làm cách nào để ngăn việc ngủ quá nhiều

Khoa học giấc ngủ

Làm cách nào để ngăn chặn việc ngủ quá nhiều trong một ngày?

Admin
22/12/2021

Sẽ không có gì tuyệt vời hơn việc tắt ngay chiếc báo thức inh õi và vùi đầu ngủ thêm một vài phút vào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu hành động này liên tục xảy ra, khiến bạn ngủ lố giờ, thậm chí là đãi một giấc tới trưa, thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về thói quen ngủ không tốt của mình. Chúng ta thừa biết, sẽ không thể tự mình thức dậy trong một vài giờ nếu cố tình nhấn tắt chiếc nút ấy.

Vậy có cách nào để ngăn việc ngủ lố giờ mỗi ngày? Hãy tìm hiểu cùng với Ngủ Ngon Sống Trọn qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân ngủ quá nhiều một ngày

Tình trạng sức khỏe

Trong một thời gian ngắn, nếu bạn đang bị ốm với những triệu chứng như cảm lạnh, cúm hoặc phải trải qua một ngày mệt mỏi và áp lực thì sẽ cần nhiều thời gian ngủ hơn thông thường. Ngược lại, có một số triệu chứng diễn ra liên tục làm gián đoạn giấc ngủ của chúng ta như:

  • Mất ngủ: không thể đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được.
  • Ngưng thở khi ngủ: đường thở bị tắc nghẽn và bạn ngừng thở trong thời gian ngắn khi ngủ.
  • Hội chứng chân không yên: cảm giác như kim châm khiến bạn phải ngọ nguậy chân liên tục.
  • Chứng ngủ rũ: bạn cảm thấy mình khó tỉnh táo trong một thời gian dài.
ngủ nhiều một ngày
Những nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều trong một ngày

Lịch trình ngủ không nhất quán

Một lình trình ngủ không đều đặn, nhất quán có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Cứ suy nghĩ đơn giản như việc ta cần nạp thức ăn mỗi ngày để nuôi sống cơ thể thì việc duy trì một lịch ngủ đều đặn cũng giúp tái tạo những nguồn năng lượng cần thiết.

Làm cách nào để ngăn việc ngủ lố giờ một ngày?

Bạn có bao giờ sử dụng chuông đồng hồ để báo hiệu đã đến lúc ngừng ăn hay không? Tất nhiên là không rồi? Bạn sẽ chẳng thể nạp thêm thứ gì vào bụng nếu nhận thấy các tín hiệu mình đã no. 

Tương tự thì việc tiết chế thời lượng ngủ cũng nên áp dụng “cách lắng nghe cơ thể nói”. Trong một thế giới lý tưởng, sẽ thật tốt nếu bạn có thể thức dậy một cách tự nhiên mà không cần đến báo thức. 

Xác định nhu cầu ngủ của bạn

Nhu cầu ngủ sẽ thay đổi theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Thời gian ngủ sẽ giảm dần khi chúng ta bắt đầu già đi. Trong khi trẻ sơ sinh cần thì cần 14 đến 17 giờ để ngủ mỗi đêm, thì người lớn có thể trạng khỏe mạnh sẽ cần ngủ trung bình từ 7 đến 9 giờ. 

Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của mỗi người cũng có sự khác nhau. Nếu bạn ngủ quá ít, có thể bạn sẽ cần thêm một giấc ngủ ngắn hoặc ngủ nhiều hơn vào đêm sau. 

Thời gian ngủ trung bình của mỗi độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh: từ 14 đến 17 giờ/ngày.
  • Trẻ mới biết đi: từ 11 đến 14 giờ/ngày.
  • Trẻ mẫu giáo: từ 10 đến 13 giờ/ngày.
  • Trẻ em trong độ tuổi đi học: từ 9 đến 11 giờ/ngày.
  • Thanh thiếu niên: từ 8 đến 10 giờ/ngày.
  • Thanh niên và người lớn: từ 7 đến 9 giờ/ngày.
  • Người cao tuổi: từ 7 đến 8 giờ/ngày.
thời gian ngủ cần thiết
Thời gian ngủ của từng độ tuổi

Giữ một lịch trình ngủ đều đặn

Cơ thể của chúng ta có khả năng phản ứng tốt nhất với các “mô hình” thông thường. Điều này sẽ áp dụng cho thời gian của các bữa ăn, cũng như thói quen ngủ và thức mỗi ngày. 

Nếu bạn lên giường ngủ vào cùng một giờ vào mỗi đêm, thì bạn sẽ nhanh chóng có biểu hiện ngáp ngắn ngáp dài mỗi khi đến thời điểm đó. Hãy vẫn đảm bảo đi ngủ đúng giờ để có động lực thức dậy mỗi sáng.

Cần đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ

Bạn sẽ lập tức đi kiếm thức ăn nếu thấy đói, điều này tương tự với việc bạn nên đi ngủ nếu đã cảm thấy buồn ngủ. Không nên vì muốn ngủ mà cố ép bản thân lên giường sớm hơn. Việc không thể vào giấc ngay lập tức sẽ khiến bạn thao thức, góp phần gây căng thẳng dẫn đến mất ngủ.

Thay vào đó, hãy kiên nhẫn đợi cho đến khi cơ thể phát những tín hiệu rõ rệt.

đi ngủ khi thấy buồn ngủ
Chỉ nên đi ngủ khi bạn đã cảm thấy buồn ngủ

Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày

Một trong những điều quan trọng đó là bạn nên giữ cho mình một thời gian thức dậy nhất quán mỗi ngày, ngay cả vào những ngày cuối tuần. Điều này sẽ giúp ổn định lịch trình ngủ của bạn khá tốt.

Tiếp nhận luồng ánh sáng tự nhiên

Mỗi sáng khi thức dậy, bằng cách phơi nắng sớm từ 15 đến 30 phút, bạn có thể khôi phục nhịp sinh học như cũ, đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ hằng đêm một cách tốt nhất.

Không những thế, nếu có thể duy trì được thời gian thức dậy theo lịch trình thì bạn sẽ dễ dàng vào giấc tốt hơn mỗi tối. Tuy nhiên, nếu bạn cần ra khỏi nhà sớm hơn vào sáng hôm sau thì vẫn có thể sử dụng đến báo thức.

Cách sử dụng đồng hồ báo thức đúng cách

Trên thực tế, có rất nhiều tình huống cần đến đồng hồ báo thức. Việc ngủ quên sẽ dẫn đến tình trạng đi làm, đi học muộn. Thế nhưng bạn đã biết dùng thiết bị này đúng cách?

  • Hãy kiên định với bản thân: chọn cố định thời gian thức mà bạn có thể tuân thủ hàng ngày, ngay cả vào cuối tuần. Khi đặt báo thức, hãy cố gắng điều chỉnh trễ hơn một chút, đủ để bạn thức dậy muộn nhưng vẫn có thể làm những việc cần làm.
  • Cân nhắc sử dụng thiết bị hoặc ứng dụng theo dõi chuyển động khi ngủ: sở hữu công nghệ theo dõi giấc ngủ tích hợp với chức năng báo thức thông minh giúp “gọi yêu” bạn dậy mỗi sáng dù cơ thể đang trong giai đoạn ngủ nông
  • Đừng nhấn vào nút báo báo thức lại: hãy thay đổi vị trí đặt đồng hồ báo thức ở khắp phòng ngủ thôi thúc bạn phải ra khỏi giường và tắt nó. Lúc này, chúng tôi tin rằng tâm trí bạn đã đủ tỉnh táo để điều khiển cơ thể thức dậy hoàn toàn. 
cách sử dụng báo thức
Cách sử dụng đồng hồ báo thức đúng cách

Tại sao đã ngủ đủ nhưng vẫn buồn ngáp

Đôi khi bạn vẫn cảm thấy loạng choạng và buồn ngủ sau một giấc ngủ dài. Vậy tại sao lại xảy ra điều này?

  • Quán tính của cơ thể con người là mong muốn duy trì một giấc ngủ lâu dài. Vì vậy ngay cả khi bạn đã ngủ đủ thời gian khuyến cáo, thì đó cũng chưa hoàn toàn là giấc ngủ sảng khoái. Đây chính là nguyên nhân làm bạn vẫn muốn tiếp tục ngủ.
  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: ngủ muộn cũng có thể khiến bạn nán lại giường và đẩy tiếp một giấc vào buổi sáng. 
  • Thuốc hỗ trợ giấc ngủ, rượu hoặc các chất kích thích khác có thể gây nôn nao và khiến bạn khó dậy.

Cách để nâng cao chất lượng giấc ngủ

Bạn có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách tuân theo một lịch trình ngủ – thức nhất quán. Ngoài ra, vẫn có một số cách khác để giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ bao gồm:

  • Không nên quá lạc quan trong việc chọn thời gian thức dậy. Tốt hơn là bạn nên đặt báo thức ở một thời gian có thể dậy được.
  • Hãy giúp bản thân dậy đúng giờ bằng cách đặt nhiều báo thức, nhờ người khác đánh thức, hoặc nhờ ai đó gọi điện cho bạn. Thậm chí nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng công nghệ để nhắc nhở việc ra khỏi giường tắt báo thức.
  • Hãy luôn tạo cho mình một điều gì đó để mong đợi sau khi thức dậy. Nó có thể một hoạt động thú vị, một ly cà phê yêu thích, hay thậm chí là một bữa sáng đặc biệt.
  • Đừng để mình ngủ quá nhiều vào cuối tuần, vì điều này có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ vào đêm chủ nhật.
  • Ngay cả khi bạn đã nghỉ hưu và không cần phải thức dậy dể đi làm, thì cũng phải giữ cho mình một thời gian thức và ngủ cố định. Tránh việc dành quá nhiều thời gian trên giường.
  • Nếu bạn thấy mình kiểm tra đồng hồ quá nhiều vào ban đêm, thì việc cần làm là hãy xoay hoặc đậy nắp đồng hồ lại. Bạn hãng yên tâm rằng, nếu đã đến lúc thức dậy, thì chuông báo thức sẽ tự động kêu. Còn nếu không, bạn chỉ cần lăn qua lăn lại và ngủ tiếp.
cách nâng cao chất lượng giấc ngủ
Hướng dẫn cách để nâng cao chất lượng giấc ngủ

Qua bài viết trên bạn đã biết làm cách nào để ngăn việc ngủ quá nhiều hay chưa? Hy vọng qua những chia sẻ Ngủ Ngon Sống Trọn bạn đã biết cách để có được một ngủ ngon mỗi đêm.

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/how-to-stop-hitting-snooze-on-alarm-clock-4108775#causes-of-oversleeping-or-relying-on-snooze