mối liên hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ

Khoa học giấc ngủ

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và trí nhớ

Admin
15/06/2021

Không có gì ngạc nhiên khi một giấc ngủ ngon vào buổi tối sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và nạp năng lượng mà còn đóng vai trò quan trọng trong đối với khả năng học hỏi và ghi nhớ của não bộ.

Trong khi ngủ, dù cơ thể của bạn được nghỉ ngơi, nhưng não bộ vẫn bận rộn không ngừng trong việc xử lý thông tin trong ngày và hình thành ký ức. Nếu thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ đứng trước nguy cơ phát triển một số vấn đề nghiêm trọng, như tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường và khả năng tìm hiểu và lưu giữ thông tin mới của bạn có thể bị suy giảm.

Điều này không phải là tin tức gì mới mẻ đối với những người thức suốt đêm cho đến 2 giờ sáng để nhồi nhét kiến thức cho bài kiểm tra nhằm ghi nhớ số liệu nhưng lại quên sạch sẽ vào ngày hôm sau. Không ngủ đủ giấc, não của bạn sẽ trở nên mờ mịt, khả năng phán đoán kém và kỹ năng vận động của bạn sẽ bị cản trở.

Sức mạnh của giấc ngủ

Nghiên cứu hình ảnh và hành vi tiếp tục cho thấy vai trò quan trọng của giấc ngủ trong học tập và trí nhớ. Các nhà nghiên cứu tin rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến việc học và trí nhớ theo hai cách:

  • Thiếu ngủ làm suy yếu khả năng tập trung và học tập hiệu quả của một người.
  • Một giấc ngủ ngon là điều cần thiết để tăng cường trí nhớ để có thể ghi nhớ ở tương lai.
mất ngủ và trí nhớ
Thiếu ngủ làm suy yếu khả năng tập trung và học tập hiệu quả của một người

Tạo các ký ức

Ký ức được chia thành nhiều loại khác nhau. Một số ký ức dựa trên thực tế như việc ghi nhớ tên thủ đô của một nước. Một số dựa trên các tình tiết diễn ra trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như nụ hôn đầu. Và một số ký ức là thủ tục hoặc hướng dẫn, chẳng hạn như cách để đạp xe hoặc chơi piano.

Đối với một sự kiện để trở thành ký ức, ba chức năng sau phải xảy ra, bao gồm:

  •         Tiếp thu – học hoặc trải nghiệm những điều mới mẻ
  •         Hợp nhất – ký ức được duy trì ổn định trong não bộ
  •         Hồi tưởng – có khả năng truy cập vào miền ký ức trong tương lai

Tiếp thu và hồi tưởng là các chức năng sẽ diễn ra lúc bạn thức. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng, giấc ngủ là cần thiết để củng cố bộ nhớ, bất kể hình thức của ký ức. Không ngủ đủ giấc, não của bạn khó hấp thụ và nhớ lại thông tin mới.

Giấc ngủ không chỉ giúp làm sắc nét tâm trí. Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến phản xạ thể chất, kỹ năng vận động và phán đoán. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những người tham gia bị thiếu ngủ có nhiều khả năng nghĩ rằng họ đúng khi thực tế họ đã sai.

Các nghiên cứu liên quan đến các bài kiểm tra trí nhớ cho thấy sau một đêm ngủ, hoặc thậm chí là một giấc ngủ ngắn, mọi người hoạt động tốt hơn, dù là trong bài kiểm tra, trong văn phòng, trên sân thể thao hay trong phòng hòa nhạc.

mất ngủ ảnh hưởng trí nhớ
Không ngủ đủ giấc, não của bạn khó hấp thụ và nhớ lại thông tin mới

Điều gì xảy ra khi bạn ngủ?

Các nhà khoa học không biết chính xác phương thức giấc ngủ giúp cải thiện trí nhớ, nhưng có vẻ phương thức này liên quan đến khu vực hồi hải mã và tân vỏ não (neocortex) – phần não bộ nơi lưu giữ những ký ức dài hạn. Người ta cho rằng, trong khi ngủ, hồi hải mã sẽ phát lại các sự kiện trong ngày tới tân vỏ não (neocortex) – nơi sẽ xem xét và xử lý các ký ức, giúp các ký ức này tồn tại lâu dài.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục điều tra các giai đoạn của giấc ngủ liên quan đến việc tạo ra một số loại ký ức. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại ký ức nhất định trở nên ổn định trong giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) – thời gian khi bạn mơ. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng một số loại ký ức thường được bảo mật nhất trong thời gian ngủ chậm, sóng sâu. Các nhà khoa học đang tiến gần hơn để hiểu ảnh hưởng của giấc ngủ đối với não của chúng ta, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những câu hỏi cần được giải đáp.

Điều mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn chính là – giấc ngủ là một nhu cầu sinh học tất yếu – chúng ta cần ngủ để tồn tại. Thật không may, trong thời đại ngày nay, rất ít người trong số chúng ta có thể có được giấc ngủ cần thiết để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất. Các chuyên gia khuyến nghị rằng người trưởng thành nên ngủ từ bảy đến chín tiếng một đêm. Mặc dù điều này khó có thể đạt được nhưng nó là mục tiêu mà chúng ta cần phấn đấu.

Các mẹo để có một giấc ngủ ngon

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngủ nhiều hơn:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ vào mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên, nhưng không tập thể dục gần giờ đi ngủ. Các chuyên gia khuyến nghị nên tập thể dục ba tiếng trước khi đi ngủ.
  • Tránh sử dụng các chất caffeine, rượu và nicotine trước khi đi ngủ.
  • Dành thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ. Tắm nước ấm, đọc sách, uống một ít trà không chứa caffeine và tránh mọi hoạt động có thể gây căng thẳng.
mất ngủ ảnh hưởng trí nhớ như thế nào
Cách để bạn ngủ ngon hơn
  • Ăn trước khi ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái bằng cách tắt đèn, làm mát và tạo sự thoải mái cho phòng ngủ.
  • Sử dụng máy âm thanh hoặc loại thiết bị tiếng ồn trắng khác để chặn âm thanh không mong muốn.
  • Không xem TV hoặc sử dụng máy tính trên giường. Chỉ sử dụng phòng ngủ để ngủ và quan hệ tình dục.

Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm việc có một giấc ngủ thường xuyên và chất lượng – việc duy trì thói quen này có thể là thách thức, đặc biệt khi bạn gặp căng thẳng với deadline công việc hoặc bài kiểm tra. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng (và bạn cần ngủ để làm điều này!), giấc ngủ là một người bạn. Vì thế, khi đề cập đến việc học tập và trí nhớ, hãy ngủ đủ giấc.

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/sleep-disorders/sleep-deprivation-effects-on-memory