Nói mớ là một triệu chứng của việc rối loạn giấc ngủ, hầu hết diễn ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Đặc điểm của những người nói mớ là họ nói ra những điều vô nghĩa trong lúc đang ngủ mà chỉ người thân nằm cạnh bên may ra mới phát hiện ra vì bản thân người nói mớ không thể tự nhận biết được điều đó. Ngoài việc phát ra những lời nói trong lúc ngủ, việc nói mớ có thể diễn tiến thành một cuộc hội thoại dài hơi, thậm chí la hét, mộng du.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ai đó nói mớ khi ngủ, để tìm hiểu thêm bạn có thể đọc bài viết trong link dưới đây:
Có vẻ thật đáng sợ khi bản thân mất kiểm soát những gì sẽ xảy ra trong lúc ngủ. Với hầu hết mỗi người, việc phải cân nhắc, cẩn trọng trước mỗi lời nói, hành động trong lúc thức đã là một thử thách, huống hồ những ai mắc phải triệu chứng nói mớ này. Họ hoàn toàn mất khả năng làm chủ tình huống. Tuy nhiên người bạn đời kế bên cũng đừng quá lo lắng nếu chẳng may người thân chúng ta nói mớ phải điều gì đó có thể khiến chúng ta tổn thương. Ví dụ trong tiếng Anh, You & I được dùng cả cho vật và người nên nếu chồng bạn có mắc chứng nói mớ và anh ấy có thốt rằng “I don’t like you” thì cũng có thể anh ấy đang nói việc mình không thích một món ăn nào đó xuất hiện trong giấc mơ của anh ấy chẳng hạn.
Tuy nhiên, để giảm thiểu hội chứng nói mớ khi ngủ có thể làm phiền người kế bên, bài viết này sẽ chỉ ra một số phương pháp căn bản, hy vọng sẽ hữu ích cho những ai đang phải đối mặt với hội chứng này:
1. Tránh căng thẳng
Cuộc sống luôn có rất nhiều căng thẳng. Một số người trong chúng ta xử lý căng thẳng tốt hơn những người khác. Và những ai để căng thẳng chiếm lấy cuộc sống của mình, họ sẽ gặp phải vấn đề khó ngủ và nghỉ ngơi. Dẫu có chợp mắt được đi chăng nữa, giấc ngủ cũng không hoàn toàn được sâu và chất lượng.
Giống như những người lạm dụng chất gây nghiện, căng thẳng khiến cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa các chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến nhiều khả năng mắc các hội chứng rối loạn giấc ngủ như: bị mộng du, gặp ác mộng, nói mớ, …
2. Đi khám
Lời khuyên của bác sĩ có thể giúp bạn làm sáng tỏ tình hình. Có lẽ nguyên nhân chính nằm ở một loại thuốc nào đó bạn đang uống. Hoặc bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên nên tránh xa một số loại thực phẩm hoặc một số loại hoạt động nào đó trước khi đi ngủ.
3. Phát triển thói quen ngủ tốt
Cách tốt nhất để đảm bảo một đêm nghỉ ngơi yên bình không bị gián đoạn là phát triển một lịch trình ngủ tốt và biến nó trở thành một thói quen diễn ra đều đặn hàng ngày. Thói quen đó có thể là xác định giờ đi ngủ và giờ thức giấc chuẩn xác mỗi ngày. Khi đi ngủ, đặt các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ. Hay một thói quen khác giúp thư giãn trước khi đi ngủ như đọc một cuốn truyện tiểu thuyết thú vị và uống một tách trà thảo mộc ấm.
4. Chặn tiếng ồn
Nếu bạn cùng giường hoặc cùng phòng của bạn thức khuya hơn bạn và hay nói chuyện trong đêm, bạn có thể sử dụng tai nghe để cản tiếng ồn. Hãy thử các sản phẩm tai nghe được thiết kế hợp lý cho việc nằm nghiêng. Bật nhạc White Noise cũng phần nào giúp cản phá tiếng rì rầm và các loại tạp âm khác không mong muốn. White Noise Music là thể loại âm thanh đặc biệt, khuyến khích những ai khó ngủ nên nghe nhằm cải thiện giấc ngủ. Dưới đây là 2 loại White Noise Music bạn có thể tham khảo:
5. Viết nhật ký giấc ngủ
Bạn có thể nhờ người thân, hoặc sử dụng một thiết bị thu âm thu lại những điều bạn sẽ nói trong đêm trong khi đang say giấc. Sau đó liệt kê tất cả mọi thứ có liên quan đến triệu chứng nói mớ bạn đang gặp phải, bao gồm những nguyên nhân bạn cho rằng chính nó là thủ phạm gây ra chứng nói mớ của bản thân. Bạn cũng phải viết ra thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy mỗi ngày, bao lâu để vào giấc, ban ngày ăn uống gì, có những sự cố căng thẳng nào đang gặp phải, …
Theo thời gian, nhờ việc ghi chép hằng ngày như trên, bạn có thể sẽ thấy được một phác đồ nào đó. Khi điều đó xảy ra, bạn sẽ từ từ nhận thức được những việc nào nên giảm lại, hoặc thậm chí loại bỏ luôn ra khỏi lối sống của bản thân để cải thiện giấc ngủ của mình.
Nguồn tham khảo: sleepadvisor