Dường như mọi người đều có lời khuyên khác nhau về việc nuôi dạy con cái, phải không? Trong một cuộc trò chuyện, một người mẹ dày dạn kinh nghiệm sẽ nói với bạn một điều, và người tiếp theo bạn nói chuyện sẽ nói điều gì đó hoàn toàn mâu thuẫn với điều trước đó. Vậy ai đúng?
Câu trả lời có thể là cả hai đều đúng hoặc chẳng ai đúng cả. Để trở thành một người cha người mẹ am hiểu, bạn hãy nhớ rằng tất cả các em bé đều khác nhau và khi bàn luận vấn đề bỉm, tã; các cuộc tranh luận có thể còn dữ dội hơn nữa. Những ai vừa mới “lên chức” thường phân vân về sự khác biệt giữa việc sử dụng túi ngủ so với chăn quấn. Tất cả câu trả lời sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung chính
Chăn quấn cho bé là gì?
Chăn quấn cho bé là một chiếc túi vải mỏng dùng để quấn quanh con bạn. Chăn quấn mô phỏng trải nghiệm khi em bé còn nằm trong tử cung của mẹ, tạo giác an toàn và ấm cúng cho con của bạn.
Chúng cũng hữu ích cho các bậc cha mẹ muốn giảm thiểu tác động thức giấc của Phản xạ Moro . Phản xạ tự động này xảy ra ở trẻ sơ sinh khi chúng phản ứng lại với tất cả các kích thích mới trong và ngoài cơ thể. Trẻ thường bị giật mình, giơ hai tay và co hai chân lên. Chăn cuốn giúp hạn chế phản xạ này, cho phép trẻ sơ sinh ngủ lâu và ngon giấc hơn.
Túi ngủ (quấn nhộng) cho bé là gì?
Một túi ngủ về cơ bản vẫn là một chiếc chăn nhưng bé có thể mặc được, thường là tay và cánh tay được tự do và thân, chân và bàn chân của em bé được đặt trong chăn.
Chúng rất hữu ích trong việc giữ ấm cho bé và tạo cảm giác an toàn vào ban đêm, có thể dùng khi trẻ lớn hơn và cũng dễ dàng thay tã cho trẻ.
Túi ngủ so với chăn quấn – Sự khác biệt
Sự khác biệt rõ ràng nhất là chăn quấn là một chiếc chăn quấn hoàn toàn em bé và hạn chế chuyển động của tay và chân, trong khi một chiếc túi ngủ (nhộng) vượt ra ngoài tính năng của một chiếc chăn đơn giản. Bạn có thể nghĩ về nó giống như một bộ đồ ngủ nhưng không có phần chân. Thay vào đó, bạn đặt con nhỏ của bạn vào một cái túi có khóa kéo ở mặt trước bao gồm tay áo hoặc nách.
Những chiếc túi ngủ thường dành cho trẻ sơ sinh, nhưng chúng không nên sử dụng sau khi bé có thể tự lăn. Lý do là cử động chân tay bị hạn chế có nghĩa là con bạn có thể bị ngạt thở nếu bé lăn sấp.
Túi ngủ có thể được sử dụng cho đến khi trẻ chập chững tập đi (có thể muộn hơn). Túi cho phép đứa trẻ di chuyển cánh tay một cách tự do, mặc dù chân của trẻ vẫn hơi bị bó hẹp.
Ngoài ra thị trường còn có những sản phẩm kết hợp giữa túi ngủ và chăn quấn. Ví dụ, có những chiếc chăn có thể dễ dàng quấn lại nhưng vẫn cho phép các cánh tay được tự do. Và, một số phiên bản có một miếng dán có thể được sử dụng để quấn cánh tay của con bạn hoặc để tự do
Kinh nghiệm chọn mua
Kích thước
Chăn quấn nên đủ rộng để quấn quanh cơ thể của con bạn. Khi em bé chào đời, một chiếc chăn nhỏ hơn có thể vẫn sử dụng được nhưng hãy chuẩn bị một chiếc chăn quấn có kích thước lớn hơn vì em bé của bạn sẽ lớn rất nhanh trong những tháng đầu tiên.
Khi em bé của bạn cứng cáp hơn, chúng có khả năng làm tung chăn quấn và có lẽ đã đến lúc mẹ nên cho trẻ chuyển sang một chiếc quấn nhộng. Các sản phẩm này có cấu tạo, kích cỡ khác nhau có sẵn dựa trên độ tuổi và trọng lượng của trẻ. Ngoài ra, còn có những sản phẩm vừa mọi khổ người (one-size-fits-all) nhưng chúng có thể không đáp ứng được tất cả điều bạn cần cho “thiên thần” bé bỏng của mình.
Sự thoải mái
Hãy chắc chắn rằng bạn chọn một loại vải mềm cho chiếc quấn nhộng hoặc chăn quấn, phù hợp với thời tiết. Trong những tháng hè, hãy chọn loại vải có trọng lượng nhẹ hơn và đảm bảo rằng bé không quá nóng hoặc lạnh. Khi trời lạnh, hãy chọn thứ gì đó dày hơn và ấm hơn, nhưng hãy cẩn thận đừng để trẻ quá nóng.
Một số khăn quấn và túi ngủ được thiết kế kèm với cúc, khóa kéo và băng gai dính. Mặc dù những chi tiết này có thể giúp công việc của mẹ và cha trở nên dễ dàng hơn, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng chúng không tiếp xúc với da bé hoặc gây ra bất kỳ loại nguy hiểm nào như gây nghẹt thở hoặc trầy xước.
Dễ sử dụng
Việc thay tã lúc 3 giờ sáng có thể khiến bạn xem xét lại giá trị thực sự của một chiếc túi ngủ. Nếu con của bạn là một đứa bé cực kỳ ngọ nguậy, bạn nên tham khảo các sản phẩm dễ dàng sử dụng và ít tốn thời gian. Ngày nay, túi ngủ còn còn được thiết kế thêm với băng gai dính giúp việc tháo gỡ chăn dễ dàng hơn. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn làm sao để sử dụng túi ngủ cho trẻ trong bóng tối một cách dễ dàng hơn.
Và khi nói đến túi ngủ, tất cả những gì bạn phải làm là đặt con nhỏ của bạn vào trong và khóa kéo từ dưới lên trên.
Thiết kế
Có hàng tá mẫu mã để mẹ bỉm lựa chọn. Bạn có thể mua những sản phẩm với mẫu mã đơn giản và phù hợp với mọi hoàn cảnh hoặc những mẫu mã phản ánh tính cách và phong cách của bạn như kỳ lân, cầu vồng hoặc những mẫu thiết kế trừu tượng cầu kỳ. Nhiều thương hiệu thường bán 3 mẫu chăn trong một hộp sản phẩm, vì vậy bạn có nhiều lựa chọn để căn nhắc.
Sự an toàn
Là cha mẹ, mối quan tâm hàng đầu của chúng là sự an toàn cho trẻ. Cho dù bạn chọn kiểu dáng hay chất liệu chăn nào, hãy luôn đảm bảo rằng con bạn có thể dễ dàng hít thở.
Nếu trẻ ở độ tuổi lăn, trẻ không nên bị bó tay trong bất kỳ cách nào. Và, tất nhiên, hãy cảm nhận làn da của bé đều đặn để đảm bảo chúng không quá nóng hoặc lạnh.
Khi bé được hơn một vài tháng tuổi, hãy vẫn kiểm tra để đảm bảo rằng chân của trẻ không bị bó quá chặt – một yếu tố có thể gây ra chứng loạn sản xương hông. Chân và hông của trẻ nên được tự do hoạt động một cách tự nhiên.
Các câu hỏi thường gặp
Sản phẩm nào tốt hơn cho trẻ sơ sinh?
Đối với trẻ sơ sinh, một chiếc túi ngủ (quấn nhộng) có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn. Những thứ này mô phỏng cảm giác gần giống nhất với tử cung và hạn chế phản xạ Moro gián đoạn giấc ngủ.
Đây là một sự thật thú vị dành cho bạn: theo tác giả Tiến sĩ Harvey Kemp, em bé thực sự cần một kỳ tam cá nguyệt thứ tư trong bụng mẹ. Lý do duy nhất khiến em bé không ở lại lâu hơn trong bụng mẹ là đầu của trẻ sẽ phát triển quá lớn để thoát khỏi đường sinh của mẹ. Do đó, việc cho trẻ ngủ trong trạng thái mô phỏng tử cung của mẹ càng nhiều càng tốt trong ba tháng đầu đời sẽ giúp việc chuyển tiếp sang giai đoạn mới của cuộc sống ở trẻ trở nên dễ dàng hơn.
Làm thế nào để sử dụng chăn quấn?
Thủ tục quấn chăn nghe có vẻ đáng sợ, mẹ bỉm có thể vụng về trong những lần đầu tiên nhưng việc hoàn thiện kỹ thuật là hoàn toàn dễ dàng.
Cách quấn chăn cho bé sơ sinh: Thực hiện theo quy trình năm bước này và bạn có thể trở thành một mẹ bỉm chuyên nghiệp trong thời gian ngắn!
Đặt chăn trên một bề mặt phẳng và gấp làm đôi chăn lại sao cho cho tạo thành hình kim cương (hình a)
Đặt em bé của bạn lên khăn với lưng và vai đè ngay dưới nếp gấp trên cùng (hình b)
- Nhẹ nhàng đặt cánh tay phải của bé lên ngực. Lấy phần bên phải của tấm chăn và kéo nó qua cơ thể, nhét xuống mép dưới cơ thể bé. Hãy chắc chắn rằng cánh tay trái vẫn còn đưa ra (hình c)
- Tiếp theo, lấy phần dưới của tấm chăn, gập nó qua bàn chân của bé và nhét vào phía trên (hình d)
- Bây giờ, làm điều tương tự với bên phải. Đặt tay trái của em bé lên ngực. Lấy mặt còn lại của tấm chăn, kéo nó qua và nhét vào mép bên phải tấm chăn (hình e,f)
Túi ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh vì trẻ có thể dễ dàng lăn qua?
Đúng vậy nhưng có một điều chú ý. Hãy chắc chắn rằng cánh tay của em bé được tự do và trẻ thể tự điều khiển cơ thể nếu cần. Ngoài ra, không nên để thêm chăn, thú nhồi bông hoặc các vật dụng khác xung quanh, nói chung tất cả nguy cơ khiến trẻ ngạt thở
Khi nào bé nên ngừng mặc những thứ này?
Việc quấn chăn nên kết thúc ngay khi bé có thể tự lăn. Giai đoạn này diễn ra ở mỗi thời điểm khác nhau đối với mỗi bé, nhưng nhìn chung, nó thường bắt đầu khoảng bốn đến sáu tháng tuổi. Một số bé thích được quấn chăn, và bạn có thể tiếp tục sử dụng chúng khi bé được tám đến mười tháng tuổi, nhưng đừng bao giờ để trẻ ngoài tầm mắt hoặc hoặc trẻ ngủ quấn chăn hoặc túi ngủ trong độ tuổi này.
Các túi ngủ có thể được sử dụng lâu hơn, và một số cha mẹ thậm chí sử dụng chúng đối với trẻ tập biết đi. Miễn là chân và thân của trẻ không bị quá nóng và bé nhà bạn cũng yêu thích điều đó thì bạn có thể tiếp tục sử dụng túi ngủ.
Có an toàn khi sử dụng túi ngủ cho em bé ngủ nằm sấp?
Khuyến cáo chung là trẻ sơ sinh nên tiếp tục ngủ ngửa cho đến khi chúng có thể tự lăn. Ngay cả sau thời điểm này, cha mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ ngủ ngửa và sau đó nếu chúng có thể tư lăn qua lăn lại khi thì điều này mới hoàn toàn ổn. Hãy để trẻ ngủ ngữar càng lâu càng tốt để giảm nguy cơ mắc chứng SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) .
Phần kết luận
Có một điều mà mọi phụ huynh sẽ đồng ý: Bất cứ điều gì giúp con họ ngủ yên và an toàn đều đáng để xem xét và áp dụng. Ngày nay, ranh giới giữa chăn quấn và túi ngủ đã bị xóa nhòa, cha mẹ có nhiều lựa chọn với những vật dụng dễ sử dụng hơn và thậm chí không phải gỡ bỏ để thay tã.
Nguồn tham khảo: Sleepadvisor