Trong một thời gian rất dài, nhiều chuyên gia đã nghiên cứu tác động của các tư thế ngủ khác nhau đối với cơ thể chúng ta. Có thể thấy, có một số tư thế ngủ tốt hơn so với những tư thế khác. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy tắc nào khẳng định rằng bạn nên chọn một tư thế ngủ cụ thể mà quan trọng là phải thử nghiệm những gì phù hợp nhất.
Nếu bạn có thể ngủ ngon, ngủ sâu và không thức dậy với cảm giác đau nhức vào sáng hôm sau, thì việc bạn chọn tư thế ngủ nào không thực sự quan trọng.
Nhiều người có thói quen ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng, ngủ ngồi. Vậy ngủ thẳng lưng có tốt hay không? Làm sao để có thể ngủ ngon giấc khi ngủ ngồi?
Nội dung chính
Ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng có tốt cho sức khỏe hay không?
Theo Sleep Foundation, ngủ ở tư thế ngồi thẳng lưng không hẳn là một tư thế ngủ tốt nhưng chúng cũng không xấu gì. Điều quan trọng khi bạn đang ngủ (bất kể tư thế ngủ là gì), bạn phải thật sự thoải mái và ngủ đủ giấc. Nếu việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng giúp bạn đảm bảo được chất lượng giấc ngủ thì chẳng có lý do gì mà không thử ngay tư thế này cả!
Ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng có thể giúp ích cho những người đang điều trị bệnh
Một số người mắc các bệnh lý như tắc nghẽn phổi mãn tính hoặc béo phì sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu ngủ ở tư thế ngồi. Theo bác sĩ Jenny Iyo – một chuyên về vật lý trị liệu, một số người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ thẳng lưng trên ghế tựa vì tư thế này giúp họ không bị lăn sang hai bên, gây va chạm, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị đau vai sau phẫu thuật.
Bác sĩ Iyo cũng cho rằng chỉ nên coi việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng là một giải pháp tạm thời cho đến khi bạn có thể cảm thấy thoải mái khi nằm trực tiếp trên giường.
Và cần lưu ý rằng, bạn chỉ nên thay đổi từ tư thế ngủ thẳng lưng khi ngồi sang nằm sau khi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ và chắc chắn rằng việc thay đổi tư thế ngủ không làm ảnh hưởng đến bệnh tình hoặc sức khỏe của bạn.
Ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng có thể khiến bạn không thật sự thoải mái
Xét về mặt văn hóa, ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng còn là một thói quen vô cùng phổ biến ở nhiều vùng khác nhau. Chẳng hạn như có một khóa tu Phật giáo ở Scotland, các nhà sư phải ngủ thẳng đứng trong tối đa bốn năm.
Tuy nhiên, không nên khuyến khích điều này vì bản chất của chu kỳ giấc ngủ sẽ khiến cho việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng trong một thời gian dài trở nên vô cùng khó khăn.
Như bạn có thể đã biết, chu kỳ ngủ của một người bao gồm bốn giai đoạn ngủ khác nhau. Giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ – REM khiến tay và chân của chúng ta cảm thấy tê mỏi, khó cử động. Khi bạn gặp phải tình trạng tê liệt cơ thể này, việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng sẽ trở nên kém thoải mái hơn, có thể gây cho bạn một số khó chịu.
Thậm chí, việc ngủ trong tư thế đứng thậm chí còn khó hơn ngủ ngồi thẳng lưng vì giai đoạn ngủ REM khiến bạn mất trương lực cơ. Trong một số tình huống nhất định mà chúng ta phải ngủ ở tư thế này, chẳng hạn như những người lính làm nhiệm vụ canh ban đêm. Tuy nhiên, bạn không nên thử tư thế ngủ đứng bởi chúng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng có thể khiến bạn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu
Một điều quan trọng cần lưu ý là việc nằm ngủ thẳng lưng có thể khiến bạn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu – tình trạng máu đông ở tĩnh mạch sâu (thường là bắp chân hoặc đùi) hoặc vùng chậu của bạn.
Chứng bệnh này thường xảy ra do hậu quả của việc ngồi liên tục trong thời gian dài. Nếu cục máu đông đó di chuyển đến phổi, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thuyên tắc phổi có khả năng gây tử vong.
Nếu bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn có thể bị đau/sưng ở vị trí cục máu đông, mẩn đỏ trên da, đau nóng ở vị trí của tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Phải làm sao nếu thường xuyên ngủ ngồi khi đi máy bay?
Với những chuyến bay đường dài (trên 6 tiếng), bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng trong suốt chuyến bay của mình. Và với những người vì công việc hoặc lịch trình cá nhân phải thường xuyên bay những chặng bay dài, bạn nên đứng lên và đi một vòng trong khoang máy bay để cơ thể mình hoạt động, tránh ngồi một chỗ quá lâu.
Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước, tránh cho cơ thể bị mất nước và điều chỉnh ngả ghế ra phía sau một xíu, không ngủ thẳng lưng để tránh bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Các tư thế ngủ liên quan như thế nào đến tình trạng sức khỏe của bạn?
Khi đang bị một bệnh lý nào đó, bạn có thể sẽ băn khoăn không biết tư thế ngủ nào là tốt nhất cho mình, hãy cố gắng ngủ thoải mái nhất có thể và có một đêm trọn vẹn không bị gián đoạn. Vậy, đâu là các tư thế ngủ phổ biến hiện nay và ưu – nhược điểm của chúng?
Nằm ngửa
Khi bạn nằm thẳng lưng, chân ở tư thế cân bằng, hai tay đặt thẳng ở hai bên cơ thể hoặc đặt tay lên trên cơ thể. Đây là một trong những tư thế ngủ tốt nhất đối với những người không gặp bất kỳ vấn đề nào về hô hấp.
Khi bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa, nệm và gối sẽ nâng đỡ toàn bộ cơ thể của bạn, giúp giảm áp lực ở các điểm chịu lực trên cơ thể, hạn chế đau mỏi sau khi ngủ dậy. Đặc biệt, nếu bạn đầu tư vào một chiếc gối và đặt nó phía sau đầu gối, bạn cũng có thể giảm được tình trạng đau cơ xương.
Hoặc nếu bạn kê chân cao lên khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, bạn có thể giảm được nguy cơ sưng mắt cá chân và bàn chân. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp giảm tác động của chứng suy tim sung huyết.
Đương nhiên, tư thế nằm ngửa khi ngủ vẫn tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần cân nhắc. Nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào gây ra các vấn đề về hô hấp (chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ) thì tư thế nằm ngửa sẽ không phù hợp với bạn.
Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ nếu ngủ nằm ngửa sẽ có nguy cơ bị mất ngủ, khô miệng, ngáy to, nghiến răng, tiểu đêm, mệt mỏi, tâm lý rối loạn, tiểu đường, đau tim,…
Nằm nghiêng trái
Tuy cùng là “nằm nghiêng” nhưng vẫn có những thay đổi khác nhau diễn ra bên trong cơ thể của bạn khi bạn ngủ nằm nghiêng sang trái và khi nằm nghiêng sai phải. Nằm nghiêng trái khi ngủ có thể giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu của việc nằm ngửa cũng như giữ cho hơi thở của bạn được tốt hơn, tránh tình trạng ngáy khi ngủ.
Hơn nữa, nằm ngủ nghiêng bên trái cũng là một tư thế thích hợp với những ai bị đau khớp bên phải. Và trong thời kỳ mang thai, bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ngủ nghiêng về bên phải, đặc biệt là khi đặt một chiếc gối giữa đầu gối hoặc dưới bụng. Điều này sẽ giúp giảm đau lưng và giảm áp lực lên bàng quang của bạn.
Tuy nhiên, ngủ nghiêng bên trái có thể gây ra một số tác động xấu đến cơ thể, chẳng hạn như các cơ quan trong lồng ngực có thể thay đổi khiến phổi tạo áp lực lên tim. Từ đó, tim sẽ phản ứng bằng cách kích hoạt thận, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm. Ngoài ra, những hạn chế khác của tư thế ngủ nghiêng về bên trái có thể bao gồm đau hông, vai hoặc lưng dưới.
Nằm nghiêng phải
Cũng giống như tư thế ngủ nghiêng bên trái, việc ngủ nghiêng về bên phải cũng có thể giúp bạn hạn chế các ảnh hưởng không tốt của tư thế nằm ngửa. Đây cũng là tư thế ngủ tốt cho những ai đang bị đau khớp ở bên trái.
Khi bạn ngủ nghiêng về bên phải, trung thất của tim sẽ dịch chuyển về phía phổi phải của bạn và làm giảm thể tích phổi, khiến các vấn đề về phổi của bạn trở nên nghiêm trọng hơn (đối với một số người mắc các bệnh lý liên quan đến phổi). Do đó, tư thế nằm nghiêng phải có thể gây giảm nồng độ oxy trong máu của bạn và dẫn đến căng thẳng hệ thống tim mạch.
Hơn nữa, khi áp lực đè lên các dây thần kinh của cánh tay và chân phải có thể dẫn đến chấn thương hoặc 1 số vấn đề khác như tê mỏi tay, chân.
Nằm sấp
Nằm sấp là tư thế ngủ ít phổ biến nhất và cũng là tư thế ít được khuyến khích nhất. Những người có thói quen nằm sấp khi ngủ thường sẽ thức dậy với tình trạng cứng cổ. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi ngủ úp mặt xuống sẽ khiến bạn khó thở trong vòng chưa đầy một phút, vì thế bạn sẽ điều chỉnh đầu của bạn nghiêng sang một bên và ảnh hưởng đến phần cổ của bạn.
Tuy nhiên, khi bạn nằm sấp khi ngủ, phần trên của cơ thể buộc phải nghỉ ngơi ở tư thế không tự nhiên, từ đó hạn chế tình trạng hơi thở do trọng lượng cơ thể làm giảm thể tích phổi của bạn.
Ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng
Rất nhiều người đã từng nghi ngờ về những lợi ích của việc chọn tư thế ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng. Khi bạn ngủ thẳng lưng, bạn sẽ ít bị hẹp đường thở, giảm nguy cơ ngủ ngáy và có thể cải thiện các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Tùy thuộc vào tư thế ngủ ngồi thẳng lưng của bạn, bạn còn có thể giảm thiểu một số cơn đau trên cơ thể.
Vậy, làm sao để ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng? Nếu bạn cũng đang muốn thử tư thế này nhưng chưa biết làm như thế nào, hãy áp dụng một vài mẹo dưới đây:
- Điều đầu tiên cần ghi nhớ là bạn cần phải tận dụng tối đa lực hấp dẫn có thể. Ngủ với bề mặt dốc phía sau sẽ giúp ích cho giấc ngủ của bạn rất nhiều. Ví dụ như bạn có thể cố gắng ngủ dựa vào một tấm ván nghiêng một góc 70 ° được đặt trên tường phòng ngủ. Nếu không muốn lưng bị trầy xước hay đau, bạn có thể đặt một chiếc khăn mềm lên trên.
Nếu bạn đã quen với việc ngủ trên giường, bạn sẽ thấy việc thiếu lớp nệm vô cùng khó chịu. Vì thế, bạn có thể ứng biến bằng cách thêm một chiếc gối hoặc một lớp khăn mềm mại ở phía sau lưng. Điều này giúp duy trì cột sống ở tư thế cong tự nhiên và hỗ trợ bạn có thể ngả đầu về phía sau dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, cần lưu ý chọn một chiếc gối để hỗ trợ phần cổ của bạn khi ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng. Một số người cho rằng không cần thiết phải có gối để đỡ phần cổ nhưng trên thực tế, đặt một chiếc gối phía sau có thể làm tăng chất lượng giấc ngủ của bạn. Hãy chọn một chiếc gối dày ở vị trí nâng đỡ cổ và mỏng hơn ở phía sau đầu để hạn chế tình trạng bạn thức dậy với cơn đau cổ khó chịu.
Hiện nay vẫn không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng có tốt cho sức khỏe hay không. Vì vậy, quan trọng nhất là bạn đang mắc phải tình trạng bệnh lý nào và tư thế ngủ này có thể cải thiện vấn đề của bạn hay không.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, dù tư thế ngủ ngồi thẳng lưng có thể áp dụng, nhưng nó không phải là một giải pháp lâu dài đâu nhé!.
Nguồn: https://www.thesleepjudge.com/how-to-sleep-sitting-up/