di chứng sương mù não

Khoa học giấc ngủ

Sương mù não là gì? Cách điều trị sương mù não

Admin
05/07/2022

Trong y khoa, sương mù não còn được gọi là Brain Fog, là một kiểu rối loạn chức năng nhận thức. Tình trạng này có thể gây ra sự thiếu minh mẫn, kém tập trung hoặc mệt mỏi mãn tính. Về lâu dài, triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, thậm chí là gây nên các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy nên khi có các dấu hiệu của bệnh, chúng ta cần thăm khám và tìm cách chữa trị kịp thời. 

Giải mã sương mù não là gì?

Trong y khoa, sương mù não thường được xem là một dạng triệu chứng của các tình trạng sức khỏe. Tình trạng này không phải là bệnh lý mà là hiện tượng rối loạn chức năng nhận thức với các biểu hiện như: Thiếu minh mẫn, kém tập trung, gặp các vấn đề về trí nhớ,…

Ngoài ra, một số chuyên gia cũng mô tả biểu hiện của triệu chứng này là sự mệt mỏi về tinh thần. Dù ở mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng này cũng có thể cản trở và ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.

hội chứng sương mù não
Sương mù não thường được xem là một dạng triệu chứng của các tình trạng sức khỏe

Nguyên nhân gây nên chứng sương mù não

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng sương mù não. Chỉ khi xác định được nguyên nhân, chúng ta mới có thể kiểm soát bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này.

Sương mù não hậu Covid – 19

Sau khi khỏi bệnh Covid – 19, nhiều người thường gặp phải tình trạng sương mù não. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do vi-rút đã phá hủy hàng rào bảo vệ, khiến não bị tấn công và bị viêm.

Thiếu ngủ, mất ngủ

Tình trạng thiếu ngủ và mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến sương mù não. Bởi chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của bộ não. Khi ngủ không đủ giấc, não sẽ bị thiếu năng lượng và bị mất tập trung, hay quên, suy nghĩ không rõ ràng.

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố bất thường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng sương mù não. Vì vậy với phụ nữ mang thai, 2 loại hormone progesterone và estrogen sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức và trí nhớ ngắn hạn.

triệu chứng sương mù não
Sự thay đổi hormone trong thời gian mang thai dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ngắn hạn

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone estrogen cũng bắt đầu suy giảm dẫn đến tình trạng kém tập trung, đãng trí,… đây cũng là lý do mà phụ nữ mãn kinh rất hay quên.

Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một trong những yếu tố dẫn đến hội chứng này đó là chế độ ăn uống hàng ngày thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12. Loại vitamin này đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Vì vậy nếu thiếu hụt B12, chúng ta rất dễ mắc phải chứng sương mù não.

Một số trường hợp có thể bị hội chứng này sau khi sử dụng các thực phẩm như bột ngọt, chất tạo ngọt aspartame, đậu phộng hoặc sản phẩm bơ sữa. Vì vậy nếu dị ứng hoặc nhạy cảm với những thực phẩm kể trên thì chúng ta cần lưu ý hạn chế sử dụng.

Sự căng thẳng

Nếu cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài cũng rất dễ mắc phải chứng sương mù não. Bởi khi căng thẳng, hệ thống miễn dịch sẽ suy yếu, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Khi tinh thần mệt mỏi, bộ não sẽ bị mất năng lượng, điều này dẫn đến suy giảm khả năng tập trung, suy nghĩ, ghi nhớ…

nguyên nhân gây sương mù não
Cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài cũng rất dễ mắc phải chứng sương mù não

Sử dụng một số loại thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, đôi khi người bệnh sẽ mắc phải tình trạng sương mù não. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vậy nên nếu bị triệu chứng này khi dùng thuốc, chúng ta cần thông báo cho bác sĩ để được giảm liều lượng hoặc thay đổi thuốc để cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung mà sương mù não gây nên. Ngoài ra, bệnh nhân sau khi điều trị ung thư cũng thường gặp phải tình trạng sương mù não, còn được gọi là não hóa trị (chemo brain). 

Một số lý do khác

Những trường hợp mắc phải tình trạng mệt mỏi mãn tính, hoặc suy nhược trên 6 tháng cũng dễ bị sương mù não. Ngoài ra, một số bệnh lý dưới đây cũng có thể khiến người bệnh gặp tình trạng này:

  • Bệnh nhân bị đau cơ xơ hoá
  • Thiếu máu
  • Bệnh tiểu đường
  • Chứng đau nửa đầu
  • Bệnh Alzheimer
  • Mất nước
  • Các bệnh tự miễn như viêm khớp
  • Lupus 
  • Phiền muộn
  • Hội chứng Sjögren
  • Suy giáp
bệnh sương mù não
Bệnh nhân mắc chứng suy giáp cũng dễ bị sương mù não

Chẩn đoán sương mù não như thế nào?

Nếu gặp tình trạng thiếu minh mẫn kéo dài, ngày càng trầm trọng hơn mà không có dấu hiệu cải thiện thì tốt nhất chúng ta cần đến bác sĩ để thăm khám. Bởi không chỉ đơn giản chỉ là tình trạng suy giảm trí nhớ, triệu chứng này còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, đồng thời khai thác một số thông tin như sức khỏe tinh thần, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, mức độ sử dụng thuốc,… để xác định tình trạng bệnh lý.

Ngoài ra, nếu gặp phải những triệu chứng bất thường thì bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ để việc xác định bệnh dễ dàng hơn. Ví dụ nếu mắc bệnh suy giảm tuyến giáp, bệnh nhân thường có các triệu chứng đi kèm như khô da, rụng tóc, móng tay giòn, tăng cân bất thường,…

Đôi khi các bác sĩ cùng sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân chứng sương mù não. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng giúp phát hiện được các vấn đề như: Bệnh viêm nhiễm, tình trạng nhiễm trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, đường huyết thay đổi bất thường, chức năng gan, thận hoặc tuyến giáp suy giảm,… 

Sau đó tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp chẩn đoán bổ sung như Chụp MRI, CT hoặc X-quang, xét nghiệm dị ứng. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu ghi lại chế độ ăn uống hoặc thực hiện nghiên cứu giấc ngủ để xác định nguyên nhân.

các nguyên nhân gây sương mù não
Xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân chứng sương mù não

Phương pháp điều trị sương mù não hiệu quả

Việc điều trị sương mù não còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ nếu sương mù não do bệnh tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch, giúp giảm viêm. Hoặc nếu nguyên nhân gây triệu chứng này là do thiếu sắt thì người bệnh có thể bổ sung sắt để tăng sản xuất các tế bào hồng cầu và giảm triệu chứng bệnh.

Tình trạng sương mù não cũng sẽ được cải thiện hiệu quả với những phương pháp như:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc (8 giờ mỗi ngày) và đúng giờ
  • Giảm sự căng thẳng tinh thần bằng cách hạn chế các đồ uống nhiều cồn, caffeine, thức ăn chế biến sẵn gây hại cho sức khỏe.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (lượng nước tùy thuộc vào thể trạng mỗi người). Ngoài uống nước, có nhiều cách để bổ sung nước cho cơ thể như uống nước ép trái cây, ăn canh, các loại súp,…
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ, khoa học
  • Rèn luyện sức mạnh trí não bằng cách giải các câu đố, đọc sách
  • Giữ tinh thần thoải mái, tham gia các hoạt động thể chất để giải tỏa đầu óc
  • Bổ sung vitamin đầy đủ, thực hiện bữa ăn dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt là tăng cường các loại thực phẩm tốt cho não như: Các loại đậu, hạt, thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 có trong cá,…
cách khắc phục sương mù não
Ngủ đủ giấc và đúng giờ để cải thiện tình trạng sương mù não

Nói tóm lại, sương mù não gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài tình trạng này sẽ khiến công việc và sức khỏe của bệnh nhân đi xuống. Vậy nên nếu thấy các biểu hiện như suy giảm trí nhớ, mất tập trung,… bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo: “Brain Fog”: 6 nguyên nhân tiềm ẩn