làm cứng nệm memmory foam

Phụ kiện giấc ngủ

7 cách làm cứng nệm memory foam hiệu quả đơn giản nhất

Kieu Tien
09/12/2021

Chắc chắn không còn gì tuyệt vời hơn khi được nghỉ ngơi trên một chiếc nệm memory foam mềm mại, êm ái sau một ngày dài làm việc đúng không nào. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quen với việc nằm trên một tấm nệm cứng để nâng đỡ cơ thể khi ngủ tốt hơn là một tấm nệm mềm mại. 

Vậy có cách nào để làm cứng nệm memory foam ngay tại nhà hay không? Cùng tìm hiểu với Ngủ Ngon Sống Trọn qua bài viết dưới đây nhé!

Cách để làm cứng nệm Memory Foam 

Nếu bạn chưa sẵn sàng đầu tư vào một tấm nệm hoàn toàn mới, thì có thể tham khảo một số cách làm cứng nệm memory foam hơn, bao gồm:

Thường xuyên lật nệm

Thông thường, những tấm nệm memory foam sẽ có tuổi thọ trung bình trong khoảng 10 năm sử dụng. Song, việc lật nệm thường xuyên sẽ giúp cho nệm có được tuổi thọ tối đa.

Không những thế, lật nệm cũng giúp tạo cảm giác cứng cáp và vững chắc hơn một chút. Bởi khi nệm được lật và xoay thường xuyên, các bộ phận nặng nhất trên cơ thể sẽ được phân bổ ở nhiều vị trí khác nhau trên bề mặt nệm, giúp giảm thiểu tối đa các vết lõm lâu ngày có thể gây khó chịu cho bạn khi sử dụng. 

cách làm cứng nệm memory foam
Thường xuyên lật nệm memory foam sẽ giúp nệm của bạn cứng hơn

Thông thường, phần nửa dưới của chiếc nệm tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giường, chưa từng qua sử dụng sẽ có phần cứng hơn. Do đó, trước khi xem xét đến việc mua nệm mới, bạn nên thử lật chiếc nệm của mình lại để sử dụng. 

Tuy nhiên, nên nhớ rằng không phải tất cả các tấm nệm đều có độ cứng giống nhau ở cả hai mặt. Tùy vào thiết kế, một số tấm nệm chỉ có thể sử dụng một mặt. Do đó, nếu sau khi nệm đã được lật mà vẫn bị chảy xệ, thì phải ngay lập tức thay một chiếc nệm mới.

Đầu tư thêm topper nệm

Thông thường, mọi người vẫn nghĩ những tấm topper nệm chỉ dùng được để làm mềm nệm. Thế nhưng, có thể bạn chưa biết vẫn có rất nhiều loại Topper được sản xuất ra để giúp tấm nệm của bạn trở nên vững chắc hơn. 

Những topper loại này thường được sản xuất từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Song topper memory foam hay cao su đang là những giải pháp tốt nhất hiện nay.

Những loại topper có độ dày từ 2 đến 6 inch sẽ là lựa chọn lý tưởng cho tấm nệm memory foam nhà bạn. Nhưng tại sao việc lựa chọn độ dày topper lại quan trọng? Thông thường, những tấm nệm mỏng hơn thì thường sẽ mềm hơn. 

Độ dày của nệm và topper đi kèm là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ giúp nệm không bị lún xuống khi nằm, mà còn giúp phân bổ trọng lượng đồng đều, tạo cảm giác thoải mái hơn.

Thay đổi divan hay khung giường

Divan lò xo hay khung giường cũng là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự thoải mái khi nằm cũng như độ bền của nệm. Nếu bạn thắc mắc “tấm nệm memory foam của mình có thật sự cần lớp lò xo của divan hay một khung giường chắc chắn hay không?” thì câu trả lời là có. 

Divan hay khung nệm sẽ có tác dụng làm giảm áp lực khi bạn nằm. Nhưng theo thời gian chúng đều sẽ bị hao mòn, mất dần khả năng nâng đỡ, từ đó nệm bắt đầu quá trình chảy xệ, xuống cấp gây mất thẩm mỹ cho không gian ngủ.

nệm memory foam cứng
 Thay đổi lớp lò xo dưới nệm hay khung nệm khi nệm bị mềm

Sau một thời gian sử dụng, nếu cảm thấy tấm nệm memory foam của mình bị mềm đi, bạn nên thay thế chúng ngay lập tức. Bởi nó thường có giá cả phải chăng hơn so với việc mua một tấm nệm hoàn toàn mới.

Bổ sung thêm nệm đỡ

Một lựa chọn hoàn hảo để làm cứng nệm memory foam với chi phí thấp là thêm ván ép vào giữa nệm và khung giường của bạn. Ván ép không chỉ giúp nệm của bạn có thêm một lớp đế hỗ trợ nâng đỡ cơ thể mà điều này còn giúp tấm nệm trở nên chắc chắn hơn.

Tuy nhiên, lớp ván ép này cũng có thể làm giảm sự lưu thông của các luồng không khí, khiến nấm mốc sinh sôi phát triển nhiều hơn, đặc biệt là đối với nệm memory foam. Do đó, hãy cân nhắc đến yếu tố này nếu bạn muốn đang bổ sung thêm phần nâng đỡ cho nệm.

1.5. Kiểm tra nhiệt độ phòng ngủ

Có thể bạn không tin nhưng nhiệt độ phòng ngủ ảnh hưởng rất lớn đến độ cứng mềm của nệm. Nếu bạn đang sử dụng một tấm memory foam, thì hãy cố gắng giữ cho căn phòng của mình càng mát mẻ và thông thoáng càng tốt. 

Bởi nhiệt độ càng cao sẽ góp phần làm cho vật liệu nở ra càng nhiều. Tấm nệm từ đó sẽ mềm mại hơn, vừa vặn với vóc dáng cơ thể người dùng.

cứng memory foam
Kiểm tra nhiệt độ phòng của bạn cũng là cách làm cứng nệm memory foam

Tuy nhiên, nếu xem xét đến yếu tố nhiệt độ làm ảnh hưởng đến độ cứng của nệm thì nhiều người sẽ thắc mắc “vậy nằm nệm memory foam sẽ nóng hay mát”? Thông thường, những tấm nệm memory foam truyền thống sẽ có xu hướng gây nóng khi sử dụng. 

Tuy nhiên, ngày nay các công nghệ ứng dụng trong nệm đã có những cải cách vượt bậc, những loại nệm memory foam được tích hợp thêm công nghệ gel làm mát. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dòng nệm này kể cả vào mùa hè.

Cẩn thận với độ ẩm

Độ ẩm của không khí có thể làm mềm nệm memory foam của bạn, nhất là đối với các khu vực có khí hậu ẩm ướt hay những nơi gần bãi biển. Vì thế, nếu bạn cảm thấy nệm của mình bắt đầu trở nên mềm hơn thì hãy ngay lập tức phơi nó dưới ánh nắng mặt trời. 

Ánh sáng mặt trời không chỉ làm khô nệm memory foam mà nó còn giúp làm giảm thiểu:

  • Vi khuẩn
  • Nấm mốc
  • Vi trùng ẩn nấp

1.7. Di chuyển nệm

Một trong những phương án làm cứng nệm memory foam tiết kiệm chi phí, đơn giản nhất đó là di chuyển nệm đặt trên sàn nhà. Điều này sẽ giúp tạo thêm một sự hỗ trợ đồng đều và vững chắc cho tấm nệm của bạn.

Tuy nhiên, việc đặt trên sàn nhà lại gây ra một số nhược điểm nhất định như dễ bám bụi bẩn lâu ngày tích tụ vi khuẩn gây ra dị ứng, nhất là đối với trẻ nhỏ. 

Ngoài ra, điều này cũng sẽ ngăn cản luồng không khí lưu thông trong nệm, dẫn đến cảm giác đầy mồ hôi và khó chịu khi ngủ, khiến nấm mốc và vi khuẩn phát triển bên trong nệm.

làm cứng nệm memory foam đơn giản
Đặt nệm memory foam dưới sàn cũng làm nó trở nên cứng hơn 

Do đó, nếu bạn chọn di chuyển nệm của mình xuống sàn, thì hãy đầu tư thêm những tấm ga bọc nệm có tính năng không thấm nước như polyester, cotton, lụa, để bảo vệ khỏi bụi bẩn, và các hao mòn có thể xảy ra.

Lợi ích khi nằm trên một tấm nệm cứng

Nệm cứng sẽ giúp giữ đường cong và cột sống ở vị trí tự nhiên, thúc đẩy sự liên kết giữa cột sống với phần đầu, vai, mông và gót chân của bạn. 

Một tấm nệm lý tưởng không chỉ làm giảm áp lực, giúp trọng lượng của bạn phân bổ đều trên tổng thảy diện tích bề mặt của nệm. Mà nó còn góp phần giúp cơ bắp được thư giãn, mang đến một giấc ngủ trọn vẹn nhất.

Ngược lại, nếu bạn ngủ trên một tấm nệm không phù hợp, hoặc chất lượng bị giảm sút sẽ phần nào gây cản trở cho giấc ngủ của bạn, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cho một ngày mới căng tràn năng lượng.

tác dụng làm cứng nệm memory foam
Tác dụng làm cứng nệm memory foam

Trên một bề mặt nệm vững chắc, xương của bạn cũng có thể hấp thụ tối đa các áp lực tạo ra bởi trọng lượng cơ thể. Điều này sẽ giúp làm giảm sức căng lên các vùng cơ, tĩnh mạch và động lực. Đồng thời, cải thiện tuần hoàn máu, cho phép bạn ngủ sâu. 

Không những vậy, một chiếc nệm memory foam chắc hơn cũng giúp phần lưng của bạn không bị trũng xuống khi nằm. Để các cơ quan hấp thụ nhiều oxy hơn trong khi ngủ và đảm bảo trọng lượng của cơ thể được phân bổ đồng đều trên bề mặt nệm.

Trên đây là 7 cách làm cứng nệm memory foam đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà mà Ngủ Ngon Sống Trọn muốn gửi đến bạn. Hy vọng sau bài viết bạn đã tìm được phương án hiệu quả để xử lý tấm nệm cho nhà mình.

Nguồn tham khảo:   https://casper.com/blog/how-to-make-memory-foam-mattress-firmer/