Nếu bạn đã từng nhận thức được rằng bạn đang mơ trước khi tỉnh dậy từ một giấc mơ, thì bạn đã trải nghiệm giấc mơ sáng suốt.
Thuật ngữ giấc mơ sáng suốt được sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo được viết bởi nhà tâm thần học người Hà Lan Frederik Willem van Eeden vào năm 1913. Van Eeden đã nghiên cứu giấc mơ của mình trong gần hai mươi năm trước khi đặt ra thuật ngữ này trong nỗ lực mô tả giấc mơ mà ở đó trí óc hoàn toàn minh mẫn. Giấc mơ sáng suốt từ lâu đã là một khái niệm được cho là chủ đề của sự mê hoặc, và cứ lặp đi lặp lại trong suốt hàng trăm năm. Lần đầu tiên được ghi nhận về giấc mơ sáng suốt có thể là vào năm 350 trước Công nguyên, trong chuyên luận của Aristotle về giấc mơ.
Giấc mơ sáng suốt là một yếu tố thiết yếu của môn Mộng Du Gìa (Yoga Dream) của Phật Giáo Tây Tạng,cũng như thực hành giấc ngủ của người Hindu cổ xưa. Cả hai hình thức thực hành này khuyến khích kiểm soát giấc mơ như một con đường dẫn đến giác ngộ. Trong Mộng Du Gìa, người mơ sáng suốt có thể được khuyến khích thay đổi kích thước của các vật thể xuất hiện trong giấc mơ và loại bỏ nỗi sợ hãi trong giấc mơ bằng cách chạm vào lửa hoặc những yếu tố đe dọa khác.
Nội dung chính
Giấc mơ sáng suốt là gì?
Trong một giấc mơ thông thường,sự ý thức, sự kiểm soát, sự tự nhận thức thường “vắng mặt”. Trong giấc mơ sáng suốt,ý thức và giấc mơ chồng chéo nhau,tạo ra cảm giác nhận thức đặc biệt trong suốt quá trình giấc ngủ. Cảm giác nhận thức này cho phép con người có thể điều khiển các sự kiện ,thực hiện các khả năng thần bí như là bay lượn,và điều khiển hành động của các nhân vật khác.
Những giấc mơ sáng suốt đã là chủ đề của nhiều tranh luận cho đến năm 1978,khi các nghiên cứu về giấc ngủ bắt đầu chứng minh sự tồn tại của chúng.Nhà nghiên cứu về giấc ngủ Keith Hearne nhận ra rằng,giống như các loại giấc mơ khác,giấc mơ sáng suốt có xu hướng xảy ra trong giấc ngủ REM. Dù cho mọi cơ bắp trên cơ thể đều đang tê liệt trong giấc ngủ REM,nhưng đôi mắt thì không.
Để giao tiếp trong một giấc mơ sáng suốt, một trong những đối tượng nghiên cứu của Hearne đã có thể di chuyển mắt trái và phải tám lần liên tiếp để truyền đạt nhận thức về giấc mơ của mình. Tín hiệu của anh ấy trong lúc mơ có xu hướng xảy ra vào sáng sớm cho đến khi kết thúc giai đoạn ngủ REM.
Các nghiên cứu sau đó cho thấy giấc mơ sáng suốt thường xảy ra trong những khoảnh khắc kích thích đặc biệt cao, hoặc thay đổi hoạt động sóng não ở lớp ngoài của não. Sự nhận ra giấc mơ có thể xảy ra cụ thể ở vỏ não trước trán, nơi bộ nhớ làm việc, lập kế hoạch và lý luận trừu tượng xảy ra.
Sự kích thích trong não có xu hướng xảy ra trong thời gian chuyển từ giai đoạn ngủ này sang giai đoạn ngủ khác, ví dụ, từ giấc ngủ không REM sang giấc ngủ REM hoặc giấc ngủ REM sang trạng thái thức. Những thay đổi về trạng thái ngủ và thức có thể được biểu thị bằng cách giảm hoặc tăng nhịp tim và nhịp thở.
Tại sao những giấc mơ sáng suốt xảy ra?
Mặc dù không thể biết được chính xác lý do vì sao những giấc mơ sáng suốt lại xảy ra,một số nghiên cứu cho thấy những giấc mơ thuộc loại này có thể liên quan đến giai đoạn căng thẳng và lo lắng,cũng như với các loại tính cách cụ thể. Những người có xu hướng mơ thấy giấc mơ sáng suốt có thể có nhiều khả năng đạt điểm cao trong việc tự đánh giá khả năng sáng tạo và họ thường tự nhận xét bản thân có khả năng gây ảnh hưởng đến các sự kiện hay còn được gọi là sở hữu “điểm kiểm soát nội tại” (an internal locus of control)
Hoạt động của sóng Gamma trong não dường như là một tác nhân mạnh mẽ của giấc mơ sáng suốt. Trong một nghiên cứu của Đức, 27 người chưa bao giờ trải qua giấc mơ sáng suốt đã nhận được một dòng điện yếu đến thùy não trước trong giấc ngủ REM. Tần số sóng gamma kích thích giấc mơ sáng suốt ở 77% tình nguyện viên, trong khi tần số sóng não alpha, beta, delta và theta không tạo ra hiệu ứng này. Những tình nguyện viên khác không nhận được dòng điện trong quá trình nghiên cứu và không có báo cáo nào trải qua những giấc mơ sáng suốt.
Sóng gamma có thể kích hoạt giấc mơ sáng suốt do mối liên hệ của chúng với ý thức và trí nhớ trong trạng thái thức.Những loại sóng não này thường không được nhìn thấy trong giấc ngủ REM và là sóng não nhanh nhất trong số 5 loại sóng có thể nhìn thấy trên máy quét não. Sóng gamma được não bộ nhận ra là do mô hình nhất quán, chặt chẽ của chúng trên EEG. Chúng thường được liên kết với xử lý thông tin cấp cao, cái nhìn sâu sắc và thư giãn.
Các nghiên cứu về các nhà sư Thiền tông đã chỉ ra rằng sóng gamma tăng và đồng bộ hóa trong khi thiền, đặc biệt trong số các nhà sư là những người thực hành thiền định lâu dài. Sóng gamma xuất hiện để điều chỉnh nhận thức và ý thức, và có thể được kiểm soát thông qua đào tạo dài hạn.
Sóng gamma – một mô hình sóng não (hay còn gọi là dao động của thần kinh) ở người,với tần số từ 25 đến 100Hz
Mơ trong mơ
Mơ trong mơ khác với những giấc mơ sáng suốt ở chỗ những người nằm mơ mơ rằng họ đã tỉnh giấc và đang bước vào cuộc sống thật sự của họ,trong khi thực tế là họ vẫn còn đang ngủ. Mơ trong mơ có thể liên quan đến sự phân mảnh giấc ngủ, cũng như sự chồng chéo của trạng thái ngủ và thức. Sự phân mảnh có thể xảy ra do rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên, hoặc do một rối loạn khác đối với giấc ngủ như tiếng ồn hoặc ánh sáng.
Mơ trong mơ dường như được ghi nhớ thường xuyên hơn những giấc mơ thông thường khác,và diễn ra trước khi con người thật sự tỉnh giấc vào buổi sáng.
Hiện tượng mơ trong mơ có liên quan đến giấc mơ sáng suốt . Mặc dù có khá ít nghiên cứu về hiện tượng mơ trong mơ này, nhưng một cuộc khảo sát về những người mơ mộng sáng suốt cho thấy 75% người tham gia đã trải qua một sự mơ trong mơ trong ba mươi ngày qua.
Nhà tâm lý học Harvard Deirdre Barrett đã nghiên cứu giấc mơ của 200 đối tượng và phát hiện ra rằng mơ trong mơ có nhiều khả năng xảy ra trước, trong hoặc sau một giấc mơ sáng suốt. Bởi vì mơ trong mơ là một giấc mơ và không bị ràng buộc bởi các giới hạn tường thuật nên có nhiều hơn một giấc mơ xảy ra ở giai đoạn mơ trong mơ. Đây được gọi là giấc mơ đôi, hay giấc mơ trong giấc mơ.
Tương tự với mơ trong mơ là giấc mơ liên tục. Trong một giấc mơ liên tục,con người tin rằng họ vẫn còn thức và những sự kiện trong mơ xảy ra trong trạng thái thức giấc,nhưng thật chất là chúng xảy ra trong giấc ngủ. Bởi vì giấc mơ liên tục có xu hướng xảy ra trong giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ khi cơ bắp chưa bị tê liệt hoàn toàn như trong giai đoạn ngủ REM,người mơ có thể phản ứng với một số phần của giấc mơ bằng cách cử động hoặc nói chuyện.
Chữa bệnh bằng liệu pháp giấc mơ sáng suốt
Giấc mơ sáng suốt có thể được sử dụng để trị liệu, đặc biệt là những cơn ác mộng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc mơ sáng suốt kết hợp với sự mường tượng có định hướng và các kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm đáng kể tần suất của những cơn ác mộng. Trong các nghiên cứu này, giấc mơ sáng suốt được tạo ra thông qua việc thực hành các kỹ thuật nhận thức nhất định, chẳng hạn như đặt câu hỏi về giấc mơ khi nó đang diễn ra và cố gắng nhận ra các yếu tố đáng sợ của giấc mơ là cơn ác mộng thay vì thực tế. Những người tham gia nghiên cứu được đào tạo để thay đổi một số phần của những giấc mơ cho đến khi điều đó kết thúc.
Hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều báo cáo sự cải thiện đối với những cơn ác mộng lặp lại, một số thì báo cáo chung chung rằng giấc ngủ được cải thiện. Thật thú vị rằng mặc dù có một số người tham gia không trải nghiệm những giấc mơ sáng suốt nhưng họ cũng báo cáo sự cải thiện trong những cơn ác mộng lặp lại. Điều này có thể củng cố cho ý tưởng rằng sự luyện tập kiểm soát cơn ác mộng có thể giảm bớt tần suất và cường độ gặp ác mộng ở một số người mắc bệnh.
Câu hỏi thường gặp
Giấc mơ sáng suốt có thể gây tê liệt giấc ngủ?
Chứng tê liệt khi ngủ xảy ra khi tâm trí thức dậy trong giấc ngủ REM,nhưng các cơ bắp vẫn bị tê liệt bởi các chất dẫn truyền thần kinh ngăn cản hành động thoát ra khỏi giấc mơ. Bởi vì giấc mơ sáng suốt liên quan đến một mức độ ý thức trong giấc ngủ REM, một người có chứng giấc mơ sáng suốt có thể đồng thời trải qua một giai đoạn ngắn của chứng tê liệt khi ngủ.
Học cách trải nghiệm thử giấc mơ sáng suốt
Có thể thực hành giâc mơ sáng suốt thông qua các loại kỹ thuật,bao gồm:
- Cố nhớ những giấc mơ.
- Thực hiện các kiểm tra thực tế của người Viking một cách thường xuyên trong lúc đang thức để những kiểm tra đó trở thành bản chất thứ hai và xảy ra ngày cả khi đang ngủ.
- Giữ một cuốn nhật ký ghi chép về giấc mơ.
- Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn để khuyến khích giấc ngủ REM có thể diễn ra đều đặn.
- Luyện tập những giấc mơ và những sự kiện trong mơ khi còn thức.
Giấc mơ sáng suốt cũng có thể được kích hoạt bằng cách thực hiện MILD,hoặc còn gọi là phương pháp Quy nạp trí nhớ của giấc mơ sáng suốt (Mnemonic Induction of Lucid Dream). Một nghiên cứu từ Đại học Úc Úc, Đại học Adelaide đã phác thảo thực tiễn như sau:
Khi đặt báo thức 5 tiếng sau rồi đi ngủ. Hầu hết mọi người sẽ mơ vào 2 hay 3 giờ đồng hồ trước khi tỉnh dậy. Đặt báo thức trong năm giờ đồng hồ vào chu kỳ giấc ngủ sẽ làm tăng tỉ lệ thức giấc giữa giấc mơ. Khi báo thức kêu,hãy nỗ lực gợi nhớ lại bất cứ điều gì mà bạn đã mơ được trước khi tỉnh dậy. Nếu điều đó là không thể đối với bạn,hãy nhớ đến một giấc mơ mà bạn có gần đây.
Tiếp tục nằm trên giường và lặp lại cụm từ này: “lần tới khi tôi mơ,tôi sẽ nhớ là tôi đang mơ.” Tưởng tượng bản thân đang trong giấc mơ bạn vừa gợi nhớ lại.Hình dung bản thân trong quá trình ghi nhớ lại giấc mơ.
Lặp lại quá trình gợi nhớ khi đi ngủ trở lại.
Lời tổng kết
Giấc mơ sáng suốt nghe có vẻ như là một điều gì đó trong tượng tượng,nhưng nghiên cứu và báo cáo về giấc mơ sáng suốt đã chứng minh rằng chúng hoàn toàn là sự thật.Những giấc mơ này đưa đến một cái nhìn “trêu ngươi” vào thế giới nằm giữa nhận thức và giấc ngủ REM, khi hoạt động của não bộ cho phép nhận thức thâm nhập vào trạng thái ngủ.
Đối với nhiều người,những giấc mơ sáng suốt mang đến cảm giác quyền lực trong thời gian mà ý thức và nhận thức tạm thời “vắng mặt” .Chúng ta càng hiểu rõ hơn về giấc mơ sáng suốt thì chúng ta sẽ càng hiểu hơn về mối liên hệ giữa tâm lý thức và giấc ngủ,điều suy nghĩ sâu thẳm của chúng ta có thể trở nên dễ dàng để tiếp cận hơn.
Link tham khảo: https://sleepopolis.com/education/lucid-dreams/