Hầu hết các chuyên gia giấc ngủ trên thế giới đều đồng thuận rằng, ở những người trưởng thành, bạn nên dành ít nhất 7 tiếng chỉ để ngủ mỗi đêm.
Vào năm 2015, Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ và Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ cũng công bố trên SLEEP và Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng rằng nếu thường xuyên không ngủ đủ 7 tiếng thì con người rất dễ tăng cân và béo phì, mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, đột quỵ,.. Từ đó, nguy cơ tử vong cũng sẽ cao hơn.
Thiếu ngủ cũng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng về nhận thức của con người như mức độ tập trung, ghi nhớ mọi thứ hay khả năng kiểm soát căng thẳng của bản thân. Tuy nhiên theo thống kê, có hơn một phần ba người Mỹ không hề ngủ đủ 7 tiếng trong một ngày.
Có thể bạn không tin nhưng đối với những người thường xuyên ngủ khoảng 6 tiếng mỗi đêm, thì việc ngủ thêm một giờ sẽ có sự thay đổi rất lớn đến cuộc sống của họ. Nhưng còn những người đã ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm thì sao? Việc ngủ nhiều thêm một giờ có tốt hay không? Cùng Ngủ Ngon Sống Trọn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Vì sao không ngủ đủ giấc mang đến những tác hại đối với sức khỏe
Trong suốt một đêm, bạn sẽ phải trải qua rất nhiều các giai đoạn ngủ khác nhau. Thông thường, giấc ngủ sâu thường xảy ra sớm, và giấc ngủ REM sẽ xảy ra muộn hơn. Các giai đoạn ngủ sẽ bổ sung cho nhau và chức năng của chúng cũng được liên kết một cách chặt chẽ, tác động tích cực đến nhận thức cũng như sức khỏe con người.
Theo nghiên cứu, khi bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể bạn sẽ cố gắng bù đắp bằng một giấc ngủ sâu hơn. Tuy ngủ sâu có thể giúp các chức năng bên trong cơ thể của bạn được hồi phục phần nào. Thế nhưng, việc thường xuyên không ngủ đủ giấc sẽ vô tình hình thành một áp lực lên giấc ngủ, và bạn phải nhận tích lũy một khoản nợ ngủ.
Ngủ không đủ giấc mang đến rất nhiều tác hại xấu đến sức khỏe và tinh thần của con người
Ngoài ra, nếu ngủ ít, bạn có thể đã bỏ lỡ một số giai đoạn quan trọng, ví dụ như giấc ngủ REM. Nếu REM không diễn ra trong khi ngủ, thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được những lợi ích tương ứng mà giai đoạn này mang đến. Bao gồm khả năng xử lý cảm xúc, chịu đau, cùng với kỹ năng vận động và ghi nhớ.
Ngủ nhiều thêm một giờ có tốt hay không?
Đa số những người ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ được hưởng thêm rất nhiều lợi ích nếu cố gắng ngủ thêm 1 giờ nữa. Tuy nhiên, điều này tất nhiên sẽ không áp dụng cho tất cả mọi người. Một số người (không phải đa số) thực sự chỉ cần ngủ một vài giờ. Do đó, việc thêm 1 ngờ để ngủ đối với họ không quá quan trọng.
Mặc khác, có không ít người trưởng thành cần ngủ hơn 8 tiếng một ngày. Vì thế, nếu được ngủ thêm 1 tiếng, thì sẽ giúp cải thiện đáng kể không chỉ về sức khỏe mà còn chất là lượng cuộc sống.
Thời lượng ngủ của con người không cố định
Trên thực tế, thời lượng ngủ của bất kỳ một cá nhân không nhất thiết phải cố định. Số giờ ngủ sẽ thay đổi xuyên suốt, tùy thuộc vào từng độ tuổi cũng như hoàn cảnh sống cụ thể.
Khi còn nhỏ, bạn chắc chắn cần ngủ nhiều hơn so với khi trưởng thành. Nhu cầu ngủ cũng có thể thay đổi trong thời gian bạn mang thai. Nếu bạn là một vận động viên thì chắc chắn bạn cũng cần có thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn so với những người khác. Ở những “năm vàng son”, bạn cũng dễ dàng nhận ra rằng mình dần ngủ ít so với khi còn trẻ.
Con người cũng có khả năng thích ứng với các tình huống vô cùng tốt. Ví dụ, trong thời kỳ căng thẳng, bạn có thể không cần ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất ngủ này không quá dai dẳng thì cơ thể sẽ tự động tự hồi phục sau một khoảng thời gian.
Thói quen ngủ của con người cũng có thể thay đổi theo mùa. Thông thường, con người sẽ ngủ nhiều hơn vào mùa đông và ít ngủ hơn nếu vào mùa hè.
Làm sao để có một giấc ngủ sâu hơn hằng đêm?
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể áp dụng để kéo dài giấc ngủ của mình. Tuy nhiên, dù là cách gì đi chăng nữa, thì cũng cần có sự tập trung và cam kết kiên trì thực hiện.
Đầu tiên, bạn cần dành ra một vài tuần hoặc một tháng để ngủ thêm ít nhất một (hoặc hai) giờ mỗi đêm. Hãy nhớ rằng, đôi khi bạn sẽ không thể ngon giấc, và vẫn không ngủ được dù đã rất cố gắng.
Khi đó, không nên cố gắng gượng ép bản thân nhắm mắt để ngủ nhanh hơn vì điều này chỉ làm bạn thêm áp lực, căng thẳng, thậm chí là mất ngủ nghiêm trọng. Giường ngủ phải là nơi gắn liền với những cảm xúc tích cực. Không nên để bản thân gượng ngủ với một trạng thái khó chịu, mệt mỏi.
Nếu thấy mình đã nằm trên giường lâu hơn dự kiến mà vẫn không thể ngủ thì tốt nhất là hãy đứng dậy và tìm một việc gì khác để làm. Cụ thể, là nghe một bản nhạc hoặc làm bất cứ việc gì mà bạn cảm thấy được thư giãn, thoải mái. Không nên sử dụng các thiết bị công nghệ và đặc biệt phải tránh những nơi có ánh sáng quá chói.
Thứ 2, việc hít thở và tận hưởng không khí bên ngoài vào buổi sáng sẽ góp phần giúp bạn ngủ ngon và ngủ đúng giờ vào ban đêm. Hãy tham gia vào các hoạt động ngoài trời một cách thường xuyên, hàng ngày, hoặc đơn giản chỉ là dạo quanh khu nhà mình ở. Dành ra 30 phút để hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ của bạn vào ban đêm đấy.
Thứ 3, cố gắng giữ cho bản thân không căng thẳng và tỉnh táo tương đối trong một vài giờ trước khi ngủ. Đảm bảo luồng ánh sáng không quá gắt bằng cách bật đèn ngủ ở chế độ tỏa nhiệt thấp nhất. Hãy thử ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc sử dụng vòi sen ở chế độ tia nước, luyện một số bài tập thư giãn hoặc nghe một bản nhạc dịu êm xem có giúp bạn ngủ thêm không nhé.
Áp dụng nhiều cách khác nhau để thấy được hiệu quả rõ nhất. Quan trọng nhất vẫn là nên cách xa các thiết bị điện tử không cần thiết mỗi đêm để hạn chế ánh sáng xanh ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn.
Nếu có thể, bạn nên tập cho mình thức dậy theo một cơ chế tự nhiên thay vì nhờ đến tiếng chuông báo thức từ đồng hồ hoặc điện thoại. Cân nhắc biện pháp dùng ánh sáng tự nhiên chiếu thẳng vào phòng để đánh thức bạn mỗi sáng. Cách này khá hữu ích nhầm tái thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể bạn.
Nếu bạn cảm thấy 6 tiếng ngủ là quá đủ với mình thì vẫn có thể dùng 1 tiếng còn lại cho việc khác. Tuy nhiên, tùy theo thể chất mỗi người mà cần suy tính hợp lý khoảng thời lượng ngủ sao cho phù hợp, hạn chế việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều làm xáo trộn lịch trình ngủ vốn có, dẫn đến suy nhược thể trạng cũng như không nạp đủ năng lượng cho ngày mới.
Tóm lại, mỗi người sẽ cần thời lượng ngủ khác nhau. Do đó, ngủ nhiều thêm một giờ có thể tốt với người này nhưng lại có khi không cần thiết với một số người khác (không phải đa số). Hy vọng sau bài viết của Ngủ Ngon Sống Trọn bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi ngủ nhiều thêm một giờ có tốt? Cùng những cách để ngủ thêm đơn giản hiệu quả.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepcycle.com/sleep-deprivation/an-extra-hour-of-sleep/