Trẻ sơ sinh ngủ giấc dài

Cải thiện giấc ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ giấc dài quá có nên đánh thức cho bú?

Phương Thảo
04/06/2021

Giấc ngủ được xem là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Phần lớn trẻ em có giấc ngủ dài hơn người lớn để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể. Vậy trẻ sơ sinh ngủ giấc dài quá có nên đánh thức cho bú? Đây là câu hỏi được khá nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. 

Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu là đủ giấc?

Trẻ sơ sinh thường ngủ liên tục
Trẻ sơ sinh thường ngủ liên tục, thậm chí có bé ngủ hơn 20 tiếng mỗi ngày

Theo đánh giá từ các chuyên gia, trẻ sơ sinh thường ngủ liên tục, thậm chí có bé ngủ hơn 20 tiếng mỗi ngày và chỉ thức dậy khi đói hoặc cần thay tã. Càng lớn, giấc ngủ của bé sẽ giảm dần và bắt đầu hình thanhg thói quen ngủ. Các giai đoạn ngủ của trẻ sơ sinh như sau:

  • Trẻ từ 0 – 2 tháng tuổi:

Các bé ở trong giai đoạn hai tháng đầu đời hầu hết chỉ xoay quanh ba việc: ăn, ngủ và vệ sinh. Hệ miễn dịch và dạ dày của trẻ còn quá nhỏ để chứa đựng lượng lớn sữa nên khoảng 2 – 3 giờ, trẻ sẽ tự tỉnh giấc, đây được coi là nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng chia thành các giấc ngủ ngắn trong ngày.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho kết quả, trẻ từ 0 – 2 tháng sẽ dành tới 15 – 16 giờ mỗi ngày chỉ đến ngủ. Để tạo thói quen ngủ tốt cho con ngay từ khi vừa chào đời, hãy tập cách lặp đi lặp lại trình tự ngủ, đặt con vào nôi hoặc cũi khi trẻ đang lim dim chưa ngủ hẳn.

  • Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi:
bé tương tác với người thân
Khi trẻ lớn hơn, bé sẽ dành nhiều trong gian để tương tác với người thân trong ngày

Khi trẻ lớn hơn, bé sẽ dành nhiều trong gian để tương tác với người thân trong ngày. Do vậy, trẻ giai đoạn này chỉ ngủ khoảng 12- 14 giờ/ ngày là đủ. Ban đêm có trẻ sẽ ngủ hơn 6 tiếng liên tục mà không thức dậy để ăn, một số bé tầm 4 tháng có thể tỉnh giấc một, hai lần trong đêm do nhiều yếu tố. Tuy nhiên bố mẹ không cần lo lắng bởi đây chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển, trẻ sẽ nhanh chóng trở lại nếp sinh hoạt cũ khi trải qua độ tuổi này. 

  • Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi:

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, phần lớn các bé đã có thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm hoặc dài hơn. Tuy nhiên, vào ban ngày trẻ vẫn cần đảm bảo ngủ đủ giấc từ 3 – 4 tiếng. 

Trẻ sơ sinh ngủ giấc dài quá có nên đánh thức cho bú?

Thực tế, không có một công thức chính xác tuyệt đối nào để đánh giá nhu cầu ngủ của trẻ. Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ liên tục 3 – 4 tiếng, đôi khi trẻ ngủ lên đến 10 tiếng hoặc số nhỏ còn lại chỉ ngủ trong 2 giờ rồi thức giấc. 

Với chu kỳ ngủ không cố định và tùy thuộc vào từng bé như vậy, không ít ông bố bà mẹ băn khoăn rằng trẻ sơ sinh ngủ dài quá có nên đánh thức cho bú không, bởi một phần vì lo lắng con bị đói, một phần các mẹ lại không muốn phá vỡ giấc ngủ của con nên cực kỳ phân vân, lo lắng. 

Trẻ sơ sinh ngủ giấc dài quá
Trẻ sơ sinh ngủ giấc dài quá có nên đánh thức cho bú?

Theo chuyên gia Ria Campos Lopez và Bác sĩ chuyên khoa nhi Faith Alcazaren-Buenaventura  ( Philippines ), việc mẹ có nên đánh thức bé dậy để cho bú hay không cần phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và nhu cầu của con. 

Các mẹ cần biết rằng bé sơ sinh giai đoạn 0 – 3 tuần tuổi đa phần có thời gian ăn cữ 2 – 3 tiếng mỗi lần, nên khoảng sau 3 tiếng trẻ ngủ mẹ nên đánh thức bé dậy để cung cấp đủ lượng sữa, đảm bảo cho sự phát triển của con. Tuy vậy, một số bé sẽ ngủ rất nhiều giai đoạn mới sinh này và không có dấu hiệu như quấy khóc, khó ngủ do đói thì mẹ nên cho bé bú bất cứ khi nào con có nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phát triển thể chất của trẻ.

Khi trẻ lớn hơn 1 tháng tuổi, cân nặng của bé đã ổn định và đạt chuẩn thì mẹ không cần phải đánh thức bé dậy để cho ăn nữa mà nên để bé tự mình quyết định chu kỳ ăn – ngủ của mình. 

Sau khi thức giấc, bé sẽ ăn bù để nạp tiếp năng lượng nên mẹ không cần quá lo lắng nếu con vẫn tăng cân và phát triển đều đặn. Quan trọng nhất là mẹ nên nhận biết và hiểu rõ tín hiệu cũng như sức khỏe, tình trạng của chính con mình để hình thành thói quen tốt cho trẻ ngay từ bé. 

Trẻ sơ sinh thường tự tỉnh giấc
Trẻ sơ sinh thường tự tỉnh giấc khi đói.

Lưu ý khi đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ:

Giấc ngủ giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, khi đánh thức trẻ đang ngủ sau mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau.

  • Nên chú ý quan sát trạng thái ngủ của con, tuyệt đối không để đèn sáng trong phòng ngủ làm bé giật mình, dần dần nới lỏng chăn quấn cho bé. Một số mẹ còn cởi nhẹ quần áo để da bé tiếp xúc trực tiếp với da mẹ, để con yên tâm hơn, không bị hoảng hốt khi bị đánh thức.
  • Mẹ nên giữ bé ở tư thế nghiêng trong vòng tay mẹ và nhẹ nhàng dịch chuyển bé đúng tư thế để cho con bú cữ.
  • Ngoài ra, hãy thử vắt một ít sữa mẹ lên đầu môi trước khi đánh thức con, điều này sẽ giúp cho bé nhận diện được mùi vị quen thuộc, đồng thời kích thích dạ dày con để bé tự tỉnh giấc.
  • Một cách khác mẹ có thể tham khảo thêm là massage nhẹ nhàng cho bé theo chuyển động tròn từ bả vai trở xuống để tăng sự kích thích, giúp con tỉnh giấc tự nhiên sau một giấc ngủ dài. 

Ngoài các lưu ý trên, mẹ nên chú ý không gian ngủ của trẻ cần phải sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

đánh thức trẻ sơ sinh
Lưu ý khi đánh thức trẻ sơ sinh.

Tóm lại, giấc ngủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh cả về trí tuệ lẫn thể chất. Việc đánh thức trẻ sau giấc ngủ dài cần tùy thuộc vào nhu cầu, độ tuổi và tình trạng của con. Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được băn khoăn ban đầu và có thêm phương pháp để chăm con khoa học, hợp lý nhất. 

Nguồn tham khảo: