Phụ kiện giấc ngủ

Bật mí 6 lý do trẻ ghét nằm cũi

Phương Thảo
06/07/2020

Cha mẹ thường vò đầu bứt tóc để nghĩ ra tất cả các giải pháp sáng tạo nhất khi con họ không chịu ngủ khi chuyển đến giai đoạn nằm cũi. Điều mà một số cha mẹ có thể không nhận ra là lý do bé nhà không chịu ngủ vào ban đêm chẳng liên quan gì đến nệm hay cũi. Có khả năng là vì con của bạn đang phải điều chỉnh thói quen của trẻ trong khi chúng chưa cảm thấy sẵn sàng cho điều này.

 Đừng lo lắng, bài viết này có thể giúp bạn tìm hiểu lý do tại sao bé ghét nằm cũi và đưa ra giải pháp về cách giúp việc đi ngủ trên chiếc giường dành cho bé trở nên dễ dàng.

Tại sao bé không thích nằm cũi

Trẻ không quen với cũi

Nếu trẻ đã quen ngủ chung với ba mẹ và bắt đầu chuyển sang phòng riêng, trẻ có thể nhõng nhẽo, khóc lóc ầm ĩ. Đơn giản là vì trẻ không quen với căn phòng mới và có thể căn phòng mới này không ấm cúng và quen thuộc như căn phòng trước đây của trẻ.

Cha mẹ nên cố gắng để trang trí cho phòng ngủ mới của trẻ trở nên quen thuộc hơn, giúp trẻ cảm thấy “như ở nhà” và cha mẹ cũng nên dành thời gian với trẻ ở đó vào ban ngày. Ba mẹ có thể cùng trẻ chơi đồ chơi, kể chuyện, ca hát. Hãy biến căn phòng thành một nơi thú vị, nơi em bé của bạn cảm thấy vui vẻ khi dành thời gian ở đó.

Trẻ không biết ngủ trong cũi

Thông thường, trẻ sơ sinh thường ngủ trong vòng tay của mẹ khi được cho bú hoặc ngậm bình bú. Hoặc trẻ đã quen với việc được bế trên tay đung đưa vào giấc.

Mặc dù thói quen này không có gì bất bình thường trong vài tháng đầu đời của trẻ sơ sinh, nhưng những thói quen đi ngủ này cần được sửa đổi một khi trẻ sơ sinh không cần được cho ăn sau mỗi vài giờ. Tuy nhiên, việc chấm dứt thói quen trên không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đứa trẻ nhé: Nếu bạn đã quen với việc ngủ gật gù trong vòng tay êm ái, việc nằm xuống một tấm nệm cứng và chẳng có vòng tay âu yếm của thì đó quả là một sự chuyển đổi vô cùng to lớn!

Trẻ cảm thấy khó chịu

Một số bé dễ bị trào ngược axit và đau bụng. Khi trẻ nằm ngửa, trẻ có thể cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu bạn đã từng bị ợ nóng , bạn có thể hiểu điều đó mà.

 Cảm xúc của cha mẹ

Em bé có một khả năng kỳ lạ, chúng có thể cảm nhận sự căng thẳng và cảm xúc của những người chăm sóc chúng. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc không hài lòng về việc cho trẻ sơ sinh vào cũi, thì đứa trẻ của bạn chắc chắn cũng sẽ cảm thấy lo lắng.

Ấn tượng tiêu cực

Ba mẹ và trẻ rất dễ dàng để rơi vào cái bẫy này. Một ấn tượng tiêu cực xảy ra khi bạn sử dụng cũi như để có thể rảnh tay làm một công việc gì đó hoặc xem cũi như một nơi để nhét con bạn trong vài phút để đi vệ sinh mà không phải bế theo trẻ. 

Tuy nhiên, nếu điều duy nhất mà em bé của bạn trải qua trong cũi là nước mắt lưng tròng thì có khả năng bé sẽ không thích ý tưởng ngủ trong cái nôi.

Cái cũi quá rộng

Đối với trẻ sơ sinh, cũi là một thứ gì vô cùng khổng lồ. Hãy nhớ rằng con bạn rất có thể đã quen với việc ngủ trong vòng tay của mẹ hoặc bố, trên ghế ô tô hoặc trong một chiếc xích đu. Được đặt trong một nơi có vẻ như là một không gian rộng mở và vô tận có thể cảm thấy mất phương hướng và đáng sợ vô cùng

2. Làm sao để tập cho bé nằm nôi

Hãy thử dùng chăn quấn cho trẻ

Cha mẹ đã sử dụng chăn quấn cho trẻ chào đời và điều này rất có ích cho trẻ. Khi bọc trẻ sơ sinh trong một chiếc chăn, bạn đang mô phỏng lại trong tâm trí trẻ cảm giác như lúc trẻ còn ở trong tử cung, giúp trẻ cảm thấy ấm áp và an toàn. Chăn quấn cũng giúp loại bỏ phản xạ Moro , một phản xạ khiến trẻ sơ sinh bị mất ngủ vì chúng tự giật mình khỏi giấc ngủ bằng cách hất tay lên cao.

Bác sĩ nhi khoa khuyên không nên quấn khăn hoặc túi ngủ sau khi trẻ sơ sinh có thể tự lăn. Bị cuốn chặt như thế lên bụng có thể gây ngạt thở, làm tăng nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) .

Sử dụng túi ngủ

Nếu con bạn lớn hơn khoảng bốn đến sáu tháng tuổi và tự lăn lộn, có lẽ đã đến lúc rời khỏi chiếc nôi và sử dụng một chiếc túi ngủ. Túi ngủ  tương tự như chăn quấn , ngoại trừ chúng cho phép các cánh tay được tự do. Điều này có nghĩa là bên cạnh giai đoạn sơ sinh, ba mẹ có thể sử dụng túi ngủ (quấn nhộng) cho trẻ trong giai đoạn nằm cũi. 

Dụ trẻ bằng những thứ dễ thương 

Những món đồ vặt đáng yêu, mềm mại sẽ là một cách để giúp con bạn ngủ thoải mái trong giai đoạn chuyển đổi này. Nó có thể là một con thú nhồi bông, một núm vú giả, một chiếc chăn đặc biệt , hoặc thậm chí là áo phông của mẹ hoặc bố. Thường thì một trong những “mối tình đầu” của trẻ là một chiếc chăn nhận bé (receiving blanket). Chính vì thế mà thị trường có bán rất nhiều chiếc khăn nhận bé rất đáng yêu, một phần là dành riêng cho mục đích này đấy.

Hãy chắc chắn rằng con bạn đã được ít nhất bốn tháng tuổi trước khi sắm cho chúng những người bạn đáng yêu trong phòng ngủ để tránh nguy cơ bị ngạt thở. Bạn cũng có thể lắp một màn hình theo dõi trong phòng con để có thể nhìn thấy em bé của bạn mọi lúc mọi nơi. 

Thử nôi đưa em bé

Em bé không nhất thiết phải ngủ trong một chiếc nôi đưa, nhưng nó có thể là một công cụ vô giá để ru chúng ngủ. Khi trẻ đã ngủ say, hãy bế trẻ lên thay vì để trẻ ngủ trên đó vì nó có thể làm tăng nguy cơ chứng đột tử khi ngủ ở trẻ (SIDS) theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.

Mẹo hay cho cha mẹ: Hãy di chuyển em bé từ nôi đưa đến cũi ngay khi mí mắt của trẻ bắt đầu rũ xuống. 

Nâng đầu nệm

Đối với trẻ sơ sinh bị trào ngược axit hoặc đau bụng , để giúp con ngủ thoải mái hơn, hãy nghiêng đầu nệm lên cao một chút. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách gấp một số khăn và đặt chúng bên dưới nệm

Bên cạnh con thêm một lúc

Khi bắt đầu thực hiện quá trình chuyển đổi này, hãy đứng bên cũi với trẻ thêm một lúc, hát cho bé nghe và vuốt ve hoặc vỗ về chúng. Sau một thời gian, bạn nên dành ít thời gian hơn khi trẻ đến giờ đi ngủ, 

Sự chuyển đổi dần dần này khiến bé quen với ý tưởng ngủ trong cũi và nó cho chúng thời gian để điều chỉnh thói quen rằng mẹ và bố không ở bên cạnh chúng suốt đêm.

Đặt đồ của mẹ vào trong cũi

Trẻ sơ sinh có kỹ năng đáng ngạc nhiên trong việc đánh hơi mùi hương của cha mẹ chúng. Mặc dù bạn không nên đặt bất cứ thứ gì trong cũi của trẻ sơ sinh nhưng bạn có thể nhét áo phông cũ hoặc một chất liệu khác có mùi giống như bạn dưới một góc hoặc cạnh của nệm cũi .Trẻ có thể với tới và ngửi nó nhưng không thể kéo nó qua mặt chúng.

Các câu hỏi thường gặp

Liệu cũi có an toàn cho trẻ sơ sinh?

 Nằm cũi an toàn cho trẻ sơ sinh, nhưng có một số nguyên tắc cần ghi nhớ:

  • Hãy cho trẻ nằm ngửa, tuyệt đối không nằm sấp. Ít nhất là cho đến khi trẻ có thể tự lăn về 2 phía 
  • Tránh đặt bất cứ thứ gì vào cũi mà có thể gây nguy cơ nghẹt thở, điều này bao gồm thú nhồi bông, chăn,… cho đến khi chúng được khoảng bốn đến sáu tháng,
  • Lắp đặt một màn hình camera để bạn có thể thấy những gì đang diễn ra trong phòng nhỏ của con. 

Tại sao con tôi không chịu nằm cũi nữa?

Hãy xem lại những thói quen bạn có thể vô tình phát triển hoặc một số thay đổi khác mà con bạn có thể trải qua. Dưới đây là một số điều cần xem lại:

  • Bạn đã từng sử dụng cũi làm nơi để đặt con nhỏ xuống khi bạn cần rảnh tay một vài phút?
  • Bạn không khiến phòng ngủ trở thành nơi thú vị?
  • Con bạn đã từng ngủ thiếp đi trong vòng tay của bạn hoặc trong khi được cho ăn?
  • Có những thay đổi lớn khác xảy ra trong cuộc sống của bạn hoặc con bạn không? Bạn đang mang thai, bé nhà bắt đầu mọc răng?

Nếu con bạn đã quen với việc ngủ cũi và bỗng dưng không còn thích nó nữa, một trong những yếu tố môi trường này có thể là nguyên do.

Làm thế nào để bé ru bé ngủ trong cũi?

Hãy tham khảo các lời khuyên sau đây: 

  • Giữ cho phòng tối.
  • Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ tương đối yên tĩnh. Bạn có thể tiếp tục trò chuyện trong nhà nhưng tránh hút bụi hoặc các hoạt động ồn ào khác.
  • Hãy xem xét sắm một chiếc máy tạo tiếng ồn trắng hoặc âm thanh êm dịu vì chúng giúp con bạn ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn.
  • Đừng quên bao gồm những món đồ vật đáng yêu. Chúng nên là một phần của gia đình, và mặc dù con bạn sẽ không mang theo chúng trong những năm đại học, nhưng hiện tại, những món đồ này có thể rất có ích.

Phần kết luận

Có nhiều yếu tố khiến bạn khó tập cho con ngủ trong giường cũi. Khi bạn đã thực hiện những mẹo này, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng con bạn thích đi ngủ, hoặc ít nhất là bạn có thể đặt con vào cũi mà không chịu những lần la hét, khóc lóc từ trẻ.