rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Khoa học giấc ngủ

Giải đáp về chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn đầy đủ nhất

Kieu Tien
23/08/2023

Bạn đã bao giờ nghe về chứng bệnh “rối loạn giấc ngủ không thực tổn” hay chưa? Có rất nhiều người còn bị cụm từ “không thực tổn” gây hoang mang và chẳng biết phải giải nghĩa như thế nào. Đồng thời, đôi khi đa số trong chúng ta cũng băn khoăn về căn bệnh này, liệu nó có tác hại gì không, dấu hiệu nhận biết là gì và cách chữa trị ra sao.

Nếu bạn vẫn còn đang giữ những thắc mắc ấy và không biết phải tìm hiểu ở đâu, hãy cùng Ngủ Ngon Sống Trọn khám phá ngay sau đây nhé!

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn được giải thích một cách dễ hiểu là tình trạng khó ngủ. Trong xã hội hiện đại, càng ngày càng có nhiều người bị mắc phải bệnh lý này. 

Theo khoa học chứng minh, mỗi người cần ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng một ngày. Nhưng con số ấy sẽ ngắn đi hoặc dài hơn đối với bệnh nhân mắc chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Dấu hiệu dễ dàng để nhận biết bệnh này chính là người bệnh luôn trong trạng thái buồn ngủ, mặc dù họ đã ngủ đủ giấc. Nhưng đến khi quyết định lên giường đi ngủ thì lại trằn trọc không tài nào ngủ ngon được.

Hệ lụy của chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn rất nghiêm trọng. Nếu người bệnh không sớm được điều trị, họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và kém minh mẫn. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống lẫn hiệu quả công việc.

Các nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Đôi khi trong cuộc sống, mỗi người chúng ta cũng sẽ có lúc mất ngủ vì căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này không thường xuyên xảy ra và cũng biến mất khá nhanh sau đó.

Nhưng đối với người bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý thường phức tạp hơn. Sau đây là một số lý do điển hình:

  • Bị chấn động tâm lý, phải chịu đả kích quá lớn trước một cú sốc nào đó, hoặc do căng thẳng kéo dài từ năm này qua tháng nọ mà không được giải tỏa.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh nền như suy tim, suy hô hấp, hạ đường huyết,…
  • Người đã từng bị mắc những hội chứng như ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,…
  • Do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thay đổi môi trường sống, thời gian nghỉ ngơi, tính chất công việc,…

Tổng hợp những loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn 

Mất ngủ không thực tổn

Biểu hiện của chứng mất ngủ không thực tổn là ngủ ít hơn 5 tiếng một ngày, khó đi vào giấc ngủ và ngủ không sâu. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng 1 tháng và xảy ra ít nhất 3 lần 1 tuần. Lý do chủ yếu dẫn đến mất ngủ không thực tổn là các vấn đề liên quan đến tâm lý và cảm xúc. 

Ngủ nhiều không thực tổn

Không chỉ ngủ ít mà ngủ nhiều cũng là điều bất bình thường dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Vấn đề là người mắc bệnh này có thể ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày nhưng lại chẳng bao giờ tỉnh táo và lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ.

các loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Ngủ nhiều không thực tổn là gì?

Nhịp thức ngủ thường xuyên thay đổi

Chứng rối loạn nhịp thức ngủ được cho là căn bệnh của thời đại mới. Khi các ngành nghề phát triển, người ta buộc phải đảm nhận một số công việc vào khoảng thời gian mà đáng lẽ cơ thể nên được ngủ. Từ đó khiến nhịp thức ngủ tự nhiên bị biến đổi thường xuyên.

Những công việc mang tính đặc trưng buộc phải thức vào ban đêm hoặc thường phải thay đổi múi giờ như nhân viên quán cafe, nhân viên quán bar, bảo vệ, tiếp viên hàng không, phi công, doanh nhân,…

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn do ngủ gật

Ngủ gật hay ngủ rũ là tình trạng thường thấy ở những người bước vào độ tuổi trung niên. Họ có thể ngủ ở bất kỳ đâu, với bất kỳ tư thế nào, ngay cả khi đang đọc sách báo, xem tivi, nói chuyện, tập thể dục, nấu nướng,…

phân loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Chứng ngủ gật thường kéo đến bất chợt

Bị mắc chứng mộng du

Chứng mộng du là một trong những hiện tượng kỳ bí nhất khi chúng ta bàn về giấc ngủ. Những người mắc chứng này sẽ ra khỏi giường trong khi tâm trí vẫn còn đang ngủ, làm nhiều hành động khác nhau một cách vô thức và chẳng nhớ gì khi đã tỉnh táo vào ngày hôm sau.

Như thế nào là một người đang bị mộng du? Sau đây là các biểu hiện dễ nhận ra nhất:

  • Gương mặt không cảm xúc, ánh mắt vô hồn, nhìn xa xăm, không quan tâm đến lời nói của những người xung quanh.
  • Vào ngày hôm sau, khi đã hoàn toàn tỉnh táo, dù có video ghi hình lại thì họ vẫn không thể nhớ được lúc đó mình đã làm gì.

Trên thực tế, chứng mộng du không để lại biến chứng nào quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, người mắc chứng bệnh này có thể bị tổn thương do các hành động vô thức của mình. Nếu gia đình có người hay mộng du, đừng để họ ngủ một mình và chắc chắn rằng đã khóa cửa cẩn thận.

Tâm lý không ổn định, bị hoảng sợ

Cơn hoảng sợ trong khi ngủ có thể khiến người bệnh phải hét lớn hoặc cử động tay chân mất kiểm soát. Tình trạng này thường xảy ra khi ai đó đã từng bị tổn thương tâm lý hay gặp một cú sốc nặng nề nào đó trong quá khứ.

những loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Tâm lý không ổn định dẫn đến rối loạn giấc ngủ

Những biểu hiện thường thấy của một người bị rối loạn giấc ngủ không thực tổn do hoảng sợ:

  • Thức giấc nhiều lần khi ngủ trong tình trạng mồ hôi nhễ nhại, tinh thần bấn loạn, mạch đập nhanh, thở gấp, kêu gào thành tiếng,…
  • Các cơn hoảng sợ thường kéo dài dưới 10 phút. Lúc này mặc dù tâm trí đã biết chỉ là mơ nhưng cơ thể vẫn không thể trở lại trạng thái bình thường ngay lập tức. Khi quá trình này kết thúc, người bệnh sẽ lại ngủ thiếp đi như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
  • Đôi khi người bệnh sẽ nhớ một cách không rõ ràng sự việc ấy vào ngày hôm sau, nhưng cũng có trường hợp chẳng nhớ gì cả.

Gặp ác mộng khi ngủ

Ác mộng thường là tập hợp của nhiều mảnh ký ức, nhất là những suy nghĩ khi còn thức của người bệnh. Vấn đề là đa số bệnh nhân đều nhớ được các chi tiết trong cơn ác mộng và thường xuyên bị ám ảnh bởi chúng. Lâu dần nếu không quên được sẽ phát triển thành bệnh tâm thần.

Cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, hãy tìm cách điều trị dứt điểm tình trạng này ngay khi có thể.

Sau đây là một số cách điều trị chứng bệnh này theo lời khuyên của các chuyên gia:

  • Tuân theo đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ theo một thời gian biểu nhất định là cách để chữa lành tốt nhất.
  • Đối với những người có công việc mang tính chất đặc biệt, thường xuyên phải thay đổi múi giờ hay trực ca đêm, có thể suy xét sự quan trọng giữa sức khỏe và việc làm. 
  • Nói không với cafein như trà, cafe, rượu,… vào buổi chiều vì chúng sẽ phát huy công dụng vào lúc mà bạn muốn đi ngủ, khiến bạn luôn ở trong tình trạng tỉnh táo dù rất buồn ngủ.
  • Hãy có bữa tối thật lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không quá mặn hay quá ngọt. Nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng từ 3 đến 4 tiếng.
  • Nếu bạn là “fan bự” của những bộ phim có tính chất rùng rợn, đừng nên xem chúng trước khi đi ngủ để tránh bị ám ảnh và mơ thấy ác mộng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, ngồi thiền để an định tâm trí, giảm căng thẳng, stress,…
  • Chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút, hạn chế ngủ ngày, ngủ sớm vào ban đêm và dậy sớm vào buổi sáng.
  • Tăng cường các thực phẩm có chứa sắt, vitamin B12,… để cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách lành mạnh nhất.
  • Nếu muốn dùng những loại thuốc ngủ hay thuốc an thần, nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống tại nhà.
điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Ăn uống lành mạnh và luôn thoải mái là cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ

>> Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin về chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Căn bệnh này ngày nay rất phổ biến, không chỉ ở người già mà ngay cả ở người trẻ tuổi. Lời khuyên của Ngủ Ngon Sống Trọn đưa ra là hãy sắp xếp lại thời gian biểu và công việc của mình để có giấc ngủ chất lượng nhất. Bởi lẽ không có gì quý hơn sức khỏe, kể cả tiền bạc.