Thời điểm đi ngủ tăng nguy cơ đột quỵ

Khoa học giấc ngủ

Thời điểm đi ngủ tăng nguy cơ đột quỵ là khi nào?

Admin
04/01/2023

Theo thống kê, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trong những năm gần đây, tình trạng bệnh lý cấp tính này ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh ở độ tuổi 40-45, thậm chí U30, gây nên gánh nặng y tế đáng lo ngại đối với tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ.

đột quỵ gây tử vong
Theo thống kê, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới

Tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm có hai trăm ngàn trường hợp bị đột quỵ. Chỉ có 10% trong số đó sống sót và bình phục hoàn toàn trong khi 50% người bệnh không may mắn qua khỏi. Để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, thời điểm đi ngủ cũng là một yếu tố quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu thời điểm đi ngủ tăng nguy cơ đột quỵ bạn nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não xuất hiện khi dòng máu cung cấp não bị gián đoạn hoặc có một một mạch máu trong não bị vỡ. Khi tình trạng này diễn ra, não bộ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Do nguồn máu bị cắt giảm đột ngột nên lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não giảm đáng kể. Nếu việc gián đoạn này diễn ra trong vòng vài phút mà không có biện pháp xử lý kịp thời, các tế bào não sẽ chết dần. Chức năng của não bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu có cơ hội được cứu sống thì người bệnh vẫn có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm rõ rệt.

Đột quỵ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại Việt Nam, 50% người bị đột quỵ không may mắn qua khỏi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ, trong đó những nguyên nhân chính gồm: 

Đột quỵ để lại nhiều biến chứng
Đột quỵ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Nguyên nhân này chiếm khoảng 85% các trường hợp mắc đột quỵ, diễn ra do động mạch bị tắc nghẽn. 
  • Đột quỵ do tụt huyết khối: Gây ra do các cục máu đông trong cơ thể di chuyển đến não gây tắc nghẽn. Các khối tụ huyết thường xuất hiện ở tim hoạt động mạch ở cổ. 
  • Đột quỵ do xuất huyết: Chiếm 15% các ca đột quỵ. Gây ra bởi các vết nến trên động mạch não hoặc bề mặt não mà nguyên nhân phổ biến nhất do phình mạch, khiến cho mạch máu não bị biến dạng. 
  • Đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua (TIA): Hay còn được gọi là đột quỵ nhỏ, đột quỵ thoáng qua, bao gồm những giai đoạn ngắn xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ, kéo dài khoảng vài phút. 

Một số dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ mà bạn cần để ý là: 

  • Mặt có dấu hiệu không cân xứng chẳng hạn như miệng méo, nhân trung lệch 
  • Thị lực có dấu hiệu giảm, mờ hoặc không nhìn rõ. 
  • Gặp khó khăn trong việc diễn đạt câu từ. 
  • Xuất hiện tình trạng ngọng hoặc khó phát âm, có cảm giác lưỡi môi tê cứng. 
  • Khó tập trung hoặc không nhận thức được xung quanh 
  • Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội đi kèm cảm giác buồn nôn, chóng mặt. 
Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ
Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ mà bạn cần để ý

Thời điểm đi ngủ tăng nguy cơ đột quỵ 

Ngủ khi tóc còn ướt

Đây là thói quen xấu mà khá nhiều người đang mắc phải. Lý do là cuộc sống bận rộn khiến cho chúng ta chỉ còn chút thời gian rảnh vào mỗi tối cho bản thân, dẫn đến việc tắm khuya rồi để tóc ẩm đi ngủ. Bên cạnh các tác hại là khiến mái tóc trở nên xơ rối, không vào nếp, có thể gây nấm đầu thì ngủ khi tóc vẫn ẩm còn tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì thế, dù có rất mệt thì bạn cũng nhớ sấy tóc thật khô rồi mới đi ngủ. Tốt nhất là nên gội đầu vào sáng hôm sau. 

Ngủ khi bụng quá no hoặc quá đói

Nếu đi ngủ ngay sau khi ăn quá no, dạ dày của bạn sẽ bị căng quá mức, tạo áp lực lên cơ hoành, từ đó cản trở nghiêm trọng đến hoạt động đi máu của tim nuôi các bộ trong cơ thể, đặc biệt là não. Tiêu thụ một lượng thức ăn quá lớn còn khiến dạ dày của bạn buộc phải co bóp, tiêu hóa thức ăn liên tục ngay cả trong khi ngủ. Chính vì vậy, việc ăn no rồi vội vã đi ngủ còn gây ra các cơn đau dạ dày về lâu dài. 

ăn no vội đi ngủ gây đột quỵ
Thời điểm đi ngủ tăng nguy cơ đột quỵ cũng bao gồm ăn quá no

Ngược lại, đi ngủ khi bụng quá đói, lượng đường huyết trong máu sẽ giảm nghiêm trọng, gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mặt, gián tiếp tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn cảm thấy quá đói nhưng cũng không muốn nạp thêm các loại thực phẩm khó tiêu vào ban đêm thì các đồ ăn nhẹ như ngũ cốc, trứng, sữa,..sẽ giúp bạn giảm cơn đói và cảm thoải mái hơn trước giờ đi ngủ. 

Ngủ khi tức giận

Các cơn giận có hại cho sức khỏe hơn bạn nghĩ. Khi tức giận, nhịp tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, có thể gây khó thở và tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, nó còn gây căng thẳng thần kinh, khiến bạn luôn ở trong trạng thái bức bối. Việc liên tục suy nghĩ đến những trải nghiệm tồi tệ kích thích bộ não tiết ra các hormone stress Cortisol, Adrenalin,… về lâu dài gây ra những tác hại không thể khắc phục, tăng nguy cơ đột quỵ. 

Ngủ khi say rượu

Người ta thích dùng rượu vì chất cồn khi đi vào hệ thần kinh ban đầu sẽ tạo cảm giác hưng phấn, lâng lâng. Nhưng việc hấp thu nồng độ cồn cao sẽ làm đình trệ và rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây ra các cơn choáng và buồn nôn mất kiểm soát. Nếu đi ngủ trong tình trạng này dễ làm thức ăn trào ngược, ngăn khí quản, gây nghẹt thở, tăng nguy cơ đột quỵ. 

đi ngủ khi say đễ đột quỵ
Nếu đi ngủ trong tình trạng say rượu dễ làm thức ăn trào ngược, ngăn khí quản, gây nghẹt thở

Nguy hiểm nhất là người say rượu có thói quen ngủ sấp vì tư thế này khiến cho các cơ quan nội tạng bị chèn ép, việc hô hấp trở nên khó khăn hơn. Cơ thể dễ dàng rơi vào tình thiếu oxy. 

Do đó, sau khi uống say, bạn nên nghỉ ngơi một lúc rồi mới đi ngủ hoặc nên ngủ nghiêng để tránh nguy cơ đột quỵ nhé!

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ trong khi ngủ

Loại bỏ các thói quen xấu 

Loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe là biện pháp phòng ngừa đột quỵ sớm và hiệu quả nhất. Các bác sĩ đưa ra những lời khuyên như sau: 

  • Không nên uống rượu bia, hút thuốc hay nạp các chất kích thích khác vào buổi tối
  • Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói mà đi ngủ
  • Ăn đúng bữa trong ngày
  • Tránh dùng các loại thức ăn quá nhiều dầu mỡ, đường và chiên đi chiên lại nhiều lần. Thay vào đó, nên bổ sung nhiều loại trái cây, củ quả, rau xanh vào thực đơn mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như ipad, điện thoại, máy tính,… quá gần giờ đi ngủ. 
  • Nên tắt các nguồn sáng không cần thiết trong ngôi nhà để kích thích cơn thèm ngủ
  • Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe
Loại bỏ những thói quen xấu gây hại cho sức khỏe là biện pháp phòng ngừa đột quỵ sớm

Chế độ ăn uống lành mạnh

Để giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên bắt đầu xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hơn, loại bỏ các loại thực phẩm gây hại sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến quá mặn, thịt đỏ, sữa, thực phẩm chứa nhiều cholesterol (bơ thực vật, tôm, khoai tây chiên, gan động vật, phô mai…) và các chất kích thích thần kinh như rượu, bia, thuốc lá. 

  • Các thực phẩm tốt, giúp phòng tránh đột quỵ là: 
  • Các loại đậu và hạt
  • Rau có màu sẫm 
  • Thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu
  • Thực phẩm giàu Magie như chuối, rong biển, bơ
  • Trái cây  

Bắt đầu các thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bạn nên bắt đầu tìm cách để quản lý thời gian, công việc hiệu quả hơn, sao cho có thể cân bằng được giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Khi mọi thứ đều trong tầm kiểm soát, thì các cơn stress, buồn bực, nóng giận sẽ chẳng mấy chốc tan biến. Những thói quen sinh hoạt lành mạnh như nấu ăn ở nhà, không tắm đêm, uống nhiều nước,.., cũng giúp bạn cải thiện giấc ngủ và giảm nguy cơ bị đột quỵ. 

thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ
Những thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ

Tập thể dục hằng ngày

Nếu có thể chủ động sắp xếp thời gian, bạn nên tập thể ít nhất 4-5 ngày 1 tuần, mỗi lần tập chỉ khoảng 30 phút là đủ để tăng cường sức đề kháng, giảm huyết áp và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Người đang trong quá trình điều trị bệnh không nên lựa chọn các bài tập quá nặng và tập quá gần giờ đi ngủ. Thay vào đó, thể dục dưỡng sinh, yoga, tennis, cầu lông,… là những hoạt động thể dục thể thao lý tưởng nhất cho họ. Ngoài ra, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng cũng là những gợi ý phù hợp. 

Khám sức khỏe định kỳ 

Thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần không chỉ giúp bạn kiểm soát được sức khoẻ tốt hơn mà còn có thể kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh khi mới có dấu hiệu khởi phát như đột quỵ hoặc cách bệnh lý tiềm ẩn khác. Người bị bệnh về tim mạch, tiểu đường nên khám thường xuyên hơn, ít nhất 3-6 tháng 1 lần. 

thói quen khám sức khỏe định kỳ
Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng, 1 năm/1 lần

XEM THÊM:

Thời điểm đi ngủ tăng nguy cơ đột quỵ là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Nếu bạn đang có những thói quen xấu mà Ngủ Ngon Sống Trọn đã nếu trên thì cũng đừng lo lắng. Không quá muộn để thay đổi, hãy bỏ các thói quen nay ngay hôm nay bạn nhé! Ngoài ra, hãy chú ý đến sức khỏe và kiểm tra định kỳ để tầm soát và phòng ngừa hiệu quả trước khi quá muộn.