Ngủ là một hành vi sinh lý thông thường của mỗi người. Về cơ bản, thời gian và chất lượng giấc ngủ của chúng ta thường không hề giống nhau. Thực tế cho thấy, có người ngủ nhiều nhưng cũng có trường hợp dù cố gắng như thế nào đi chăng nữa vẫn không thể ngủ sớm.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Mối liên hệ giữa di truyền và giấc ngủ ra sao? Muốn giải đáp thắc mắc trên, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.
Nội dung chính
Mối liên hệ giữa di truyền và giấc ngủ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ đã ước tính có khoảng 50 đến 70 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ mắc chứng DSPD (Rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn). Biểu hiện chính của tình trạng này là chứng mất ngủ hay ngủ rũ, kéo theo hàng loạt các căn bệnh mạn tính khác như: tiểu đường, béo phì và trầm cảm.
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy di truyền là nguyên nhân gây ra triệu chứng nêu trên. Nhìn chung, mối liên hệ giữa di truyền và giấc ngủ vô cùng mật thiết.
Di truyền quyết định đến thời lượng ngủ
Không thiếu các trường hợp chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm, hay một số người chỉ cần 6 tiếng để ngủ đã hài lòng. Tuy nhiên, cũng có những cá nhân phải cần từ 8 – 9 tiếng mới cảm thấy ngủ đủ giấc. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các sinh vật sống cần ngủ trong bao lâu, bao gồm cả con người.
Có thể bạn không tin nhưng ngay cả ruồi giấm cũng hiển thị các kiểu ngủ khác nhau tùy theo mã di truyền cá nhân của chúng. Ruồi giấm và con người có chu kỳ giấc ngủ tương tự nhau, vậy nên các nhà khoa học thường tiến hành nghiên cứu trực tiếp lên chúng. Và kết quả cho thấy rằng di truyền liên quan chặt chẽ đến thời gian ngủ, ít nhất là ở một số sinh vật nhất định.
Một nghiên cứu về giấc ngủ được tiến hành trên các cặp song sinh 12 tuổi cho thấy: những anh chị em giống hệt nhau về mặt di truyền sẽ có kiểu ngủ tương tự. Điều này một lần nữa cho thấy tác động của DNA đối với thời gian ngủ là có thật. Từ cấu trúc giấc ngủ cho đến thời gian dành cho mỗi giai đoạn ngủ của các cặp song sinh đều giống nhau.
Di truyền quyết định đến chất lượng giấc ngủ
Căng thẳng là tình trạng thường gặp ở các gen dễ bị tổn thương, tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng mà ngay cả thời lượng của giấc ngủ cũng ngắn dần. Sự kích thích của một số tế bào thần kinh do căng thẳng gây ra đã tạo nên các triệu chứng như: khó ngủ, thức giấc và khó ngủ trở lại.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chỉ ra rằng một số đột biến trong các hệ phân tử có thể gây ra tình trạng giấc ngủ rời rạc. Mặc khác, một vài thí nghiệm lại cho thấy đột biến gen đồng hồ sinh học, hay còn được gọi CRY1 là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn giai đoạn ngủ muộn trong các gia đình.
Rối loạn giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với di truyền. Một số hội chứng rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán phổ biến nhất như: hội chứng chân tay bồn chồn hay hội chứng Kleine-Levin,…
Một số hội chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ
Hội chứng chân tay bồn chồn
Hội chứng chân tay bồn chồn gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau đớn ở các chi. Rối loạn thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh đang chuẩn bị đi ngủ. Hội chứng này ngăn chặn, trì hoãn hoặc làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi và các triệu chứng khác của tình trạng thiếu ngủ.
Như được biết, hội chứng chân tay bồn chồn xuất hiện là do rối loạn chức năng dopamine và thiếu sắt trong não. Tình trạng này có mối liên hệ di truyền mạnh mẽ được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu y khoa. Tới 50% những người được chẩn đoán mắc hội chứng chân tay bồn chồn có người thân gặp phải tình trạng tương tự.
Mất ngủ
Gen nằm ở các vùng não và các tuyến thượng thận dường như có liên quan đến chứng mất ngủ – một trong những chứng rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán phổ biến nhất. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng mất ngủ có thể liên quan đến 135 gen trong nhiều phần của não.
Căng thẳng cũng có thể là một yếu tố gây mất ngủ do nó có ảnh hưởng đến cách mà gen hoạt động. Quá trình này được gọi là di truyền biểu sinh, thường truyền từ cha mẹ sang con cái. Biểu sinh còn có thể đảo ngược khi gặp những thay đổi về môi trường hoặc hành vi.
Hội chứng Kleine-Levin
Hội chứng Kleine-Levin là một dạng hiếm gặp của chứng mất ngủ. Đây là tình trạng rối loạn thường gặp ở nam giới vị thành niên, tuy nhiên người lớn và trẻ em gái cũng có thể bị ảnh hưởng. Có vẻ như tỷ lệ mắc hội chứng Kleine-Levin cao hơn bình thường ở những người gốc Do Thái Ashkenazi.
Các triệu chứng của Kleine-Levin bao gồm: buồn ngủ tột độ, thay đổi tâm trạng và tính cách, ăn nhiều bất thường, cáu kỉnh và hành vi tình dục không được kiểm soát. Chúng bắt nguồn từ tình trạng rối loạn chức năng vùng dưới đồi và đồi thị của não – nơi bắt nguồn sự kiểm soát các hành vi này.
Bóng đè
Các nghiên cứu gần đây về các cặp song sinh tiết lộ rằng tình trạng bóng đè khi ngủ có thể có mối liên hệ với di truyền. Các triệu chứng của chứng tê liệt khi ngủ bao gồm không có khả năng di chuyển trong những giây đầu tiên hoặc vài phút thức dậy. Tình trạng này được đánh giá đáng lo ngại hoặc đáng sợ, và có thể xảy ra với tần suất tương đối.
Chứng rối loạn này thường xảy ra ở giấc ngủ REM và N3 – giai đoạn thứ ba và sâu nhất của giấc ngủ. Bóng đè khi ngủ thường gặp ở những người mắc chứng ngủ rũ, những người bị rối loạn chức năng trong chu kỳ ngủ-thức.
Mộng du
Một và nghiên cứu về giấc ngủ gần đây đã chỉ ra chứng mộng du chịu ảnh hưởng từ di truyền. Tình trạng này có xu hướng xảy ra trong giấc ngủ N3. Biểu hiện đặc trưng của mộng du bao gồm: ngồi dậy trên giường, thực hiện các hành vi khác nhau hoặc thay quần áo ngay khi ngủ.
Trẻ em được nghiên cứu có nguy cơ mộng du cao gấp ba lần nếu chúng có cha hoặc mẹ là người mộng du. Trong khi đó, nguy cơ sẽ tăng lên gấp 7 lần nếu cả cha và mẹ đều gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ này.
Nghiến răng (Nghiến răng về đêm)
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nghiến răng khi ngủ có liên quan đến di truyền. Khoảng một nửa số người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này có người thân trong gia đình bị nghiến răng. Có tới bốn mươi triệu người Mỹ bị nghiến răng vào ban đêm. Rối loạn này phổ biến hơn ở trẻ em và người lớn dưới ba mươi tuổi.
Các triệu chứng của nghiến răng bao gồm: đau hàm, tổn thương răng và tiếng nghiến răng vào ban đêm. Hầu hết các cơn nghiến răng xảy ra trong quá trình thay đổi độ sâu của giấc ngủ, thường là từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ khác.
Tổng kết
Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, lối sống cá nhân, căng thẳng và kể cả di truyền. Hy vọng những thông tin do ngủ ngon sống trọn cung cấp có thể giúp bạn giải đáp được hết mọi thắc mắc của mình. Nhìn chung mối quan hệ giữa di truyền và giấc ngủ vô cùng mật thiết, nó chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng rối loạn thường gặp đấy. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy nhanh chóng tìm kiếm phương án khắc phục nhé.
Nguồn: https://sleepopolis.com/education/genetics-of-sleep/