Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến có các triệu chứng như: khó đi vào ngủ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc. Mất ngủ kinh niên được cho là một dạng của chứng mất ngủ. Do mất ngủ kinh niên diễn ra thường xuyên, kéo dài khiến nhiều người lo lắng, không biết rằng mất ngủ mãn tính có chữa được không? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung chính
Tìm hiểu về chứng mất ngủ mãn tính
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng không thể đi vào giấc ngủ hoặc trằn trọc vào ban đêm, dẫn đến ngủ không sâu giấc hoặc lâu ngủ lại sau khi thức giấc. Mất ngủ ảnh hưởng đến năng lượng, tâm trạng và khả năng hoạt động của con người vào ngày hôm sau.
Triệu chứng của mất ngủ thường là khó đi vào giấc ngủ, thức dậy vào nửa đêm và nằm thao thức hàng giờ và thậm chí là thức đến sáng không thể ngủ lại.
Chứng mất ngủ được xác định bởi chất lượng giấc ngủ, chứ không phải do thời gian ngủ. Ngay cả khi bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi vào ngày hôm sau, bạn có thể đang bị mất ngủ.
Mất ngủ mãn tính có chữa được không?
Khó ngủ tạm thời, còn được gọi là mất ngủ cấp tính rất phổ biến. Mất ngủ cấp tính kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần và thường xảy ra trong thời gian căng thẳng hoặc có những thay đổi lớn trong cuộc sống.
Trong khi đó, khó ngủ hoặc trằn trọc hơn ba đêm một tuần trong ba tháng trở lên được coi là chứng mất ngủ mãn tính.
Căng thẳng hoặc rắc rối trong cuộc sống gia đình hoặc công việc cũng có thể gây ra mất ngủ tạm thời. Nhưng sau đó, những thói quen không tốt cho giấc ngủ như uống rượu bia, ăn khuya, xem điện thoại quá lâu trước giờ đi ngủ… sẽ dẫn tới mất ngủ mãn tính.
Có hai dạng mất ngủ mãn tính chính là nguyên phát và thứ phát.
- Chứng mất ngủ nguyên phát liên quan đến việc thay đổi mức độ một số chất hóa học trong não.
- Mất ngủ thứ phát là do các điều kiện hoặc tình huống cụ thể gây ra, chẳng hạn như căng thẳng, stress về cảm xúc, chấn thương cùng các vấn đề sức khỏe như đau ốm, bệnh tật hay một số thói quen sống, hoặc dùng một số loại thuốc và thuốc điều trị bệnh nào đó.
Nhiều người lo lắng mất ngủ mãn tính có chữa được không? Thực tế, hầu hết các trường hợp mất ngủ có thể được chữa được. Các bạn có thể thiết lập thói quen ngủ lành mạnh và các biện pháp hỗ trợ giấc ngủ mà không cần sử dụng thuốc ngủ.
Chữa mất ngủ mãn tính hiệu quả bằng những cách đơn giản
Một số lựa chọn điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc ngủ. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ, có thể thực hiện các liệu pháp, các hoạt động thay đổi thói quen sống để giải quyết tình trạng mất ngủ mãn tính cơ bản.
Điều trị mất ngủ mãn tính bằng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp nhận thức hành vi CBT có hiệu quả trong việc điều trị chứng mất ngủ mãn tính. Nó giúp bạn tạo được những thói quen ngủ tốt hơn, đồng thời hướng dẫn bạn thay đổi hành vi ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một số liệu phát nhận thức hành vi có thể thực hiện tại nhà như:
- Kỹ thuật nhận thức
Viết nhật ký để viết ra những lo lắng hoặc băn khoăn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng và thoải mái hơn.
- Kiểm soát kích thích
Thiết lập thói quen thời gian ngủ và thức đúng giờ. Các bạn có thể rời khỏi phòng ngủ nếu bạn không thể ngủ, và quay lại phòng khi cảm thấy rất buồn ngủ.
- Hạn chế nằm trên giường
Liệu pháp này liên quan đến việc hạn chế thời gian nằm trên giường, kể cả ngủ trưa. Mục đích là khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi đi ngủ vào ban đêm, bạn thấy buồn ngủ hơn, thời gian ngủ dài hơn và chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
- Kỹ thuật thư giãn
Các bài tập thở, yoga, thiền… được sử dụng để giảm căng cơ, kiểm soát nhịp thở và nhịp tim để bạn có thể thư giãn. Nó giúp bạn thoải mái hơn khi đi ngủ và từ đó ngủ ngon hơn.
- Đừng cố đi vào giấc ngủ nếu không muốn ngủ
Thay vì cố gắng ngủ thì bạn có thể thức nếu không muốn ngủ. Nó giúp giảm lo lắng và bớt khó chịu khi không thể ngủ. Để giấc ngủ đến tự nhiên sẽ khiến bạn ngủ ngon hơn khi đã buồn ngủ.
Chữa mất ngủ mãn tính bằng cách sử dụng thuốc men
Có một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Mặc dù hiệu quả nhưng bác sĩ vẫn thường không khuyến khích sử dụng thuốc ngủ lâu dài vì các tác dụng phụ như gây buồn ngủ vào ban ngày, hay quên, mộng du…
Hãy đến gặp bác sĩ trước khi dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ, cho dù là thuốc có nguồn gốc tự nhiên hay melatonin…
Chữa mất ngủ mãn tính bằng một môi trường và thói quen ngủ tốt hơn
Có hai cách để điều trị chứng mất ngủ mãn tính là một phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái và một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ.
- Chú ý tới môi trường phòng ngủ sao cho thoải nhất
Các yếu tố như tiếng ồn, nhiệt độ phòng, cường độ ánh sáng hay chất lượng của chăn ga gối, nệm không thoải mái đều có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thử sử dụng tiếng ồn trắng hoặc nút tai để che tiếng ồn bên ngoài. Mở cửa sổ hoặc bật quạt để giữ cho phòng mát mẻ. Đồng thời, dùng rèm cản sáng hoặc mặt nạ che mắt để cản ánh sáng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Lựa chọn chăn ga gối nệm chất lượng, phù hợp theo mùa
Bên cạnh đó, sử dụng các loại nệm có độ cứng khác nhau để lựa chọn đệm phù hợp với cơ thể. Chẳng hạn như nệm cao su, nệm foam, nệm bông ép hay nệm lò xo. Các bạn cũng nên sử dụng thêm chăn ga gối chất lượng cao để có giấc ngủ thoải mái và chọn chăn ga gối theo mùa để ngủ ngon hơn.
- Xây dựng lịch trình ngủ nhất quán
Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần sẽ giúp đồng hồ sinh học của bạn hoạt động tốt hơn. Hãy thức dậy đúng giờ ngay cả khi bạn đang mệt mỏi, nó sẽ giúp bạn trở lại nhịp điệu giấc ngủ đều đặn.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ
Màn hình điện tử từ điện thoại, ipad, máy tính, tivi, thậm chí là các bóng đèn, đèn led sẽ phát ra ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin của não bộ, khiến bạn không cảm thấy buồn ngủ. Vì vậy, thay vì xem TV hoặc xem điện thoại, làm việc trên ipad, máy tính thì hãy áp dụng một số cách giải trí lành mạnh hơn, ví dụ như như đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ, tập thể dục nhẹ nhàng…
- Hạn chế hoạt động mạnh, hoạt động kích thích gây căng thẳng trước khi đi ngủ
Đừng kiểm tra tin nhắn trên mạng xã hội, đừng tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc tranh cãi lớn với người khác. Đặc biệt là không nên kiểm tra thông tin công việc trước khi đi ngủ. Những điều này sẽ khiến bạn lo lắng và khó ngủ.
- Tránh ngủ trưa
Ngủ trưa là một trong những yếu tố có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Nếu bạn cảm thấy phải chợp mắt, hãy ngủ khoảng 30 phút trước 3 giờ chiều.
>> Xem thêm:
Mất ngủ mãn tính có chữa được không? Câu trả lời là có. Hãy thực hiện một số cách chữa mất ngủ mãn tính mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên để xem hiệu quả và sự khác biệt trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn mất ngủ kinh niên và thực hiện nhiều biện pháp chữa trị nhưng không hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tốt nhất.