Vài năm trở lại đây, thiền đã du nhập vào Việt Nam và trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người. Thiền giờ đây không còn bị giới hạn bởi tôn giáo hay tín ngưỡng mà đã trở thành một hoạt động bổ ích, giúp con người tĩnh tâm và giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ lợi ích cũng như các lưu ý khi ngồi thiền. Cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu về thiền cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động này nhé!
Nội dung chính
Nguồn gốc của thiền
Có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ thời kỳ cổ đại, thiền xuất hiện từ rất sớm, trước cả sự ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau này, thiền trở thành một tông phái độc lập và được lan truyền sang Trung Quốc, hấp thụ nền văn hóa, tư tưởng và triết lý nơi đây.
Không chỉ là một hoạt động thường xuất hiện trong Phật giáo, thiền còn có mặt trong nhiều tôn giáo khác, có thể kể đến như: Jaina giáo, Kito giáo, Đạo giáo…
Thiền là gì?
Theo học thuyết của người Ấn Độ, khi muốn hiểu sâu sắc, tường tận một sự việc hoặc sự vật nào đó, con người cần phải hòa mình vào sự việc và sự vật đó. Để làm được điều này, cách duy nhất chính là tĩnh tâm, dồn hết sự tập trung, tâm trí vào sự vật, sự việc đó, và không được để bất kỳ yếu tố ngoại cảnh nào tác động đến bản thân. Hành động này được gọi là thiền, mà rất nhiều tông phái triết học Ấn Độ đã áp dụng từ rất lâu đời.
Thiền được lan tỏa đến nhiều quốc gia, từ Ấn Độ, đến Trung Quốc, Nhật Bản và sau này là các nước phương Tây. Chính vì thế, định nghĩa và tính chất của thiền cũng thay đổi qua từng đất nước, từng văn hóa. Sau đây là một số định nghĩa về thiền:
- Trong thuyết nhà Phật, thiền được gọi là thiền định, là phương pháp để định tâm, giúp tâm an yên, không trở nên bất ổn, hay lung tung bất như ý.
- Trong yoga, thiền được định nghĩa là trạng thái mà tâm trí con người tập trung tuyệt đối, không để bất kỳ yếu tố nào tác động hoặc chi phối. Hoạt động thiền trong yoga được xem là hình thức đa dạng và lâu đời nhất.
Khi thiền trong yoga, người thực hành vẫn ý thức được về suy nghĩ của bản thân và vận hành của vũ trụ.
- Ngoài ra, cũng có nhiều nhận định cho rằng thiền là một phương pháp giúp con người rèn luyện tâm trí để tập trung hoàn toàn vào một sự việc, hay sự vật. Từ đó, sống trọn vẹn hơn và nhẹ nhàng hơn trong tâm và thân.
Kinh qua nhiều vùng đất, nhiều nền văn hóa, định nghĩa về thiền cũng có ít nhiều biến thiên. Tuy nhiên, bản chất của hoạt động này vẫn không thay đổi, nhằm giúp thanh tâm con người trở nên an yên, định tĩnh hơn.
Các hình thức phổ biến của thiền
Phổ biến rộng khắp trên thế giới, hiện nay có 7 loại thiền phổ biến, có thể kể đến như:
- Thiền nhận thức hơi thở
- Thiền chánh niệm
- Thiền từ tâm
- Thiền siêu việt
- Thiền quét cơ thể
- Thiền thiền
- Kundalini
Các lợi ích mà thiền mang lại
Nguyên nhân khiến thiền trở thành bộ môn được nhiều đối tượng ưa chuộng và áp dụng chính là do lợi ích to lớn mà nó đem lại. Thiền không chỉ có tác dụng giải tỏa căng thẳng, giảm stress mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho người thực hành.
Cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu các lợi ích mà thiền mang lại nhé!
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Khi thực hành thiền, cơ thể chúng ta sẽ cần ít oxy hơn, do đó tim cũng đập chậm hơn dẫn đến việc giảm huyết áp. Từ đó, làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, như: nhồi máu cơ tim, suy tim….
Không chỉ vậy, thiền còn có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch và kháng thể, xây nên một hàng rào vững chắc nhằm bảo vệ cơ thể trước các loại vi rút hay các căn bệnh mùa.
Giảm thiểu căng thẳng
Đây là lợi ích tuyệt vời của thiền khiến nhiều người tìm đến và theo đuổi bộ môn này.
Khi tâm trí lo âu, hoặc bất ổn, nồng độ hormone căng thẳng cortisol sẽ bị gia tăng trong não bộ, giải phóng những hóa chất gây viêm gọi là cytokine-CRS. Các chất này có khả năng thúc đẩy, gây ra các tình trạng như: rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, tăng huyết áp…
Theo nhiều nghiên cứu, thiền chánh niệm là hình thức hữu hiệu nhất để giảm thiểu căng thẳng, giải tỏa lo âu cho người thực hành. Ngoài ra, thiền chánh niệm còn có khả năng cải thiện các tình trạng như: đau cơ xơ hóa, ruột kích thích…
Giảm đau
Dựa trên kết quả nhiều cuộc nghiên cứu, thiền có khả năng giảm đau tốt hơn rất nhiều lần so với morphine. Trung bình một giờ thực hành thiền có thể giảm đến 40% cường độ của một cơn đau, và làm giảm cảm giác khó chịu lên đến 57%.
Tăng khả năng kiểm soát lo lắng
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm chứng minh tác dụng này của thiền.
- Một nghiên cứu của một trường Đại học tại Mỹ đã áp dụng phương pháp thiền với 47 người bị các cơn đau mãn tính. Sau 8 tuần thực hành, 47 người đều có những cải thiện đáng kể về khả năng kiểm soát các nỗi lo lắng, chứng trầm cảm và nỗi ám ảnh bệnh tật.
- Hay một thí nghiệm khác đã được thực hiện với hơn 1300 người ở các công việc khác nhau với mức độ lo lắng cao nhất. Sau 10 tuần thực hành, các dấu hiệu trầm cảm và lo lắng giảm rõ rệt. Họ cũng cảm nhận bản thân mình thấy thư thái và hạnh phúc hơn.
Ngoài ra, để thiền phát huy tác dụng tối đa, người thực hành nên kết hợp thêm các hoạt động thể chất để tình trạng cơ thể cải thiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Làm chậm quá trình lão hóa
Tốc độ tiêu thụ oxy chính là yếu tố quyết định quá trình lão hóa của mỗi người. Ngồi thiền không chỉ giúp điều chỉnh hệ hô hấp mà còn nạp vào cơ thể một lượng oxy ít hơn. Do đó, những người có thói quen ngồi thiền thường sở hữu ngoại hình trẻ hơn cũng như cơ thể chậm lão hóa hơn so với những người đồng trang lứa.
Cải thiện tình trạng mất ngủ
Chứng mất ngủ được xem là căn bệnh phổ biến trong thời đại ngày nay, hơn nửa dân số thế giới mắc hội chứng này. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng mất ngủ mà không cần lạm dụng thuốc?
Thiền chính là câu trả lời.
Thực hành thiền giúp giải phóng căng thẳng, lo lắng trong tâm trí. Từ đó, giúp tâm lý cũng như thân thể người thực hành an lạc hơn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, thiền định còn giúp giấc ngủ trở nên chất lượng hơn, không bị chập chờn hay thức giấc nửa đêm.
Giảm các triệu chứng của chứng tăng động
Ở một số nước phương Tây, nhiều người lớn tuổi mắc chứng bệnh rối loạn tăng động. Chứng bệnh này khiến họ giảm sự chú ý và tập trung vào sự vật, sự việc xung quanh.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền giúp nhóm người bệnh này giảm các hành động bốc đồng, hiếu động. Từ đó, cải thiện tình trạng bệnh và giúp họ hành động đúng đắn cũng như có ý thức hơn.
Giảm chứng mất trí nhớ ở người già
Kundalini là hình thức thiền tốt nhất để cải thiện tình trạng của chứng mất trí nhờ này. Hoạt động ngồi thiền kết hợp với các câu thần chú, cầu nguyện lặp đi lặp giúp rèn luyện khả năng suy nghĩ và tập trung của người thực hành.
Sự luyện tập thường xuyên khiến não bộ xuất hiện các nếp nhăn, giảm hội chứng mất trí nhớ ở người già một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là các thông tin cũng như ích lợi của hoạt động ngồi thiền. Hi vọng chúng tôi đã đem đến những thông tin bổ ích, giúp các vị độc giả có những lựa chọn và quyết định sáng suốt trong cuộc sống. Tiếp tục theo dõi Ngủ Ngon Sống Trọn để đón đọc các tin tức hấp dẫn sắp tới nhé!
Tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/thien-la-gi-12-loi-ich-cua-thien-dua-tren-khoa-hoc/?link_type=related_posts