Bí quyết ngủ ngon

Lời khuyên dành cho cha mẹ về giấc ngủ của trẻ

Admin
09/07/2020

Bạn có nhớ những đêm ngủ chập chờn vì con bạn giật mình hay quấy khóc? Những đêm như thế thật ám ảnh và mệt mỏi phải không? Con không ngủ, cha mẹ cũng không thể ngủ. Các thành viên trong gia đình bạn đều cần nghỉ ngơi để sẵn sàng cho một ngày mới. Đừng lo, vấn đề nào cũng có cách giải quyết.

Bài viết này sẽ giúp bạn cũng như những đứa trẻ có được giấc ngủ ngon, những giây phút nghỉ ngơi mà bạn hằng ao ước. Chúng tôi sẽ phân tích những vấn đề mà các bậc phụ huynh thường gặp phải và đề xuất một số giải pháp khả thi đã được các chuyên gia nghiên cứu.

Trước khi cùng nhau tìm hiểu, tôi muốn trấn an bạn rằng, đừng quá lo lắng, bạn không hề đơn độc trong hành trình này đâu. 50% trẻ em đều gặp phải những vấn đề về giấc ngủ trong suốt thời thơ ấu của chúng. Trước khi tìm hiểu về các vấn đề mà trẻ em thường gặp phải trong lúc ngủ, cha mẹ cần biết rõ độ tuổi của bé cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày. 

Độ tuổi Thời gian ngủ
0-3 tháng 14-17 tiếng/ngày
4-11 tháng 12-15 tiếng/ngày
1-2 tuổi 11-14 tiếng/ngày
3-5 tuổi 10-13 tiếng/ngày
6-13 tuổi 9-11 tiếng/ngày
14-17 tuổi 8-10 tiếng/ngày


Các vấn đề khi ngủ và giải pháp cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Nếu những đứa trẻ cần nhiều thời gian ngủ như vậy, tại sao chúng lại thường hay quấy khóc vào ban đêm?

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao trẻ em lại không muốn ngủ. Chẳng hạn như đứa con gái 2 tuổi của tôi, con bé cảm thấy thích thú khi tìm thấy một đôi vớ bẩn được nhét sau giường hơn là việc phải đi ngủ. Liệu tôi có thể trách mắng nó vì hành động ngây ngô đó sao?

Ba mẹ có tự hỏi tại sao trẻ lại thường hay quấy khóc vào ban đêm?

Những đứa trẻ thường trải qua cả ngày với gia đình, và sau đó sẽ có 8-10 tiếng ngủ một mình. Chính thời gian này đã gây ra nỗi lo lắng, sợ hãi, buồn chán, thậm chí là cảm giác đói…cho những đứa trẻ. Hãy cùng phân tích những lý do phổ biến nhất nhé!

Cần sự che chở

Những đứa trẻ thường có xu hướng lo lắng, sợ hãi khi phải xa cha mẹ, hoặc thậm chí chúng không thể tự xoa dịu nỗi lo lắng của bản thân. Điều đó khiến chúng giật mình thức dậy giữa đêm và phải cần cha mẹ bên cạnh để có thể ngủ lại.

“Đây là một dấu hiệu bình thường trong quá trình phát triển của trẻ, được gọi là hội chứng lo lắng vì xa cách, khi đứa trẻ không hiểu rằng sự xa cách chỉ là tạm thời.

“Bạn có thể cho bé sử dụng núm vú giả giúp duy trì giấc ngủ ổn định và thoải mái. Thực tế cho thấy, việc sử dụng núm vú giả làm giảm nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.”

Kháng cự lại việc đi ngủ

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã có thể tự đặt câu hỏi rằng tại sao chúng phải đi ngủ trong khi ba mẹ có thể thức để đọc sách hoặc xem TV. Chính vì nhận thức được điều đó, trẻ em từ 3-5 tuổi thường muốn cha mẹ cho thêm một cái ôm, một nụ hôn, một câu chuyện kể, hay một ly nước. Và các bậc phụ huynh luôn cảm thấy bực bội khi con họ đã đòi đến ly nước thứ ba và một nụ hôn thêm dù họ đã bế chúng lên giường 2 lần.

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã có thể tự đặt câu hỏi rằng tại sao chúng phải đi ngủ trong khi ba mẹ có thể thức để đọc sách hoặc xem TV?

Quan điểm của chuyên gia:

“Nếu một đứa trẻ trì hoãn giờ đi ngủ hoặc muốn ngủ cùng bạn mỗi tối, điều đó đồng nghĩa chúng đang cố gắng làm động lòng thương yêu của bạn. Hãy nói với con bạn những gì bạn muốn chúng làm: Vào giờ đi ngủ, một đứa trẻ ngoan sẽ lên giường nằm ngủ thật ngon và không la hét. Vào ban đêm, một đứa bé ngoan sẽ không rời khỏi phòng ngủ của chúng hoặc đánh thức cha mẹ trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp.”

Đói bụng

Trẻ sơ sinh thường phải thức dậy nhiều lần trong đêm để được được cho bú bình, trong khi đó trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần ăn no vào bữa chiều để có thể có giấc ngủ ngon vào buổi tối. Cha mẹ nên cho trẻ ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein hoặc chất xơ trước khi đi ngủ.

Khó khăn về giấc ngủ cho trẻ ở độ tuổi đến trường

Trẻ em trong độ tuổi đến trường cũng có một số vấn đề liên quan đến giấc ngủ tương tự như trẻ sơ sinh; tuy nhiên, chúng cũng có những khó khăn riêng về vấn đề này. Khi trẻ lớn lên, khó khăn của độ tuổi thanh thiếu niên là phải cân bằng giữa trường học, các hoạt động ngoại khóa và thói quen ngủ hợp lý.

Như những đứa trẻ phát triển bình thường khác, con của bạn cũng có xu hướng tiếp xúc với những màn hình LED như: TV hay điện thoại thông minh. Các thiết bị này chính là yếu tố gây mất ngủ.

Hãy sắp xếp 1 tiếng yên tĩnh, thảnh thơi trước khi đi ngủ. Việc xem TV, chơi game trên máy tính hay thậm chí là làm bài tập không nên được thực hiện trong thời gian 1 tiếng này

Khó khăn về thói quen ngủ sau một kỳ nghỉ hè

Hầu hết học sinh đều có thời gian nghỉ hè, điều này càng gây khó khăn hơn cho thói quen ngủ khi chúng phải quay lại trường học. 3 tháng hè dài đằng đằng sẽ khiến cho lũ trẻ có tâm thế thoải mái, thư giãn, không cần phải duy trì các thói quen thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên duy trì thói quen ngủ cho bé trong suốt kỳ nghỉ.

Ngay khi kỳ nghỉ vẫn đang diễn ra, cha mẹ nên cho trẻ ngủ trễ 15 phút, và đánh thức chúng dậy sớm hơn 15 phút vào buổi sáng. Hãy làm điều này hàng ngày, kể cả vào cuối tuần, cho đến khi chúng quay lại trường học.

Mộng du

Mộng du (hay còn được gọi là chứng ngủ đi rong) là một hành vi chủ yếu xuất hiện ở trẻ con. Chúng thường thức dậy giữa giấc ngủ, đi lại hoặc thực hiện những hoạt động khác mà bản thân không nhớ khi thức dậy. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn ở người trưởng thành, và thường xuất hiện khi những đứa trẻ thiếu thời gian nghỉ ngơi. Lý do dẫn đến tình trạng này một phần là do sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.

Những giải pháp khắc phục để có một giấc ngủ ngon

Dù là vấn đề gì, vẫn có cách giải quyết nhằm giúp bạn và những đứa trẻ ngủ ngon và hiệu quả hơn.

Phát triển thói quen ngủ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc xây dựng và thực hiện theo lịch trình sinh hoạt có thể giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho giấc ngủ.

Ví dụ:

Con gái mới biết đi của tôi có thói quen làm tuần tự các hoạt động vệ sinh và vui chơi trước khi đi ngủ. Hiểu rõ được những điều con mong muốn, tôi đã có những điều chỉnh phù hợp với bé.

Chúng tôi ăn một bữa tối thật ngon, cùng chơi đùa với bong bóng trong bồn tắm, đánh răng, mặc đồ ngủ, nhặt đồ chơi, đọc một câu chuyện (hoặc thậm chí là 5 câu chuyện), hát một bài hát vui vẻ, cho con vào giường, và lúc đó con bé chắc đã chìm vào giấc ngủ. Những hoạt động đó chính là mẹo cho các bậc phụ huynh!

 Thói quen trước khi ngủ cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể là: tắm, đánh răng, đọc sách và sau đó ngủ thiếp đi.

“Các thói quen trước khi đi ngủ thường phát huy hiệu quả tối đa. Sự lặp đi lặp lại chính xác những hành động trước khi đi ngủ là một trong những biện pháp giúp trẻ có một giấc ngủ ngon ”.

Xây dựng một phòng ngủ thân thiện

Một phòng ngủ bừa bộn thường không thúc đẩy giấc ngủ cho trẻ, chúng sẽ đi ra ngoài và tiếp tục chơi. Nếu một đứa trẻ biết đi nhìn thấy tàu choo-choo, đứa trẻ tuổi teen thấy Nintendo Switch, chúng sẽ lập tức bị thu hút bởi những món đồ chơi và quên ngay việc ngủ. Cha mẹ hãy cùng con cái dọn dẹp mỗi ngày trước khi đi ngủ và đặt đồ chơi trong tủ đồ chơi hoặc tủ quần áo, những nơi không thể gây cản trở giấc ngủ của chúng.

Cho phép trẻ ôm các vật an toàn như một con thú nhồi bông hay một cái mền khi ngủ

Mặc dù phòng ngủ không nên có đồ chơi và mức ánh sáng ở chế độ vừa phải, bạn vẫn có thể cho phép trẻ ôm các vật an toàn như một con thú nhồi bông hay một cái mền khi ngủ.

“Bạn có thể cho phép con trẻ đặt những đồ vật an toàn trên giường, như: một cái mền ghiền hay một con thú nhồi bông. Đó cũng là một trong những thói quen giấc ngủ của chúng.”

Thời gian ngủ trưa

Thỉnh thoảng những đứa trẻ không chịu lên giường ngủ khi chúng chưa muốn. Giảm bớt thời gian ngủ trưa của con, điều này sẽ khiến chúng mệt mỏi sớm hơn một chút.

“Nếu con bạn không mệt mỏi khi đi ngủ, bạn chắc chắn sẽ chịu thua trước chúng. Hãy thử giảm bớt thời gian ngủ vào ban ngày, nó sẽ đem lại hiệu quả tức thì.”

Tập thể dục mỗi ngày

Việc tập thể dục hàng ngày làm cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, vì vậy con bạn sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm. Những đứa trẻ không cần thẻ thành viên cho những phòng tập để có thể tập luyện. Trẻ mới biết đi có thể tập thể dục đơn giản bằng cách bò xung quanh, chạy, nhảy, và những đứa trẻ lớn hơn một chút có thể áp dụng các bài tập thể dục bằng các môn thể thao, chơi ngoài trời hoặc các hoạt động vui chơi khác.

Việc tập thể dục hàng ngày làm cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, vì vậy con bạn sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm

Mặc dù tập thể dục là tốt, trẻ con vẫn nên tránh tập luyện ngay trước khi đi ngủ. Khi cơ thể giải phóng các hormon endorphins, não bộ sẽ có cảm giác thích thú và tràn đầy năng lượng, điều này khiến chúng không thể ngủ được. Thời gian lý tưởng để tập thể dục là cách 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Phương pháp tập thể dục để cải thiện giấc ngủ đã được công nhận và phổ biến rộng rãi. Biện pháp này được xem như 1 trong 10 điều cần làm để có một giấc ngủ ngon.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Nếu bạn thử hết những phương pháp trên và con của bạn vẫn không thể ngủ, bạn có thể dẫn chúng đến các chuyên viên y tế. Nếu quá lo lắng, bạn có thể đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ, kinh nghiệm và lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp ích cho bạn.

Mộng du

Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ, là hành vi thường xảy ra một cách không mong muốn vào ban đêm, và là một vấn đề đáng lo với cha mẹ vì trẻ em có thể ngã và làm tổn thương nghiêm trọng đến bản thân hoặc mọi người xung quanh.

Nỗi ám ảnh về đêm

Hiện tượng này thường dẫn đến hành vi la hét và đánh đập trong khi ngủ. Trạng thái này khác với những cơn ác mộng, vì trẻ vẫn ngủ trong suốt những tình tiết đó.

Chứng mất ngủ

Trẻ em bị mất ngủ thường trải qua cảm giác buồn ngủ liên tục vào ban ngày.

Ngủ nhiều

Vấn đề này khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi phải thức suốt cả ngày. Những đứa trẻ nói rằng chúng có thể ngủ bất cứ khi nào trong ngày.

Chứng ngủ ngáy

Tình trạng này khiến trẻ có sự thức giấc ngắn vào ban đêm bởi chứng rối loạn hô hấp khi ngủ. Chứng ngáy ngủ không thể khiến cơ thể hồi phục đủ năng lượng cần có cho một ngày mới.

Rối loạn giai đoạn giấc ngủ bị trì hoãn

Tình trạng này làm cho trẻ liên tục thức dậy và tăng lượng thời gian không thể ngủ. Trẻ ngủ muộn và dậy muộn hơn vào buổi sáng so với các bé có giấc ngủ bình thường.

Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học

Vấn đề này ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Những trẻ mắc chứng rối loạn này thường không tuân theo thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi của một đứa trẻ bình thường. Những đứa trẻ này thường là những con cú đêm hay những chú sơn ca thức dậy vào sáng sớm.

Các câu hỏi phổ biến

Thời gian phù hợp để con tôi ngủ trưa?

Một giấc ngủ trưa thường rất quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt là giai đoạn từ 0-5 tuổi. Khi những đứa trẻ lớn hơn, chúng thường ngủ trưa ít hơn. Một giấc ngủ trưa từ 30-90 phút là thời gian lý tưởng cho những đứa trẻ lớn nếu chúng có một lối sống năng động.

Điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn ngủ không đủ giấc?

Trẻ mới biết đi: Có thể có quá nhiều năng lượng.

Trẻ ở độ tuổi nhi đồng: Giảm nhận thức, tâm trạng xấu và kết quả học tập kém.

Thanh thiếu niên: Dễ cáu gắt và thay đổi tâm trạng thường xuyên.

Các bậc cha mẹ, hãy chấp nhận một thực tế rằng: chúng ta cũng cần nghỉ ngơi nữa. Cách tốt nhất để làm được điều đó là hướng dẫn những đứa trẻ của bạn cách thức thực hiện điều đó.

  1. Cho những đứa trẻ biết rằng bạn cũng có thói quen ngủ của riêng mình. Chúng cần biết điều đó và áp dụng vào thời gian biểu của chúng.
  2. Thử tắt toàn bộ thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ. Điều này có thể cho con bạn thấy rằng đây là việc bạn không cần làm trước khi đi ngủ.
  3. Hãy cố gắng xây dựng một thói quen ngủ thích hợp. Khi bạn thiết lập thói quen này, việc quy định giờ đi ngủ cho con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, vì bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi con bạn chìm vào giấc ngủ.
  4. Bất cứ những gì bạn có thể làm, những đứa trẻ của bạn có thể làm tốt hơn. Hãy cố gắng tránh làm cú đêm. Nếu chúng nghe bạn xem phim trên Netflix vào 2 giờ sáng, chúng cũng sẽ muốn tham gia hoạt động thú vị này.

Kết luận

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều gặp một số khó khăn để có được giấc ngủ đầy đủ và cho dù con bạn đang mặc tã hay chuẩn bị đi học đại học, ngay từ bây giờ bạn nên có một số phương pháp để giúp bé có một thói quen ngủ hợp lý.

Hãy tiếp tục, tiếp tục và tiếp tục. Thử những phương pháp trên và nếu bạn thấy thành công, hãy chia sẻ thông tin với bạn bè và gia đình. Hy vọng khi trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn, chúng ta – những bậc cha mẹ cũng có thể ngủ nhiều hơn.