, lún sẽ gây khó chịu cho người dùng, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người đặc biệt là những người dùng có vấn đề về cột sống, vai gáy. Chính vì thế, việc xoay, lật đệm định kỳ là rất cần thiết để bảo quản nệm foam được tốt hơn.

bảo quản nệm foam hiệu quả
Xoay, lật đệm định kỳ là rất cần thiết để bảo quản nệm foam được tốt hơn.

Nhanh chóng xử lý các sự cố ngay khi có thể

Trong quá trình sinh hoạt và sử dụng sẽ rất khó tránh khỏi các sự cố như đổ trà hoặc rơi thức ăn lên nệm, thú cưng hoặc trẻ em từ dầm, vô ý dẫm chân bẩn lên đệm… Khi gặp phải các sự cố này bạn nên tìm cách loại bỏ vết bẩn nhanh nhất có thể. Trước kết cần thấm sạch vết nước, gạt bớt chất bẩn bằng khăn hoặc giấy khô, sau đó sử dụng các biện pháp để loại bỏ sâu chất bẩn và khử mùi.

Các cách bảo quản nệm foam trong những trường hợp này là sử dụng một số sản phẩm có tính chất axit tẩy các vết bẩn như nước cốt chanh, bột baking soda, giấm, nước rửa bát, cồn 90 độ hay các chất tẩy vết bẩn chuyên dụng dành cho đệm foam.

Bảo hành, chăm sóc nệm

Nhiều đơn vị cung cấp nệm uy tin sẽ có chế độ bảo hành rõ ràng khi bạn mua đệm, bởi thế, cần đọc kỹ các nội dung liên quan này, đồng thời không nên tháo bỏ tag nệm vì nhiều đơn vị chỉ chất nhận bảo hành các sản phẩm còn gắn tag.

Chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc giấc ngủ nói riêng là điều quan trọng trong cuộc sống. Nhìn vào một chiếc giường, chiếc nệm bạn cũng có thể đánh giá được một phần của con người. Dù bạn đang sử dụng nệm foam hay bất cứ loại nệm nào khác thì cũng nên đảm bảo được sự sạch sẽ, ngăn nắp để tạo cho bản thân và gia đình một không gian sống thật thoải mái và êm đềm.

cách bảo quản nệm foam tốt
Nên đảm bảo được sự sạch sẽ, ngăn nắp để tạo cho bản thân và gia đình một không gian sống thật thoải mái và êm đềm

Hy vọng với những chia sẻ từ Ngủ ngon sống trọn, quý khách đã biết cách bảo quản và chăm sóc sản phẩm đúng cách. Có như vậy, chiếc nệm mới trở thành người bạn đồng hành lâu dài. Chúc quý khách luôn ngủ ngon, sống trọn.