ngủ mở mắt

Cải thiện giấc ngủ

Giải đáp thắc mắc: Ngủ mở mắt có phải bệnh lý không?

Kieu Tien
12/11/2021

Thông thường, khi ngủ mắt chúng ta sẽ ở trong trạng thái nhắm lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, đôi mắt của họ sẽ không nhắm lại hoàn toàn, mà sẽ mở 1 phần hoặc mở cả 2 mắt khi ngủ. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến và theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình cứ 20 người thì sẽ có 1 người ngủ ở trạng thái không nhắm mắt.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của mắt. Do vậy, bạn cần biết các dấu hiệu của ngủ mở mắt và tìm cách để điều trị kịp thời.

Tại sao khi ngủ lại nhắm mắt? 

Mí mắt đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại giấc ngủ ngon cho con người. Nó hoạt động như một hàng rào bảo vệ, giữ an toàn cho mắt khỏi các mảnh vụn mỗi khi ngủ. Ngoài ra, chúng còn cung cấp chất bôi trơn để giúp mắt không bị khô.

Khi ngủ, mí mắt có tác dụng chặn ánh sáng hiệu quả. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hiệu chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể mỗi người. 

Cụ thể: khi có ánh sáng chiếu vào mắt, nếu mí mắt không nhắm, các tế bào trong võng mạc sẽ tiếp nhận ánh sáng và gửi thông tin đến vùng dưới đồi, báo hiệu rằng đây là lúc bạn phải tỉnh táo. 

Ngược lại, khi trải qua bóng tối, chất melatonin trong cơ thể sẽ được sản xuất ra nhằm thông báo cho cơ thể rằng đã đến lúc bạn phải đi ngủ.

ngủ nhắm mắt
Mí mắt có tác dụng lớn trong việc giúp bạn ngủ ngon hơn

Những nguyên nhân khiến nhiều người mở to mắt khi ngủ 

Mở mắt khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: cơ chế mí mắt bị lỗi, rối loạn dây thần kinh mặt và thay đổi cấu trúc trên khuôn mặt. Ngoài ra, nó còn có thể do:

  • Chứng lồi nhãn cầu: Khi nhãn cầu lồi ra, nó sẽ làm tăng diện tích bề mặt mà mí mắt cần che phủ. Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh lồi nhãn cầu bao gồm: rối loạn tuyến giáp như bệnh Graves, bẩm sinh, hoặc chịu ảnh hưởng từ các cuộc giải phẫu khuôn mặt, nhiễm trùng, khối u.
  • Mí mắt ngắn hoặc yếu: đây cũng là nguyên nhân khiến mí mắt không thể khép lại hoàn toàn khi ngủ. Ngoài ra, các thủ thuật y tế như: phẫu thuật căng mí mắt, tiêm Botox và loại bỏ mỡ quanh mắt có thể ảnh hưởng đến độ dài và khỏe của mí mắt.
  • Sẹo: Các chấn thương do vật lý, bỏng hóa chất, hoặc một số bệnh như bọng nước ở mắt, hay hội chứng Stevens-Johnson, đều có thể tạo sẹo cho mí mắt và làm giảm chức năng của mí mắt.
  • Các dây thần kinh: Một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến các dây thần kinh trên khuôn mặt có thể ngăn mí mắt hoạt động bình thường. Những vấn đề này bao gồm: bệnh bại liệt Bell, bệnh Lyme và chấn thương.
  • Thuốc an thần: Uống quá nhiều rượu, bia và thuốc an thần, bao gồm một số thuốc ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm.
  • Vô căn: Khi tiểu đêm không rõ nguyên nhân, nó được phân loại là vô căn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, mắt của một người có thể mở trong khi họ đang ngủ, nhưng không có nghĩa là họ bị trễ nhãn cầu về đêm. Ví dụ, những người mộng du thường xuyên mở mắt trong các đợt mộng du.

Dấu hiệu nhận biết bạn thường ngủ với đôi mắt mở

Không phải bất cứ ai mắc chứng ngủ mở mắt đều có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng mà một người gặp phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và độ tuổi của họ. 

dấu hiệu mở mắt khi ngủ
Dấu hiệu nhận biết bạn mở mắt khi ngủ

Tác hại của chứng mở mắt về đêm thường tồi tệ nhất vào buổi sáng và được cải thiện dần trong ngày. Nó có thể là: 

  • Khô mắt 
  • Đau hoặc nhức mắt 
  • Cảm giác kích ứng 
  • Chảy nước mắt 
  • Nhìn mờ 
  • Mắt đỏ

Theo thời gian, mở mắt về đêm có thể làm hỏng giác mạc do mắt bị khô dai dẳng – được gọi là viêm giác mạc – và làm tăng nguy cơ loét giác mạc, thủng hoặc giảm thị lực.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ngủ mở mắt về đêm đều có chất lượng giấc ngủ rất kém, và chỉ cần một ánh sáng đi qua mí mắt mở cũng khiến người ngủ thức giấc do bị kích thích thị giác.

Chẩn đoán hội chứng mở mắt khi ngủ

Nếu bạn nghi ngờ mình bị hội chứng mở mắt khi ngủ, hãy đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Tại đây, bạn sẽ trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa về những triệu chứng thường gặp gần đây, tình trạng sức khỏe và gen di truyền của gia đình để bác sĩ nắm được. Sau đó, dựa trên những thông tin này, bác sĩ có thể đề nghị khám bằng đèn khe. 

chuẩn đoán mở mắt khi ngủ
Cách chuẩn đoán hội chứng mở mắt khi ngủ

Quy trình này sử dụng kính hiển vi công suất thấp để kiểm tra các cấu trúc trong mắt. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người có triệu chứng chớp mắt và sử dụng bàn tay đeo găng để di chuyển mí mắt và kiểm tra các dấu hiệu rối loạn chức năng thần kinh.

Cuối cùng đưa ra kết luận tổng quát và phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị chứng ngủ mắt mở 

Phương pháp điều trị chứng ngủ mở mắt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này, đồng thời cũng cần phù hợp với từng đối tượng chữa trị.

Mục tiêu đầu tiên của việc điều trị chứng ngủ mở mắt là để cải thiện tình trạng khô mắt và ngăn ngừa viêm giác mạc. Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để bôi trơn mắt khi thức dậy và thuốc mỡ trước khi đi ngủ để chăm sóc mắt. 

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các chuyên gia có thể yêu cầu bạn sử dụng loại băng dính đặc biệt giúp bạn có thể nhắm mắt lại khi ngủ, hoặc sử dụng một thiết bị giống như kính bảo hộ có khả năng cung cấp độ ẩm cho mắt.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng ngủ mở mắt về đêm, hãy điều chỉnh lại phòng ngủ của mình để ngăn ngừa các tác động xấu lên mắt. Ngoài ra, không nên để ánh sáng lọt vào căn phòng khi bạn đang ngủ, vì nó có thể làm bạn thức giấc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc di chuyển giường của bạn ra xa luồng không khí khô để giảm chứng khô mắt.

Hãy hạn chế uống rượu, bia hoặc dùng thuốc an thần trước khi đi ngủ. Đồng thời, luôn giữ cho đôi mắt sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, chớp mắt thường xuyên cũng là cách giúp tăng độ ẩm cho mắt hiệu quả. 

điều trị mở mắt khi ngủ
Những trường hợp nặng có thể sử tiến hành phẫu thuật

Với những trường hợp nặng, có thể dùng tới biện pháp phẫu thuật để điều trị kịp thời. Các kỹ thuật phẫu thuật được thực hiện có thể là: ghép da, khâu hai mí mắt lại gần nhau hơn hoặc cấy chỉ vàng siêu nhỏ vào mí mắt. Đây đều là những giải pháp mang lại hiệu quả cao, đã được nhiều áp dụng thành công.

Khi nào bạn nên đến các cơ sở y tế? 

Rất khó để bạn có thể khó tự chẩn đoán rằng mình có bị ngủ mở mắt hay không, ngay cả khi bạn nhờ một người khác quan sát mình trong lúc ngủ. Vì các lỗ mí mắt rất nhỏ, nó có thể bị lông mi che khuất nên họ cũng không thể phát hiện ra.

Nếu bạn có các triệu chứng như đau mắt dai dẳng, đặc biệt là chứng khô mắt nặng hơn vào buổi sáng, thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kịp thời. Vì nếu không được điều trị kịp thời, chứng mở mắt khi ngủ có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến mắt của bạn đồng thời làm giảm chất lượng giấc ngủ. 

Ngoài ra, việc khám mắt còn giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của mắt và có phác đồ điều trị phù hợp, từ đó giúp cải thiện sức khỏe cho đôi mắt của bạn một cách hiệu quả và rõ rệt. 

Nguồn dịch: https://www.sleepfoundation.org/physical-health/sleeping-with-eyes-open