Điện thoại trở thành vật bất ly thân với đa số mọi người hiện nay, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Với những tiện ích tuyệt vời mà chúng mang đến thì đây chính xác là một món vật dụng cá nhân không thể thiếu với con người trong xã hội hiện đại ngày nay.
Mặc dù vậy chắc hẳn không ít lần bạn nghe thấy các chuyên gia khuyên rằng không nên để điện thoại gần mình lúc đi ngủ. Tuy nhiên, thực hư chuyện này có đúng hay không? Và ngủ cạnh điện thoại có nên không? Hãy để Ngủ Ngon Sống Trọn giúp bạn tìm hiểu vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Ngủ cạnh điện thoại có nên không?
Điện thoại thông minh có rất nhiều tính năng hữu ích gắn liền với đời sống của con người hiện nay. Do đó, không có gì lạ khi bạn có thói quen để điện thoại gần mình khi ngủ, để tránh bỏ lỡ công việc.
Vậy ngủ cạnh điện thoại có nên không? Một số tác hại khi để điện thoại gần lúc ngủ bao gồm:
Gây khó ngủ
Thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, sau đó để ngay dưới gối chính là nguyên nhân gây mất ngủ và ngủ không sâu giấc của rất nhiều người hiện nay. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ làm ức chế việc sản xuất ra hormom melatonin, làm phá vỡ nhịp sinh học bình thường của con người. Từ đó, gây ra tình trạng mất ngủ.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này đó là ánh sáng xanh từ điện thoại sẽ khiến cơ thể con người nhận biết sai, không ý thức được đã đến giờ đi ngủ. Do đó, dẫn đến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ và ngủ không sâu giấc.
Nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn
Điện thoại để dưới gối, nhất là khi đang cắm sạc có thể tạo ra một nguồn nhiệt, nhưng lại không được thoát ra ngoài, gây ra hỏa hoạn. Ngày nay, trên thế giới và cả ở nước ta đã ghi nhận không ít trường hợp trên. Do đó, để tránh tình trạng trên, khi đi ngủ, bạn không nên để điện thoại dưới gối, hoặc dưới các lớp vải dày.
Trên thực tế, hầu hết các loại pin điện thoại đều có các cảnh báo nguy cơ cháy, hỏa hoạn khi sử dụng. Do đó, để bảo đảm an toàn cho bản thân, và tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, tốt hơn hết là bạn nên thay đổi thói quen để điện thoại dưới gối của mình.
Nguy hiểm cho sức khỏe
Ngoài nhiệt thì điện thoại có thể phát ra sóng điện từ. Đây chính là một nguồn bức xạ gây ra không ít nguy hiểm cho sức khỏe của con người, nếu tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian dài.
Bức xạ phát ra từ điện thoại chủ yếu là do tín hiệu truyền ở tần số 900 MHZ. Loại bức xạ này có thể mang đến rất nhiều nguy hại cho sức khỏe mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Một số nguy cơ mà bạn có thể gặp phải trong trường hợp chịu ảnh hưởng nặng nề của bức xạ điện từ như:
- Tổn thương về mặt di truyền
- Dị tật sinh sản: có thể làm giảm 30% số tinh trùng ở nam giới, nều để điện thoại ở gần hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh sản.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: các bức xạ điện từ có thể gây đột biến gen và phân mảnh DNA. Từ đó, gây đột biến tế bào ung thư ở con người.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Thoái hóa thần kinh
- Trẻ em bị ảnh hưởng sóng điện từ nặng nề hơn người lớn. Trong một số trường hợp, sóng điện từ có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của trẻ.
- Thiếu tập trung và tăng nguy cơ trầm cảm
- Gây rối loạn chức năng nhận thức.
- Với phụ nữ mang thai, sóng điện từ sẽ gây ức chế việc sản xuất hormon melatonin – đây chính là hormon giúp bảo vệ não của thai nhi. Do đó, nguy cơ thai nhi bị u não khi có mẹ thường xuyên đặt điện thoại trên đầu giường sẽ gấp 2 so với bình thường.
- Không chỉ vậy, bức xạ điện từ từ điện thoại còn có khả năng sản xuất quá nhiều canxi nội bảo. Đây chính là nguyên nhân chính khiến con người mắc một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, tim mạch, sỏi thận hay khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm.
- Mất ngủ, đau đầu và mệt mỏi.
Ảnh hưởng của sóng wifi
Một trong những nguyên nhân khiến bạn không nên ngủ cạnh điện thoại đó là sóng wifi cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Trên thực tế, sóng wifi là một nguồn tạo ra bức xạ điện từ. Do đó, khi điện thoại của bạn không tắt wifi, mà còn được đặt dưới gối thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng bệnh lý nghiêm trọng như các vấn đề về ung thư, thần kinh, rối loạn hệ thống miễn dịch…
Khiến bạn mệt mỏi mỗi sáng
Theo nhiều nghiên cứu của Đại học Harvard, sau khi đã tắt đèn, việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn rất nhiều vào sáng hôm sau. Cho dù bạn có chìm vào một giấc ngủ sâu đến thế nào, thì điều này cũng sẽ gây cho bạn sự mệt mỏi và khó chịu nhất định.
Không chỉ vậy, việc sử dụng điện thoại trước khi ngủ còn khiến đồng hồ sinh học của bạn bị rối loạn. Từ đó, không tiết được hormone melatonin, dẫn đến việc bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi thức dậy.
Gây mệt mỏi cho mắt
Thông thường, nếu cứ để điện thoại sát bên cạnh, bạn sẽ có thói quen xấu là kiểm tra điện thoại trong vô thức. Điều này rất dễ khiến bạn đau đầu, mệt mỏi và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng khô mắt hay giảm thị lực.
Tổ chức Thoái Hoá Võng Mạc của Mỹ (AMDF – American Macular Degeneration Foundation) cho biết, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh trên điện thoại chính là nguyên nhân khiến bạn bị tổn thương ở võng mạc và giảm thị lực.
Không chỉ vậy, nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew đã chỉ ra rằng, với những ai ngay lập tức kiểm tra điện thoại sau khi thức dậy, thì một ngày mới sẽ tràn đầy căng thẳng và mệt mỏi. Đồng thời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của họ.
Nên để điện thoại di động ở đâu?
Theo hướng dẫn của Sở Y tế California – Mỹ, bạn cần để điện thoại cách mình một sải tay khi đi ngủ hoặc khi không dùng đến, nếu muốn hạn chế những tác hại của điện thoại đến bản thân.
Không chỉ vậy, khi đi ngủ, tốt hơn hết là bạn nên để điện thoại về chế độ máy bay, và tắt wifi để tránh những bức xạ không tốt từ điện thoại.
Giáo sư Wiseman của Đại học Hertfordshire cũng khuyến cáo rằng, bạn nên để điện thoại xa nơi ngủ và không nên sử dụng chúng trước khi đi ngủ 2 giờ.
Ngủ cạnh điện thoại là một thói quen xấu của không ít người hiện nay. Do đó, nếu bạn hỏi ngủ cạnh điện thoại có nên không thì câu trả lời chắc chắn là không. Hy vọng sau những chia sẻ của Ngủ Ngon Sống Trọn, bạn đã biết những tác hại của ngủ gần điện thoại, cũng như vị trí để điện thoại an toàn mỗi đêm. Để từ đó, thiết lập được cho mình một thói quen sống khoa học, để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân mình.