Nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ vào ban ngày

Khoa học giấc ngủ

Nguyên nhân chứng ngủ rũ gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày (P1)

Admin
25/02/2020

Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy hết sức mệt mỏi và vô cùng uể oải, luôn cố gắng để mở to mắt & tỉnh táo khi đang tham dự một cuộc họp, có lẽ bạn đang bị chứng ngủ rũ. Triệu chứng này có tên gọi khác là chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Trong trường hợp này, thay vì cố gắng ngủ thật nhiều, hãy thử phân tích và tìm hiểu những nguyên nhân đằng sau và sau đó tìm cách giải quyết. Bài viết này sẽ liệt kê một vài nguyên nhân khiến chúng ta mắc chứng ngủ rũ, hiện tượng buồn ngủ quá mức vào ban ngày:

Thiếu ngủ

Có nhiều lý do gây ra tình trạng buồn ngủ: có thể do lối sống hoặc có thể do bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những lý do phổ biến nhất khiến ai đó cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày là thiếu ngủ. Nếu ngủ không đủ giấc, việc cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày là lẽ tự nhiên. Thậm chí chỉ cần một đêm thức trắng đã có thể ảnh hưởng đến năng lượng của bạn. May mắn thay, chuyện chữa trị khá dễ dàng. Tất cả những việc bạn phải làm là có được nhiều sự yên tĩnh vào ban đêm! Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều đơn giản như vậy. Chúng ta sẽ thảo luận về các nguyên nhân khác phức tạp hơn gây ra chứng rối loạn giấc ngủ quá mức.

Chứng ngủ rũ quá mức vào ban ngày sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mỏi mệt
Chứng ngủ rũ quá mức vào ban ngày sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mỏi mệt

Vệ sinh giấc ngủ kém

Vệ sinh giấc ngủ ở đây không liên quan gì đến việc làm sạch phòng ngủ hay bạn có nên tắm trước khi đi ngủ hay không. Thuật ngữ này ý muốn đề cập đến cách mà lịch trình và thói quen ngủ của con người có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ví dụ, nếu bạn có một lịch trình ngủ – thức thất thường hay nói cách khác là ngủ không đúng giờ giấc sẽ tàn phá đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy mất năng lượng vào ban ngày.

Các yếu tố khác góp phần vào vệ sinh giấc ngủ kém bao gồm:

  • Tiêu thụ các chất kích thích như cà phê, thuốc lá hoặc thuốc quá gần giờ đi ngủ
  • Tập thể dục vào ban đêm thay vì ban ngày
  • Ngủ trưa hoặc ngủ trưa quá nhiều vào buổi chiều hoặc tối
  • Uống quá nhiều rượu trước khi đi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ
  • Uống thuốc ngủ có thể giúp bạn tạm thời ngủ, nhưng nó không thể đem lại giấc ngủ ngon. Về lâu dài bạn có khả năng phụ thuộc vào thuốc để ngủ được.

Làm việc vào ban đêm

Cơ thể chúng ta vận hành dựa trên đồng hồ sinh học, gọi là nhịp sinh học. Đó là một chu kỳ 24 giờ. Nhịp sinh học sẽ gửi tín hiệu khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khi cơ thể đói đòi ăn và ngay cả chuyện quan hệ tình dục cũng sẽ có những tín hiệu nhất định. Nhịp sinh học chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng như tiêu hóa và chủ động kiểm soát mức độ hormone trong cơ thể.

Ánh sáng là nhân tố ngoại cảnh có tác động lớn nhất lên đồng hồ sinh học. Khi trời sáng, nó ra tín hiệu để chúng ta tỉnh giấc và tỉnh táo. Khi không gian chìm trong bóng tối, nhịp sinh học trong cơ thể sẽ tự động gia tăng mức hoóc môn melatonin gây buồn ngủ. Nếu ai đó quyết định trở thành “cú đêm”, các chu kỳ bình thường trên sẽ bị đảo lộn.

Về cơ bản, khi sinh hoạt vào ban đêm, tức bạn đang ương bướng cố tình đi ngược lại với nhịp sinh học cơ thể của chính mình và gây nhầm lẫn cho đồng hồ nội sinh. Càng làm điều này thường xuyên, ánh sáng mặt trời có thể không còn ý nghĩa 100% giúp báo tín hiệu cho cơ thể tỉnh dậy và tỉnh táo, dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày và buổi chiều.

Làm việc đêm khuya quá độ có thể gây chứng rối loạn giấc ngủ
Làm việc đêm khuya quá độ có thể gây chứng rối loạn giấc ngủ

Thuốc

Thuốc thường có tác dụng gây kích thích hưng phấn hoặc gây mất tinh thần. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của cơ thể. Bạn có thể đã nghe nói về những người sử dụng ma túy thức suốt đêm để dọn dẹp tủ quần áo (hoặc nhiều khả năng là làm thứ gì đó khác nhưng kém năng suất hơn) vì bộ não họ quá tỉnh táo và hưng phấn thành ra không ngủ được. Tuy nhiên khi bình minh ló dạng, năng lượng của họ bị hao mòn và hiển nhiên họ cần sự nghỉ ngơi, ngủ luôn ngay giữa ban ngày.

Ngoài ra, mỗi loại thuốc kê đơn hầu như đều đi kèm danh sách các tác dụng phụ. Bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ để kiểm tra vấn đề tác dụng phụ trong đơn thuốc của mình, rằng chúng có cảnh báo chứa chất kích thích gây mất ngủ hay không. Nếu uống thuốc vào lúc quá gần với giờ đi ngủ có thể khiến người bệnh tỉnh táo vào ban đêm.

Tóm lại, bất kỳ loại thuốc nào làm tăng hoặc giảm mức năng lượng một cách không tự nhiên trong cơ thể đều có thể gây ra các tác động tiêu cực lên lịch trình ngủ, gây ra chứng ngủ rũ – tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

Rượu

Uống rượu thường khiến ta buồn ngủ bất kể thời gian nào trong ngày. Các cuộc nhậu bê tha thường kết thúc bởi một giấc ngủ ngắn sau đó. Uống rượu vào ban đêm cũng có thể gây ra một số trở ngại về giấc ngủ. Mặc dù nó gây buồn ngủ nhưng giấc ngủ thường không yên và đầy đủ. Tóm lại là kém chất lượng. Uống rượu cũng cản trở các chu kỳ của giấc ngủ, điều này gây ảnh hưởng đến thời lượng dành cho giấc ngủ sóng chậm phục hồi (SWS).

Uống rượu vào ban đêm không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ
Uống rượu vào ban đêm không tốt cho sức khỏe và giấc ngủ

Hút thuốc

Hút thuốc có thể góp phần vào chứng mất ngủ vì tác dụng kích thích của nó. Những người hút thuốc thường bị mất ngủ và khó ngủ vào ban đêm. Kết quả là họ sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Thiếu hoạt động thể chất

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng, việc đi bộ xung quanh nhà có thể giúp cơ thể tỉnh táo? Hít thở không khí trong lành, thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất là những phương pháp hữu ích giúp cơ thể phục hồi năng lượng.

Hoạt động thể chất còn hỗ trợ cân bằng hormone. Adrenaline và cortisol (giúp giảm stress) sẽ tăng đột biến khi bạn tập luyện thể dục thể thao. Hoạt động này còn góp phần tăng cường endorphin khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc và phấn khởi. Chu kỳ lành mạnh tiếp diễn khi endorphin được thay thế bằng serotonin và melatonin giúp cơ thể ngủ ngon vào ban đêm.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Các triệu chứng đầy hơi, chuột rút, khó chịu & hội chứng tiền kinh nguyệt có thể khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi hơn vào ban ngày. Sự suy giảm melatonin trong giai đoạn tiền kinh nguyệt khiến phụ nữ khó ngủ hơn. Mất ngủ tạm thời cũng có thể dẫn đến chứng ngủ rũ vào ban ngày.

Béo phì

Có nhiều lý do để nhận định việc cơ thể thừa cân là không lành mạnh. Thực tế, béo phì tác động đến giấc ngủ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bạn có biết béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây chứng ngưng thở khi ngủ? Béo phì cũng khiến tim làm việc nhiều hơn để lưu thông máu, dẫn đến mệt mỏi. Một điều khác cần nhắc đến là việc di chuyển với trọng lượng lớn suốt cả ngày cũng có thể gây cảm giác mệt mỏi!

Nguyên nhân chứng ngủ rũ gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày (P2)

Nguồn tham khảo: sleepadvisor