Thoát vị đĩa đệm (hay còn gọi là trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm) là chứng bệnh rất phổ biến hiện nay ở người trung niên, người lao động nặng, ngồi nhiều và cả những người thừa cân. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để ngủ ngon khi bị thoát vị đĩa đệm?
Mua một tấm nệm phù hợp có thể giúp bạn giảm thiểu được tình trạng đau đớn, mang lại giấc ngủ thoải mái và trọn vẹn hơn. Bài viết này sẽ cung cấp tất tần tật thông tin cần thiết để bạn có thể chọn cho mình một tấm nệm phù hợp khi bị thoát vị đĩa đệm.
Nội dung chính
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Để hiểu thoát vị đĩa đệm là gì, trước tiên chúng ta cần phải hiểu một chút thông tin về giải phẫu học.
Cột sống bao gồm 33 đốt xương được đệm bởi các đĩa đệm, hoặc đĩa gelatin. Những đĩa đệm này có tính chất đàn hồi như cao su, có thể xoay, chuyển và trượt giống như các vòng bi. Lớp ngoài của đĩa bao gồm các sợi là các lớp dây chằng chéo nhau để tạo ra một lớp bảo vệ. Lớp này được gọi là Annulus. Phần bên trong của đĩa có chứa một chất nhầy giống như gel gọi là nhân. Hai lớp này cùng nhau hoạt động như một lò xo cuộn. Chúng mở rộng và nén khi cơ thể di chuyển. Tuy nhiên, khi cột sống bị nén quá lâu, các sợi bảo vệ sẽ bị tổn thương. Chất lỏng của nhân sẽ bị chuyển dịch ra khỏi phạm vi sinh lý của nó và làm biến dạng hình dạng của đĩa, dẫn đến phình và vỡ.
Tùy thuộc vào hướng mặt đĩa bị hư hại, bị vỡ hoặc phồng có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn cho sức khỏe của con người. Nếu chỉ xảy ra một lần xô lệch, đôi khi triệu chứng đĩa đệm tổn thương sẽ chưa xuất hiện. Tuy nhiên, một tác động tương tự lần tiếp theo sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa dẫn đến đau và giảm chức năng nội tạng.
Sự thật thú vị: có từ 33% đến 57% người trưởng thành trong độ tuổi từ 35 đến 60 có ít nhất một đĩa đệm bị phình.
Tiêu chí chọn nệm cho người bị đau đĩa đệm
Khi tìm kiếm chiếc nệm thoải mái nhất cho người bị chứng bệnh đau đĩa đệm, hãy xem xét các yếu tố như cách nó hỗ trợ cột sống và mức độ cứng của từng lớp nệm. Để giúp bản thân tìm được một tấm nệm phù hợp nhất, đa số cửa hàng sẽ cho phép người mua nằm thử trên từng chiếc nệm.
Để cụ thể hóa hơn các tiêu chí cần có cho một chiếc nệm phù hợp với người bị bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây:
Nệm có chức năng nâng đỡ cột sống
Như một quy tắc cơ bản, cột sống của bạn luôn luôn phải thẳng hàng. Những người đau lưng sẽ cảm thấy sự khác biệt rõ ràng khi họ nằm ngủ trên những chiếc nệm. Họ cũng sẽ nhận ra ngay cảm giác này khi rời khỏi nệm.
Chiếc nệm phù hợp sẽ giúp giữ được vị trí tự nhiên của cột sống đối với người ngủ nằm ngửa. Không chỉ cột sống được thư giãn mà các cơ và dây chằng ở lưng, cổ của người nằm cũng cần được thư giãn, giảm đau.
Nệm có độ cứng vừa phải
Đối với nệm, không có cách nào khác để biết được sự thoải mái bằng việc kiểm tra độ cứng của nó. Không có một tiêu chuẩn nào về độ cứng của nệm do sở thích của mỗi người là khác nhau. Điều mà chúng tôi khuyên bạn khi chọn nệm là “không quá cứng cũng không quá mềm”. Về cơ bản, hầu hết chúng ta đều muốn một chiếc nệm ôm sát đường cong cơ thể. Và chúng ta cũng không muốn một chiếc nệm sẽ nuốt chửng mình trong một biển chăn ga gối.
Nệm có độ bền theo thời gian
Xác định độ bền của nệm sẽ cần một số nghiên cứu. Tuy nhiên, bằng việc nhìn vào chất liệu nệm có thể sẽ giúp bạn biết được chất lượng chiếc nệm mà bạn dự định mua.
Một điều nữa cần ghi nhớ khi mua sắm, đó là nếu cửa hàng nào có vẻ không muốn chia sẻ chi tiết về vật liệu với khách hàng hoặc chiếc giường được quảng cáo là chất lượng cao với mức giá rất thấp, rất có thể chất lượng sản phẩm mà cửa hàng đó đang quảng cáo không phải hoàn toàn tuyệt vời như họ nói.
Đương nhiên chất liệu chất lượng thấp sẽ hư hỏng nhanh hơn chất lượng cao. Do đó để đầu tư một sản phẩm nệm giường ưng ý, có thể bạn phải mất thêm tiền.
Chính sách dùng thử
Mỗi chiếc nệm bạn mua nên đi kèm với chính sách dùng thử. Chính sách này cho phép người mua có thời gian kiểm tra chất lượng chiếc nệm dự định mua ngay trong chính ngôi nhà của mình thay vì chỉ có 10 phút tại cửa hàng.
Thử nệm ngay tại cửa hàng có thể khiến người mua không thoải mái hay khó xử. Và tất nhiên thật khó khăn để đưa ra một quyết định khi bị áp lực như thế. Nếu có thời gian đủ để trải nghiệm giấc ngủ được trọn vẹn hơn, bạn sẽ không còn cảm thấy áp lực. Nếu đến cuối cùng bạn vẫn thích tấm nệm đó và thoải mái khi nằm trên nó thì bạn hoàn toàn có thể giữ lại cho riêng mình. Nhưng nếu sau thời gian nằm thử vẫn không thích, bạn có thể gửi lại tấm nệm đó cho cửa hàng.
Chúng tôi khuyên người dùng hãy thật chắc chắn về những trải nghiệm của mình khi dùng thử. Việc dùng thử này ít nhất phải kéo dài 100 đêm. Thời gian này cho phép người nằm làm quen hoàn toàn để cảm nhận những thích hoặc không thích trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thông thường chính sách ngủ thử 100 ngày sẽ là miễn phí, tức bạn không mất bất kỳ một khoản phí nào nếu tấm nệm đó không phù hợp sau một thời gian ngủ thử. Tuy nhiên, có một số cửa hàng sẽ yêu cầu khách hàng sẽ phải trả phí hoàn sản phẩm. Vì vậy, hãy tìm một cửa hàng nệm không yêu cầu bất kỳ khoản phí nào khi bạn trả lại nệm cho họ.
Các loại nệm thích hợp cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Mặc dù chúng tôi cho rằng nệm memory foam (nệm mút than hoạt tính) là tốt cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng chúng tôi cũng cho rằng, nệm cao su cũng có thể làm bạn giảm chứng đau này.
Memory Foam đã được đưa vào ngành công nghiệp nệm vào những năm 90, nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ khả năng ôm sát cơ thể và giảm đau cũng như không gây ảnh hưởng đến người bên cạnh. Ban đầu, nệm memory foam nổi tiếng về cảm giác nóng khi nằm. Nhưng sau đó, cấu trúc tế bào mở được phát triển cho phép không khí lưu chuyển tự do hơn qua vật liệu, giúp giảm khả năng giữ nhiệt. Các công nghệ mới có sự cải tiến đã dần giúp giải phóng nhiệt tốt hơn. Ví dụ, các vật liệu dẫn điện hoặc các vật liệu làm mát hỗ trợ memory foam giúp tản nhiệt và tạo thêm trải nghiệm mát mẻ khi nằm lên. Một số vật liệu này bao gồm gel, đồng, than chì và than củi.
Nệm cao su thì đã xuất hiện từ những năm 1920. Chúng được làm từ mủ của cây cao su và được tạo ra từ một trong hai phương pháp: Dunlop hoặc Talalay. Trong khi phương pháp Dunlop giúp tạo ra vật liệu chắc chắn có khả năng hỗ trợ trên diện rộng thì phương pháp Talalay cho phép các sản phẩm có độ đàn hồi và độ bền cao hơn. Hầu hết người tiêu dùng đều bị hấp dẫn bởi loại nệm này vì chúng không gây dị ứng và thân thiện với môi trường.
Kết luận
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người nằm cần một tấm nệm có bề mặt vững chãi và ôm sát đường cong cơ thể để loại bỏ các vấn đề tác động lên lưng. Một tấm nệm tốt, phù hợp với thể trạng từng người, có khả năng hỗ trợ và nâng đỡ cơ thể vẫn là phương thuốc tốt nhất cho bất kỳ bệnh thoái hóa đĩa đệm nào.Vẹo cột sống, viêm khớp, đau thần kinh tọa và đau cổ cũng có thể giảm bớt nhờ nằm nệm chất lượng tốt.
Với những kiến thức cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một tấm nệm phù hợp để ngủ ngon hơn khi bạn bị thoát vị đĩa đệm.
Nguồn tham khảo: sleepadvisor