Chắc hẳn ai cũng từng ít nhất 1 lần bị giật mình khi ngủ. Những cơn giật mình khi ngủ thường mang đến cảm giác trống rỗng, hụt hẫng kèm lo lắng. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Thế nhưng nếu xảy ra thường xuyên, việc giật mình khi ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe và hiệu quả làm việc học tập của bạn. Hãy cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp đối với tình trạng này.
Nội dung chính
Hiện tượng giật mình khi ngủ là gì?
Trên thực tế, giật mình khi ngủ không phải là triệu chứng của bệnh hay một vấn đề liên quan đến hệ thần kinh nào cả. Giật mình khi ngủ biểu hiện đơn giản là sự co giật cơ đột ngột khi đang ngủ, đặc biệt là vào giai đoạn đầu khi vừa mới ngủ hay ngủ chưa sâu. Đây là hiện tượng có thể thấy ở bất kỳ ai, bất kỳ đâu trên thế giới. Theo đó, người ngủ bị giật mình đột ngột nên giấc ngủ bị gián đoạn, có thể tỉnh giấc ngay giữa đêm, nếu quá thường xuyên bị giật mình sẽ khó có thể ngủ trở lại.
Khi bị giật mình, bạn có thể chìm vào giấc ngủ lại ngay nhưng cơ thể lại bắt đầu chu trình giấc ngủ mới theo đúng trình tự. Bởi thế, bạn thường cảm thấy mệt mỏi hơn do chu trình cũ bị gián đoạn. Hậu quả là bạn dễ thức giấc uể oải vào sáng hôm sau và cần thời gian dài hơn để tỉnh táo, làm việc hiệu quả. Mặc dù hiện tượng giật mình khi ngủ, theo 1 số nghiên cứu, thường xảy ra nhiều hơn với những ai có thói quen ngủ xấu nhưng điều này không có nghĩa những người khỏe mạnh, bình thường, tư thế ngủ đúng không gặp phải. Bởi thế, tìm hiểu nguyên nhân và cải tìm cách cải thiện tình trạng này là cần thiết với mọi người.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ
Các chuyên gia chia sẻ rằng có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng giật mình khi ngủ. Song, giật mình khi ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Hiểu về hiện tượng này bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như xây dựng thói quen sống lành mạnh hơn cho chính bản thân mình.
Tâm trạng căng thẳng khi đi ngủ
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ là do trạng thái căng thẳng và mệt mỏi khi đi ngủ. Đó là khi bạn đặt mình xuống giường sau 1 ngày làm việc quá căng thẳng và áp lực, đến cuối ngày tâm trí vẫn không ngừng lo lắng và suy nghĩ quá nhiều. Chính bởi trạng thái này mà não bộ của bạn phải hoạt động quá sức, áp lực sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi bạn đã đi vào giấc ngủ. Vì thế, tình trạng giật mình khi ngủ sẽ dễ dàng xảy ra.
Những người tích tụ quá nhiều lo lắng, stress, mệt mỏi trong học tập, công việc hay các mối quan hệ sẽ có nguy cơ giật mình khi ngủ nhiều hơn so với người bình thường. Áp lực tâm lý khiến cho đầu óc bạn không được nghỉ ngơi thật sự ngay cả khi cơ thể đã chìm vào giấc ngủ. Giật mình khi ngủ cũng dễ xảy ra nếu cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ quá nhanh. Thông thường, não bộ, tim và hơi thở của bạn sẽ chậm dần chậm dần và điều hòa trong những giai đoạn đầu của giấc ngủ. Nhưng nếu bạn quá lo lắng, mệt mỏi, cơ thể ngủ nhanh thì não phải thích ứng nhanh hơn dẫn đến cú giật hóa học khiến bạn giật mình khi ngủ. Điều này sẽ khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn với nhiều mức độ khác nhau.
Nằm ngủ sai tư thế
Theo 1 số chuyên gia, nằm ngủ sai tư thế cũng có thể dẫn đến giật mình. Thời gian ngủ là thời gian mà cơ thể bạn bước vào trạng thái nghỉ ngơi, não bộ ghi nhận đây là thời điểm an toàn và thả lỏng, tư thế ngủ không phòng bị. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ sai tư thế, chèn ép lên tim hay gây khó chịu cho các bộ phận khác như tay, chân, dạ dày… thì bộ não sẽ nhận thức đang có một mối nguy hiểm nào đó. Bởi thế bạn khó có thể ngủ sâu thư giãn, hay bị giật mình và tỉnh giấc khi ngủ
Ngay cả khi bạn không bị giật mình lúc ngủ thì tư thế nằm đúng cũng đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, nếu ngủ sai tư thế bạn không chỉ giật mình khi ngủ mà còn rất dễ gặp các vấn đề về lưng, cổ, cột sống, thậm chí là bị chuột rút vào ban đêm. Với những người có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh khớp… thì càng cần lưu ý hơn đến vấn đề này.
Sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine
Phải thừa nhận rằng những loại đồ uống như cafe, trà xanh… có sức hấp dẫn rất lớn. Đây cũng là đồ uống ưa thích của rất nhiều người trong suốt 1 ngày và cả lúc khi đi ngủ. Thế nhưng, hãy cẩn trọng với các loại đồ uống chứa caffeine này vì chúng dễ khiến bạn mất ngủ hoặc bị giật mình khi ngủ. Ngay cả khi uống 1 cốc cold brew với hàm lượng caffeine thấp trước khi đi ngủ thì giấc ngủ của bạn cũng có thể bị gián đoạn.
Ngoài ra, để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình, bạn cũng nên hạn chế đồ uống có cồn, có ga và thức ăn cay nóng chứa nhiều dầu mỡ trong thực đơn hàng ngày của mình.
Báo động cơ thể thiếu canxi
Thông thường, mọi người vẫn biết đến vai trò của canxi là giúp xương, răng phát triển. Thế nhưng ít ai biết được rằng, canxi cũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thần kinh và giúp cho tim cùng cơ bắp co bóp linh hoạt hơn mỗi ngày. Nếu bạn thường xuyên bị giật mình khi ngủ thì rất có thể đây là tín hiệu của việc cơ thể đang thiếu canxi cùng 1 số chất khác như B12, Magie…
Cơ thể thiếu Canxi cũng có thể dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ
Cách ngăn ngừa và hạn chế hiện tượng giật mình khi ngủ
Dựa trên các nguyên nhân gây ra giật mình khi ngủ, bạn có thể lựa chọn hoặc kết hợp các giải pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình cũng như loại bỏ hiện tượng giật mình khi ngủ gây khó chịu ban đêm.
Ngăn ngừa giật mình khi ngủ bằng cách điều hòa tâm trạng, hạn chế lo âu
Hãy luôn ý thức điều hòa tâm trạng của bạn tránh áp lực, lo âu và stress quá mức. Các hoạt động như chạy bộ, luyện tập yoga hay thiền hoặc tham gia các hoạt động thể thao khác như gym, boxing, cầu lông… đều là lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn đào thải năng lượng tiêu cực. Hãy dành thời gian cho việc vận động này dù chỉ 5-0 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy tâm trạng cải thiện một cách bất ngờ.
Ngoài ra, nếu công việc quá nhiều, hãy học cách quản lý và sắp xếp sao cho hoàn thiện. Đừng để khi đi ngủ bạn vẫn còn lo lắng về deadline, công việc của ngày hôm nay hoặc hôm sau. Đừng mang theo các nỗi lo âu vào trong giấc ngủ.
Bên cạnh đó, 1 trong những giải pháp giúp bạn giảm căng thẳng lo âu và thư giãn mỗi gày đó là ngâm chân trước khi ngủ. Bạn có thể ngâm chân với nước ấm hoặc pha thêm chút gừng, hoa cúc hoặc xả để mang lại hiệu quả cao nhất.
Nếu quá bề bộn và nhiều áp lực, bạn cũng có thể thử tặng cho mình 1 chuyến du lịch ít ngày để tái tạo năng lượng và giải tỏa căng thẳng.
Ngủ đúng tư thế giúp hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ
Có 2 tư thế ngủ được cho là an toàn cho giấc ngủ của bạn đó là nằm ngửa giữ lưng thẳng và nằm nghiêng người sang một bên. Hãy tạo thói quen với tư thế ngủ đúng để tránh các tác động xấu lên cơ thể về lâu dài.
Bên cạnh đó, việc chọn lựa những chiếc nệm, chăn ga gối phù hợp cũng vô cùng quan trọng. Những chiếc nệm có độ đàn hồi tốt, ôm theo đường cong sinh lý của cơ thể hay 1 chiếc gối cao phù hợp những , việc lựa chọn một chiếc nệm êm ái, vững chắc cũng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và tránh hiện tượng ngủ hay bị giật mình. Ngoài ra, bạn cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.
Thông tin chi tiết và giá sản phẩm tham khảo tại: https://vuanem.com/nem-lo-xo-tui-hanvico-florence.html
Ăn uống lành mạnh để có giấc ngủ ngon
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung canxi, magie là điều vô cùng quan trọng. Đây là cách để tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh cũng như toàn bộ cơ thể của bạn. Tùy theo thể trạng cơ thể cũng như tiểu sử bệnh lý (nếu có) để cân nhắc lập ra một biểu đồ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân. Bên cạnh đó hãy đảm bảo cơ thể luôn được cấp nước đầy đủ, tránh tình trạng mất nước vào ban đêm cũng làm cho chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
Tình trạng giật mình khi ngủ là một biểu hiện không hiếm gặp. Mặc dù không gây ra các tác động tiêu cực lớn trực tiếp với cơ thể bạn tuy nhiên đây cũng là tín hiệu để bạn lắng nghe cơ thể mình từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên và bất thường, bạn vẫn nên tìm đến sự tư vấn và thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.