cách bảo quản bột bánh mì qua đêm

Tổng hợp

10 cách bảo quản bánh mì giòn lâu, không bị khô mốc 

Giang Gina
16/01/2023

Làm sao để bảo quản bánh giòn lâu, không bị khô mốc luôn là điều khiến nhiều chị em nội trợ quan tâm. Vì không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, việc bảo quản bánh mì đúng cách còn giúp bảo đảm an toàn thực phẩm và đem lại những bữa ăn ngon cho ngày hôm sau. Trong bài viết sau, hãy cùng Ngủ ngon sống trọn tìm hiểu 10 cách bảo quản bánh mì nhé!

Hướng dẫn bảo quản bánh mì giòn lâu, để được trong vài ngày

Sử dụng túi giấy hoặc giấy báo

Cách đơn giản và hiệu quả nhất trong việc bảo quản bánh mì giòn lâu được chị em nội trợ mách nhau là sử dụng túi giấy hoặc giấy báo để bọc bánh mì. Phương pháp bảo quản này giúp cho bánh mì giữ được độ giòn ngon trong ít nhất 8-9 tiếng. Bởi vì, giấy có cơ chế thấm hút mạnh nên giúp bánh mì giữ được độ ẩm phù hợp, bên cạnh đó, chúng còn hạn chế sự tiếp xúc của không khí với bánh. Nếu cẩn thận, bạn có thể bọc thêm một túi ni lon phía bên ngoài. 

cách bảo quản bánh mì
Sử dụng túi giấy hoặc giấy báo để bảo quản bánh mì giòn lâu

Nếu bạn muốn bảo quản bánh mì lâu hơn nữa, hãy cùng tìm hiểu thêm các phương pháp mà Ngủ ngon sống trọn chia sẻ phía dưới nhé!

Dùng giấy bạc hoặc túi zip

Giấy bạc và túi zip luôn là 2 món vật dụng sẵn có trong căn bếp của chị em nội trợ. Bạn có thể tận dụng 2 món đồ này để bảo quản bánh mì giòn lâu hơn, bên cạnh đó, bánh mì không bị teo đi mà vẫn giữ được độ phồng, độ ẩm nhất định như bánh mì mới mua về. Trước khi bọc giấy bạc, bạn có thể làm nóng lại bánh mì bằng lò nướng hoặc trên bếp để giữ được độ giòn. Khi cần lấy ra dùng, bạn tiếp tục hâm nóng bánh mì lần nữa để tăng độ ngon cho thực phẩm. 

Nếu bảo quản bằng túi zip, bạn nên cắt bánh mì thành các lát mỏng để có thể bảo quản được lượng bánh mì nhiều nhất. Sau đó, bảo quản ở nhiệt độ phòng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Đối với lát bánh mì, bánh có thể hâm nóng 1-3 phút trước khi sử dụng để làm các món như bánh mì xốt tỏi, bánh mì pho mai, bánh mì kẹp trứng,… để cả nhà thưởng thức!

Bọc kín để trong ngăn đá (ngăn đông) của tủ lạnh

Với cách bảo quản bánh mì này, bạn sẽ có thể trữ bánh mì lâu đến 1 tuần. Sau khi rã đông và nướng lên thì bánh mì vẫn sở hữu độ ngon, giòn như vừa mới mua về. Các bước bảo quản bánh mì như sau: 

Bước 1: Bọc kín bánh mì và trữ trong ngăn đá

Bánh mì sau khi mua về, bọc trong túi zip (có thể cắt thành lát vừa miệng) sau đó ép từ từ không khí trong túi. Đóng chặt miệng túi rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh. 

cách bảo quản bánh mì được lâu
Bánh mì sau khi mua về, bọc trong túi zip

Lời khuyên là bạn chỉ nên cất số bánh mì mà gia đình có thể ăn trong một lần vào 1 chiếc túi zip, để khi gia đình ăn tới đâu thì mở túi tới đó, tránh trường hợp đông đi đông lại nhiều lần khiến bánh mì mất đi hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, việc cắt nhỏ bánh mì cũng là một gợi ý tuyệt vời để bảo quản bánh mì hiệu quả hơn. Khi nào cần sử dụng thì bạn lấy ra rã đông.

Bước 2: Rã đông bánh mì

Đối với lò vi sóng: Bạn lấy các lát bánh mì ra khỏi túi zip rồi bỏ chúng vào lò vi sóng ở nhiệt cao trong khoảng 15-25 giây là vừa đủ để lấy ra. Đối với bánh mì ổ thì thời gian hâm nóng lâu hơn. 

Đối với lò nướng: Bạn điều chỉnh nhiệt độ lò nướng ở mức 152 độ C và chờ trong khoảng 5 phút là có thể dùng được ngay. 

Đối với bánh mì nguyên ổ thì bạn cần thời gian lâu hơn để bánh mì rã đông hoàn toàn và giòn trở lại.

Dùng nước và than hồng

Phương pháp này hiệu quả đối với bánh mì đã bị mềm ỉu. Nó sẽ giúp bánh mì quay lại trạng ngon giòn với những bước thực hiện vô cùng nhanh chóng, đơn giản. Đầu tiên bạn nhúng toàn bộ bánh mì ỉu vào nước sau đó đặt lên bếp than hồng hoặc lò nướng/lò vi sóng.

  • Đối với bếp than hồng, bạn nướng khoảng 8-9 phút là bánh mì đã lấy độ giòn ngon. 
  • Đối với lò vi sóng hoặc lò nướng, bạn chỉnh nhiệt độ ở mức 125 độ C trong vòng 5 phút là dùng được. 

Bảo quản bằng rau cần tây

Đây là một mẹo bảo quản bánh mì mà không phải ai cũng biết. Bạn chỉ cần sử dụng 1 vài cọng cần tây đã bỏ gốc đặt chung với bánh mì, rồi bỏ vào 1 chiếc túi kín và kéo chặt miệng túi lại để đảm bảo không khí không thể lọt vào. Với phương pháp này, bạn có thể bảo quản 8-12 tiếng mà bánh mì vẫn như vừa mua về. Tuy vậy, cách này chỉ có thể áp dụng cho bánh mì đã nguội và không ỉu thôi nhé! Bên cạnh đó, khi làm sạch cần tây, hãy đảm bảo rau được khô ráo để bánh không bị mốc.

cách bảo quản bánh mì sandwich
Khi làm sạch cần tây, hãy đảm bảo rau được khô ráo để bánh không bị mốc

Bảo quản bằng khoai tây hoặc táo

Nếu trong nhà có trữ khoai tây hoặc táo, bạn có thể sử dụng 2 loại thực phẩm để giữ bánh mì giòn. Bạn chỉ cần bỏ khoai tây hoặc táo đã cắt mỏng vào túi zip chung với bánh mì. Khóa kín miệng túi lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Với phương pháp này, bạn có thể bảo quản bánh mì từ 5-7 ngày mà vẫn giữ được độ giòn, ngon. 

Bảo quản bánh mì bằng đường

Bất kỳ gian bếp nào cũng đều chứa nguyên liệu này nên bạn có thể tận dụng phương pháp bảo quản bánh mì bằng đường vào bất kỳ thời điểm nào. 

Bạn cho bánh mì vào 1 cái túi sau đó cho tiếp 2-3 viên đường hoặc muỗng canh đường cát. Buộc chặt miệng túi lại để tránh côn trùng kiến, ruồi lọt vào, khiến quá trình bảo quản không hiệu quả. 

Bên cạnh đường trắng, bạn có thể chọn đường nâu nhưng hạn chế dùng đường thốt nốt hoặc đường phèn vì kết cấu của 2 loại đường này khác với đường cát, đường nâu, không có khả năng hút ẩm tốt. 

Nướng lại bánh mì

Nếu bạn quên bảo quản ngay bánh mì khi bánh còn giòn, cho đến khi bánh mì mềm ỉu rồi mới nhớ ra thì Ngủ ngon sống trọn sẽ mách ngay cho bạn 1 mẹo để bánh mì giòn ngon trở lại. Tất cả điều bạn cần làm là nướng bánh lại trên than, lò nướng hoặc lò vi sóng. Sau đó là có thể thưởng thức ngay rồi!

Đảm bảo bánh mì của bạn sẽ khôi phục lại độ giòn ngon, nóng hổi thơm phức như ban đầu luôn!

cách bảo quản bánh mì qua đêm
Nướng bánh mì trên than, lò nướng hoặc lò vi sóng

Làm bánh mì giòn lại bằng cách hấp

Hấp bánh mì cũng là một phương pháp hiệu quả để làm bánh mì thơm, giòn lại như vừa mua về. Nghe có vẻ lạ nhưng thực tế, cách làm này vô cùng hiệu quả. 

Đầu tiên, bạn bọc bánh mì bị ủi vào một túi giấy gói kín sau đó đặt vào 1 cái chén, đặt chúng vào nồi cơm điện và bật nút nấu cơm

Chờ khoảng 3-5 phút là bánh mì đã phồng lên lại. Bạn tắt nút và thưởng thức ngay thôi!

Sử dụng chất bảo quản đối với các loại bánh mì trên thị trường

Đây là phương pháp bảo quản được các công ty sản xuất thực phẩm áp dụng để có thể trữ được bánh mì lâu nhất có thể trước khi đưa những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng. Chất bảo quản chuyên dụng được nhiều công ty sử dụng nhất trong sản xuất bánh mì là chất Calcium Propionate. Đây là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn gây hư mốc bánh mì. 

XEM THÊM:

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến cách bảo quản bánh mì. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hay và chúc bạn áp dụng thành công nhé!